Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lưu Văn Trung phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc |
Ngay sau thành công của Đại hội Đảng các cấp, Huyện ủy đã ban hành các chương trình, kế hoạch, hướng dẫn thực hiện các nghị quyết. Huyện chỉ đạo các tổ chức cơ sở Đảng xây dựng chương trình hành động sát với thực tế từng địa phương, đơn vị.
Đến nay, Huyện ủy Đắk Glong đã ban hành 3 nghị quyết chuyên đề nhằm tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đối với các vấn đề nổi cộm của địa phương. Toàn huyện đã thực hiện luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử đối với 137 trường hợp.
Huyện ủy đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch cụ thể, tập trung chỉ đạo khắc phục 2 vấn đề nổi cộm, 23 biểu hiện suy thoái trong Đảng. Kết quả, trong giai đoạn từ 2018- 2021, toàn huyện đã khắc phục được 10 biểu hiện, còn 13 biểu hiện và 2 vấn đề nổi cộm tiếp tục giải quyết trong giai đoạn 2022 - 2025.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trọng Yên nhấn mạnh tới việc lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia để xoá đói giảm nghèo |
Tại buổi làm việc, các đại biểu đã tập trung thảo luận một số nội dung trọng tâm về vai trò của mặt trận và các tổ chức đoàn thể trong giải quyết các vấn đề nổi cộm tại địa phương; tinh thần, trách nhiệm của cán bộ cấp xã trong giải quyết thủ tục hành chính cho người dân; việc chuyển đổi đất rừng, tái định canh cho người dân ở xã Đắk Plao; quy hoạch tổng thể về diện tích đất quy hoạch phát triển du lịch sinh thái Tà Đùng; vấn đề phát triển du lịch tự phát trên địa bàn…
Bí thư Huyện uỷ Đắk Glong Vũ Tiến Lư nêu một số kiến nghị của địa phương |
Kết luận buổi làm việc, đồng chí Lưu Văn Trung chia sẻ với những khó khăn của địa phương trong công tác xoá đói giảm nghèo, quản lý dân cư và quản lý bảo vệ rừng thời gian qua.
Đồng chí chỉ ra nguyên nhân đói, nghèo tại địa phương. Trong đó, mốt số bộ phận người dân còn thụ động, có tư tưởng trông chờ vào các chính sách hỗ trợ; tỷ lệ sinh cao và nạn tảo hôn.
Vì vậy, địa phương cần nhìn thẳng vào những tồn tại, yếu kém để xác định rõ các nguyên nhân, có giải pháp phù hợp để xóa đói, giảm nghèo hiệu quả.
Việc hỗ trợ, lồng ghép các chính sách giảm nghèo cần được tính toán cụ thể. Trong đó, huyện cần xây dựng nghị quyết và có sự theo dõi, đánh giá, làm rõ trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân trong công tác xóa đói, giảm nghèo.
Trong đó, địa phương phải sớm rà soát lại các nghị quyết, kế hoạch của Trung ương, địa phương đã ban hành, xem cái nào còn phù hợp hoặc không phù hợp để có sự điều chỉnh.