Từ thời khai hoang mở nước cho đến cuối triều Nguyễn, trang phục Việt luôn kế thừa và biến đổi theo biến động lịch sử. Bất kể là ở thời kì nào, trang phục của phụ nữ Việt vẫn luôn tạo được những dấu ấn rất riêng. Cùng nhau điểm qua một số loại trang phục qua từng thời kỳ.
1 Thời Hùng Vương (năm 2000 TCN - 200 SCN)
Ngay từ thời kỳ đầu mở nước, nghệ thuật dệt vải đã ở trình độ cao, với ít nhất hai loại vải dệt từ cây và sợi, nên ông cha ta có thể tạo nên đa dạng các bộ trang phục có màu sắc, kiểu dáng khác nhau
Phụ nữ thời Hùng Vương thường mặc áo ngắn đến bụng, xẻ ngực, bó sát vào người, phía trong mặc yếm kín ngực có cổ tròn sát cổ, trang trí thêm hình những tấm hạt gạo.
Cũng có những loại áo cánh ngắn, cổ vuông, để hở một phần vai và ngực hoặc kín ngực, hở một phần vai và trên lưng. Hai loại sau có thể là loại mặc chui đầu hay cài khuy bên trái. Trên áo đều có hoa văn trang trí. Thắt lưng có ba hàng chấm trang trí cách đều nhau quấn ngang bụng
Phụ nữ thời đó còn mặc áo chui đầu vạt trái, búi tóc, đi chân trần.
2 Thời Lý (Thế kỷ 11 - 13)
Trang phục phụ nữ người Việt cổ bao gồm khăn đội đầu (khăn vuông), khăn vấn tóc, yếm, thắt lưng, áo cánh, váy, áo tứ thân, áo năm thân.
Chiếc yếm của phụ nữ là một miếng vải hình vuông khoét một góc tạo thành cổ, phần vải còn lại tạo thành chiếc yếm ở trước ngực làm đồ lót mặc sát người của phụ nữ Việt Nam. Yếm thường được may bằng lụa hoặc vải nõn sợi nhỏ hoặc vải quyến đủ các màu sắc trừ màu đen.
Độ dài thắt lưng khoảng 1,5-2m, rộng chừng 15-20cm. Thắt lưng thường được dệt bằng lụa sồi, có độ dài quấn quanh người hai vòng mà vẫn còn dư ra một đoạn để có thể thắt nút giọt lệ, buông rủ dải thắt lưng xuống phía trước..
Hai đầu thắt lưng người ta chừa khoảng sợi dọc (còn gọi là sợi canh) không dệt, để tết tua cho đẹp. Thắt lưng được nhuộm theo màu cầu vồng năm sắc sặc sỡ. Phụ nữ thường thắt hai thắt lưng, làm lộ ra nhiều màu sắc đẹp
Váy phụ nữ Việt thời đó gồm ba phần: cạp váy, gấu váy (còn gọi là lai váy) và thân váy. Loại váy dài thường dùng trong lễ phục thì buông trùng tới mu bàn chân. Người giàu mặc váy bằng lụa, lĩnh, hoặc loại lụa dệt dày láng bóng thêm cho trang phục.
3 Thời Trần đến thời Tiền Lê (Thế kỷ 15 - 16)
Vải vóc nước ta thời đó thì có các loại the Cát Liễu, the hoa tim táo sợi thẳng, the hợp, lụa bóng bông, ỷ, lĩnh, là, hài tơ khá lạ mà tốt. Hai thứ gai, tơ chuối thì được chắp lại làm vải, mịn như lụa nõn, rất hợp mặc vào mùa hè.
Trang phục dân tộc của phụ nữ được chia làm 2 giai đoạn. Từ thế kỷ 13-15 đặc trưng với áo có phần ống tay rộng, phần áo choàng có cổ áo khoét sâu rộng, bên trong mặc một chiếc yếm quây. Đến thế kỷ 15-16, thời kỳ cuối nhà Trần, đầu nhà Lê, phần cổ áo đã được may kín đáo hơn với phần cổ tròn, ống tay gọn gàng hơn. Tuy nhiên, màu sắc lại có phần cầu kỳ và bắt mắt hơn.
Phụ nữ cũng mặc áo đen, song áo trắng bên trong lộ rõ ra ngoài, ôm lấy cổ, rộng bốn tấc là khác biệt. Các màu xanh, đỏ, vàng, tía tuyệt nhiên không được sử dụng
4 Nhà Lê (thế kỷ 15-16)
Chịu ảnh hưởng nhiều từ văn hóa Trung Hoa, trang phục của phụ nữ Việt thời Lê có nhiều nét giống với kiểu áo choàng Hanfu của Trung Quốc với phần ống tay rộng, chiếc thắt lưng to ngang eo được dùng để cố định bộ áo choàng này lại.
5 Thời Mạc (thế kỷ 16)
Vào thời đại này, phụ nữ mặc áo dài tứ thân cổ tròn, thắt lưng buông dài trước bụng, váy dài và rộng. Tóc thì để dài, rẽ đường ngôi giữa. Những người phụ nữ quý tộc có gu ăn mặc cầu kì hơn, sử dụng những dải xiêm màu sắc rủ xuống chân, góp phần mang lại vẻ đẹp yểu điệu, thướt tha.
Trang sức cũng ngày càng đa dạng hơn về kiểu dáng, màu sắc, với vòng tay tròn dẹt, hoa tai hình quả bầu, hình hoa sen hay khuyên tròn đẹp mắt.
6 Thời Hậu Lê ( thế kỉ 17-18)
Cho đến thời kỳ Hậu Lê bắt đầu xuất hiện nhiều kiểu trang phục khác nhau và các bộ váy áo đã thể hiện được nét văn hóa riêng. Những bộ trang phục của phụ nữ thời kỳ Hậu Lê rất kín đáo với nhiều lớp áo mang nhiều màu sắc khác nhau. Đặc trưng nhất vẫn là phần ống tay rộng.
Trang phục hầu gái (hay quan hầu trong cung) có áo cổ tròn, có thể vạt áo tay dài hay ngắn, váy đơn hay xếp lớp, tay áo rộng hay hẹp...
7 Thời Tây Sơn ( thế kỉ 18)
Trang phục phụ nữ thời Tây Sơn khá cầu kỳ với các chi tiết thêu, may đắp tỉ mỉ. Đặc biệt, triều đại này gắn liền với những cuộc chiến tranh lớn, nên trang phục của phụ nữ thời này hơi giống chiến phục, thay vì váy thì họ mang quần. Những năm đầu thế kỷ 19, phụ nữ bị cấm mặc váy vì cho là dung tục.
8 Thời nguyễn (thế kỉ 19)
Sang thế kỷ 19, mẫu áo dài năm thân được ưa chuộng. Trang phục gồm hai khổ vải được may nối nhau thành thân trước theo phong cách kín đáo. Bốn thân áo bên ngoài tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu: cha mẹ mình và cha mẹ người thương, thân áo thứ năm đại diện cho người mặc. Áo luôn có năm cúc, thể hiện đạo lý làm người: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.
Trong xã hội, những phục trang truyền thống như áo dài, áo yếm, áo tứ thân, khăn mỏ quạ, nón quai thao… đã là kết tinh văn hóa của cả dân tộc.
Trong khi chiếc yếm đào vượt khỏi chốn cung đình để cùng người phụ nữ cần lao “dầm mưa dãi nắng” ngoài đồng ruộng, hay cùng áo tứ thân lượt là trong những buổi hội Lim, thì thời trang phương Tây với những chiếc váy xòe, những chiếc đầm cách tân hiện đại cũng dần du nhập và được phụ nữ quý tộc trẻ ưa chuộng, trong đó Hoàng hậu Nam Phương – vị hoàng hậu cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam, là người rất thích mặc trang phục Tây phương và mặc rất đẹp.
Trên đây là những thông tin về các loại cổ phục của phụ nữ Việt nam qua các thời kì. Những bộ cổ phục của người phụ nữ Việt Nam đã làm nên nét độc đáo của nền văn hóa nước nhà.
Xem thêm:
>> Top 10 thương hiệu thời trang nữ nổi tiếng nhất tại Việt Nam
>> 7 bí kíp chọn thời trang cho người béo trở nên thon gọn bất ngờ
>> 9 giày thời trang sneaker nữ "đốn tim" mọi cô gái