Nhớ lại một thời Quảng Đức

24/01/2013 10:09

LTS: Ðồng chí Trần Thành (thường gọi là Ba Thành, bí danh Việt Trọng) sinh ngày 10/10/1925, quê quán xã Ðức Thạnh, huyện Mộ Ðức, tỉnh Quảng Ngãi; nguyên Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban kinh tài, Trưởng Ban hành lang tỉnh Quảng Ðức, Chủ tịch Ủy ban quân quản thị xã Gia Nghĩa năm 1975 vừa “ra đi” ngày 2/1/2013, Báo Ðắk Nông xin giới thiệu bài viết của tác giả Lê Công Hương thay nén tâm nhang tri ân người cán bộ đã gắn bó phần đời với chiến trường Quảng Ðức năm xưa...

ADQuảng cáo

LTS: Ðồng chí Trần Thành (thường gọi là Ba Thành, bí danhViệt Trọng) sinh ngày 10/10/1925, quê quán xã Ðức Thạnh, huyện Mộ Ðức, tỉnhQuảng Ngãi; nguyên Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban kinh tài, Trưởng Banhành lang tỉnh Quảng Ðức, Chủ tịch Ủy ban quân quản thị xã Gia Nghĩa năm 1975vừa “ra đi” ngày 2/1/2013, Báo Ðắk Nông xin giới thiệu bài viết của tác giả LêCông Hương thay nén tâm nhang tri ân người cán bộ đã gắn bó phần đời với chiếntrường Quảng Ðức năm xưa.

Giữa năm 1967, đồngchí Ba Thành được cử về làm Bí thư Ðức Lập (Ðắk Mil) cho đến đầu năm 1969.

Tình hình Quảng Ðứctrước đó được trên giao nhiệm vụ, phải chịu trách nhiệm trên một địa bàn khárộng, đến giữa năm 1967, Quảng Ðức bàn giao đường hành lang cho Trung ương cụcMiền Nam.Lúc này đường hành lang của ta mở rộng sang đất Campuchia 25 km. Ta “mua” đượcmột đồn biên giới Campuchia do một trung đội lính Campuchia nắm giữ, có mộttrung uý chỉ huy, vì vậy, cán bộ của ta qua lại sông khá dễ dàng. Sau này ta mởđược hành lang cho xe tăng hoạt động vô khoảng 30 km về phía Campuchia. Ngoàira, tỉnh Quảng Ðức còn xây dựng được đường hành lang nối với Sông Bé, ở đây làvùng khó khăn, không có dân sinh sống, không có lương thực, nhưng nhờ sự cốgắng của anh em cán bộ chiến sĩ, ta đã thực hiện tốt việc xây dựng cơ sở, đưađược 3 sư đoàn đi theo hành lang này để vào Nam. Lúc bấy giờ, Ðức Lập có 3 độicông tác: Ðội của đồng chí Huỳnh Xuân Cư ở phía nam Ðức Minh, Ðức Mạnh; độiphía bắc Bác Ái có đồng chí Lựu; một đội ở Chư Jút, cầu 14. Lúc này, nhiệm vụcủa Ðắk Mik (Ðức Lập) chủ yếu là sản xuất. Vùng căn cứ của ta có anh em bám vàolà Ðức An, Núi lửa, Ðắk Sắc. Cuối năm 1967, đầu năm 1968, phía Tây gồm KhiêmÐức, Kiến Ðức gọi là Tiền phương A, do đồng chí Năm Khanh làm Bí thư, ta xâydựng được một số cơ sở trong đồng bào dân tộc M’nông ở Ðắk Sắc để vào ra tiếptế; ở Bác Ái cũng xây dựng được một số cơ sở.

Chuẩn bị cho cuộc tấncông và nổi dậy Mậu Thân năm 1968, ta có 3 đội công tác, một trung đội vài chụcanh em dân tộc. Ta có pháo bắn vào Ðức Lập (Ðắk Mil), làm chủ Thuận Hạnh, ÐứcAn một ngày, một đêm.

Tại Gia Nghĩa, quân tacó Tiểu đoàn 840 của lực lượng khu 10 đánh vào thị xã, nhưng chỉ chiếm được sânbay, vào được chợ Hòa Bình (Gia Nghĩa), cũng trụ lại được một ngày một đêm. Sauđó rút ra, mấy bữa sau lại đánh vào Nhân Cơ làm chủ một đêm một buổi.

Tỉnh Quảng Ðức lúc nàychỉ có một đại đội tăng cường, mỗi huyện có một trung đội, một đại đội đặccông. Ðại đội đặc công thường xuyên đánh vào Gia Nghĩa suốt từ 1964 đến 1968,đường 14 từ Ðức Lập đến Gia Nghĩa ta thường xuyên làm chủ, đồng thời đánh địchliên tục từ Ðức Lập, Ðức An, Thuận Hạnh, Ðắk Song …Con đường này cũng thườngxuyên tổ chức đưa cán bộ cao cấp theo đường hành lang sang Lắk ra vào Bắc -Nam.

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo

Sau Mậu Thân, khi tarút ra khỏi Buôn Ma Thuột, ở Ðức Lập anh em mới rút ra biên giới Campuchia,liên lạc với cửa khẩu lấy lương thực cho anh em ăn. Thời gian này, ta cũngthành lập mặt trận đánh địch ở Ðức Lập suốt đến 1968. Trong đó có 2 sư đoàn củata, sư đoàn 1…. Hầu hết đứng chân trên đất bạn Campuchia.

Chính ủy mặt trận,đồng chí Bùi San, đồng chí Trân – Sư đoàn trưởng Sư đoàn 1 và Ba Thành nằmtrong Ðảng ủy mặt trận. Chủ trương của ta là đánh vào quận lỵ Ðức Lập, giảiphóng Ðức Lập. Ta tổ chức đánh vào đồn biệt kích Ðắk Sắc và sân bay Ðắk Sắcđược một đêm, một ngày. Ðịch dùng đến máy bay thả bom sát quận lỵ Ðức Lập. Tatổ chức diệt viện binh địch từ Buôn Ma Thuột về Ðắk Ghềnh. Sau đó thì bộ độirút đi hết, lãnh đạo đơn vị nhận định rằng, Mỹ sẽ chắc chắn đổ quân ở các vùngÐức An, Thuận Hạnh, thế là đơn vị tổ chức lực lượng của ta hành quân về Ðắk Sô.Ðịch bắn pháo chùm, khi Mỹ đổ quân lập trận địa pháo thì bị lực lượng ta baovây tiêu diệt. Ta vào chiếm lại quận Ðức Lập, cuộc chiến giằng co giữa ta vàđịch kéo dài khoảng 2 tháng, sau đó kết thúc vào tháng 8 năm 1968.

Năm 1969, ta cũng cómột chiến dịch kéo dài, đánh địch suốt mấy tháng ở vùng Ðắk Ghềnh, Ðắk Sô nơiđồng chí Huỳnh Xuân Cư đang bám; Vùng Núi lửa, anh Tương bám cũng tổ chức đánhđịch.

Sự kiện Ðại hội lầnthứ nhất của Ðảng bộ tỉnh Quảng Ðức tháng 9 năm 1969 được tổ chức trên núi NamNung, lúc này tỉnh Quảng Ðức trực thuộc khu 10, đồng chí Nguyễn Khắc Tính (BaBan,Bảo) đại diện của khu 10 ra chủtrì. Tỉnh ủy Quảng Ðức gồm: Bẩy Biên, Năm Tuỳ, Ba Ðại, Ba Thành, Thanh, Ama Sa,Lưu, Vinh, Tùng, K’Bích, K’Sóc, Cảnh, Tư Sơn… Ðại hội chuẩn bị khai mạc thìđược tin Bác Hồ mất, Ðại hội được hoãn lại sau 2 ngày, sau đó khai mạc vào ngày5/9/1969. Ðây cũng là Ðại hội duy nhất của tỉnh Quảng Ðức từ khi thành lập đếnkhi kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Cuối năm 1969, BaThành được Thường vụ Tỉnh ủy cử vào Kiến Ðức, sau khi có Nghị quyết của Trungương là tiếp tục phá ấp chiến lược. Vào Kiến Ðức, Ba Thành đề nghị đồng chí TưSơn (Lê Thanh Sơn) tổ chức lực lượng học tập. Ðồng chí Tư Sơn bảo không tổ chứclớp học tập được đâu, vì anh em có cái gì ăn đâu. Ba Thành hỏi: Có nơi nào đàođược củ chụp cho anh em ăn không? Ðồng chí Tư Sơn nói: Có, nhưng chỗ có củ lạiở gần những nơi có ấp chiến lược của địch. Nói vậy thôi, nhưng rồi Ba Thành đềxuất được dẫn một tổ công tác đi đào củ chụp, gặp trúng đồi có nhiều củ chụpquá, đào một ngày ăn được 3 ngày. Nhờ vậy, đã tổ chức được một lớp học chínhtrị 3 ngày. Ðào một ngày củ chụp nữa, ta tổ chức phá ấp Ðạo Nghĩa, mặc dù tachỉ trụ được vài tiếng đồng hồ, nhưng cũng gây được uy tín lớn trong việc phốihợp với chiến trường.

Tháng 5 năm 1971, giảithể tỉnh Quảng Ðức; các huyện Ðức Lập, Ðức Xuyên giao về Ðắk Lắk; các huyệnKhiêm Ðức, Kiến Ðức giao về Lâm Ðồng. Tháng 8 năm 1974, ta cắt lại Kiến Ðức vềtỉnh Bình Phước, thuộc phân khu 10. Lúc này, Ba Thành về nhận nhiệm vụ làThường vụ Tỉnh ủy Lâm Ðồng, địa bàn hoạt động bám về Kiến Ðức nhiều hơn. Tháng10 năm 1974, Ba Thành được cử về luôn Khiêm Ðức, cho đến ngày giải phóng QuảngÐức.

Sáng ngày 22/3/1975vào lúc 6 giờ sáng đã nghe theo tiếng nổ ở Gia Nghĩa địch bắt đầu đốt các khođạn, kho xăng, khói bay mù mịt. Chừng khoảng trưa nghe tiếng xe chạy xuống phíaKhiêm Cần, Khiêm An. Ba Thành cho 2 tổ, mỗi tổ 4 người chạy xuống phía Hòn Noanh em bắn cháy được 2 xe địch. Ðịch bỏ cả xe pháo chạy tán loạn, xe đầu tiênxuống tới Kinh Tạ, phần lớn địch vượt qua sông Ðồng Nai xuống Di Linh. Ta tịchthu xe pháo, súng đạn, chiến lợi phẩm. Buổi tối anh em bám dần vào Gia Nghĩa,vô tới Tòa Tỉnh trưởng, tới sân bay vào buổi trưa ngày 23/3. Sáng 23/3/1975, 1tiểu đoàn của lực lượng chủ lực cũng từ Ðức Lập vào Gia Nghĩa. Sau đó lập ngayỦy ban quân quản, đồng chí Ba Thành được phân công làm Chủ tịch Ủy ban quânquản và tổ chức ra mắt vào ngày 26/3/1975.

Sau này, do yêu cầunhiệm vụ, đồng chí Trần Thành được điều về Lâm Ðồng là Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy,Bí thư Huyện ủy Bảo Lộc và giữ nhiều chức vụ khác tại Lâm Ðồng.

Lê CôngHương

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nhớ lại một thời Quảng Đức
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO