Đời sống

Những chuyển biến trong hiếu, hỉ ở Đắk Nông

Mỹ Hằng 11/07/2023 07:09

Thời gian qua, việc cưới, việc tang trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã được đơn giản hóa về thủ tục, tổ chức trang trọng, tiết kiệm phù hợp với thuần phong, mỹ tục, điều kiện kinh tế của gia đình.

ADQuảng cáo

Bảo đảm văn minh

Theo đánh giá của Sở VHTT[1]DL tỉnh Đắk Nông, nhìn chung việc cưới trên địa bàn tỉnh hiện nay được Nhân dân chú trọng thực hiện theo Luật Hôn nhân và gia đình như hôn nhân tự nguyện và tiến bộ, chỉ một vợ một chồng, không tảo hôn, ép hôn, cản trở kết hôn. Các địa phương thực hiện đúng quy định của pháp luật việc đăng ký và trao giấy chứng nhận kết hôn.

Việc cưới được các gia đình tổ chức vui tươi, phù hợp với truyền thống, thể hiện được nét đẹp văn hóa cộng đồng. Hầu hết các đám cưới được tổ chức gọn nhẹ, giảm bớt các thủ tục rườm rà. Khách mời, chủ yếu là họ hàng, người thân và bạn bè.

Trong những năm qua, trên địa bàn tỉnh đã có hơn 35.331 đám cưới; trong đó có hơn 17.379 đám cưới theo nếp sống văn hóa mới và 11.756 đám cưới theo mô hình mới hiệu quả, tiết kiệm.

hinh-2-(1).jpg
Các đám cưới đều tổ chức đơn giản, ấm cúng mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống. (Ảnh T.H)

Ông Trần Văn Chiến, phường Nghĩa Tân (Gia Nghĩa) cho biết: “Vừa rồi, gia đình tôi tổ chức đám cưới cho con trai theo tinh thần gọn nhẹ mà vui vẻ. Tuy có quan hệ rộng nhưng gia đình chỉ mời những họ hàng, bạn bè, hàng xóm thật sự thân quen để đến mừng, chúc phúc cho con cháu mà thôi”.

Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức khi tổ chức lễ cưới của bản thân hoặc của con không lợi dụng để nhận quà biếu, không sử dụng công quỹ cơ quan làm quà mừng, mời khách có chọn lọc và không mời vào giờ làm việc...

ADQuảng cáo

Đối với lễ tang được người dân tổ chức theo nghi thức truyền thống hoặc theo quy định và được đưa vào hương ước, quy ước của thôn, bon, tổ dân phố. Phúng viếng tại các đám tang được thể hiện văn minh, không phô trương, không kéo dài thời gian, xóa bỏ các tệ nạn mê tín dị đoan, thủ tục lạc hậu.

hinh-1-.jpg
Các cặp đôi kết hôn theo đúng Luật Hôn nhân gia đình. (Ảnh T.H).

Các khu dân cư đều có quy hoạch nghĩa trang bảo đảm hợp vệ sinh và trật tự, mỹ quan. Mồ mả được xây dựng bảo đảm gọn gàng, sạch đẹp. Hủ tục phân biệt “chết lành” hay “chết dữ”, tổ chức ăn uống dài ngày của đồng bào dân tộc thiểu số dần được loại bỏ. Hình thức tang lễ dân gian được cải tiến theo hình thức mới, bảo đảm đơn giản, gọn nhẹ được người dân đồng tình hưởng ứng.

Nâng cao ý thức người dân

Bên cạnh những kết quả đạt được, một số đám cưới vẫn còn tình trạng say rượu, bia, gây mất trật tự; dựng rạp lấn chiếm lòng đường, vỉa hè gây cản trở giao thông. Một số bon đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn tục lệ thách cưới, như nhà gái đòi tiền thay lễ vật cưới quá cao mà nhà trai không đủ khả năng đáp ứng và phải mang nợ...

Tình trạng để người chết quá lâu trong nhà (2-3 ngày), đốt vàng mã, rắc tiền giấy trên đường đưa tang vẫn còn diễn ra, làm mất mỹ quan, ô nhiễm môi trường vẫn còn diễn ra...

Theo ông Nguyễn Minh Quang, Phó Giám đốc Sở VHTT-DL tỉnh Đắk Nông, để nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang đã ngày càng đi vào quy củ, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức của mỗi người dân, gia đình thì các địa phương tăng cường kiểm tra, kịp thời xử lý hành vi vi phạm quy định của pháp luật.

Mỗi người dân nâng cao nhận thức, tổ chức việc cưới, việc tang trang trọng, văn minh, tiết kiệm, phù hợp với phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của địa phương, dân tộc, tôn giáo và hoàn cảnh gia đình.

Đặc biệt, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải làm gương, thể hiện vai trò, trách nhiệm của mình trong việc tổ chức các việc hiếu hỉ theo tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí.

ADQuảng cáo
(2) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Những chuyển biến trong hiếu, hỉ ở Đắk Nông
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO