Trongnhững năm qua, Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) tỉnh cũng đã từng bước chú trọnghoạt động phát hiện, duy trì, bồi dưỡng những “mầm xanh” VHNT trên địa bàntỉnh. Đó là chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh đoàn tổ chức 2 trạisáng tác VHNT cho gần 60 trại viên là những học sinh giỏi văn cấp tỉnh trở lên,những em có năng khiếu sáng tác VHNT trong các trường học. Đây là những hoạtđộng thiết thực nhằm nâng cao nhận thức, phát hiện, bồi dưỡng, khơi dậy niềmsay mê sáng tác VHNT cho các em học sinh cũng như thu hút sự quan tâm của đôngđảo văn nghệ sĩ, cộng đồng trong việc sáng tác phục vụ thiếu nhi.
Tại các trại sáng tác, các trại viên nhỏ tuổi đã đượccác nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà giáo tận tình trao đổi những kinh nghiệm,trải nghiệm trong quá trình học hỏi và lao động sáng tạo nghệ thuật như: cáchtìm ý tưởng, phương pháp cấu trúc một bài thơ, truyện ngắn, cách phát hiện đềtài, kỹ năng thu thập tư liệu và thể hiện một tác phẩm hoàn chỉnh… Các em cònđược hướng dẫn các thủ pháp nghệ thuật, cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh trong cácthể loại như thế nào để đạt hiệu quả sáng tác cao nhất. Ngoài tiếp thu những lýthuyết căn bản, các em còn được đi thực tế, giao lưu với các chiến sĩ ở các đồnbiên phòng, thăm những buôn, bon của đồng bào các dân tộc thiểu số, hay vùngđất gắn với tên tuổi người anh hùng dân tộc N’Trang Lơng… Từ những chuyến đithực tế đầy lý thú, sinh động này cùng với những trải nghiệm trước đó, các emđã sáng tác được hơn 100 truyện-ký-tản văn, gần 220 bài thơ và nhiều bức tranhkhác nhau. Song điều đáng ghi nhận không chỉ là số lượng mà chính là chất lượngtác phẩm của các em khá đồng đều, thành quả lao động miệt mài bằng cả trí tuệvà mồ hôi mà tác giả nhỏ tuổi đã gửi gắm vào đứa con tinh thần của mình hết sứcđáng ghi nhận. Đặc biệt, từ những trại sáng tác này, Hội VHNT tỉnh đã tuyểnchọn, biên tập những sáng tác có chất lượng nhất của các em để in thành 2 tậpsách “Mầm xanh Nâm Nung 1” và “Mầm xanh Nâm Nung 2”. Nhìn chung, những vấn đềmà các em nêu lên trong các tác phẩm của mình không quá to tát, lớn lao, cầu kỳmà chủ yếu là những cảm nhận trong cuộc sống. Nhưng đó là tất cả những tâm tư,tình cảm mà bấy lâu các em ấp ủ, trăn trở, được thể hiện qua lối diễn đạt nhẹnhàng, trong sáng, để lại người đọc nhiều suy ngẫm, sẻ chia. Nhiều em đã cónhững phong cách thể hiện khá mới lạ, giàu chất thơ, thấp thoáng nỗi ưu tư vềsự cô đơn, niềm tin, cuộc sống... Phải chăng đó là dấu hiệu cho thấy, các emđang chuẩn bị cho mình hành trang trên con đường bước đến tuổi trưởng thành,đồng thời cũng là cách thể hiện cá tính của mình trên con đường đến với VHNT.
Các em dự trại sáng tácvăn học nghệ thuật đi thực tế tại cột mốc biên giới số 55 (Tuy Đức). Ảnh: Nguyễn Hùng |
Có thể nói, từ những hoạt động này, những “mầm xanh”VHNT của tỉnh bước đầu đã được phát hiện, đánh thức. Những bài thơ, truyệnngắn, bút ký của các em mang đậm hơi thở của lứa tuổi học đường, với những câuchuyện về nhà trường, bạn bè, ông bà, cha mẹ, anh chị em, thiên nhiên, quêhương tươi đẹp và cả về những trăn trở trong cuộc sống đang diễn ra sôi động,phức tạp… Các tác giả nhỏ tuổi tuy mới “vào nghề”, còn chập chững, nhưng cũngđã có được cái xôn xao trong câu chữ, hình ảnh thể hiện, có được cái nhìn hồnnhiên, tươi tắn trong vấn đề đề cập, nhưng cũng không kém phần tinh tế, sâusắc, gợi mở. Bước đầu nhiều em đã định hình, bộc lộ được năng khiếu VHNT củamình. Em Lê Dung với chùm truyện ngắn: “Chuồn chuồn rách cánh”, “Oan hồn”, “HoaAxaxia” với cách viết riêng và lạ nhưng cũng rất dễ thương, hóm hỉnh, đôi lúclại khúc chiết, đau đáu một khát vọng. Hay em Sầm Thị Lan với truyện ngắn “Hoaban trắng” lại đem đến cho người đọc một bức tranh thiên nhiên miền núi phíaBắc êm đềm, thơ mộng, ở đó có con người thân thiết, mộc mạc, dân dã thật đángyêu, đáng nhớ bởi cái nhìn trong sáng, rất thiếu nhi… Một số em như: Đinh ThịThúy Hà, Hoàng Thị Hương, Nguyễn Thị Duyên, Phạm Thị Thu Hà, H’El… cũng có tácphẩm tốt, thể hiện được dấu ấn cá nhân của mình…
Phấn khởi với những kết quả đã đạt được, nhưng nhữngngười làm công tác VHNT của tỉnh vẫn còn không ít băn khoăn, trăn trở. Đó làphải làm thế nào để duy trì, phát huy được những tiềm năng VHNT vừa được đánhthức này cũng như ngày càng huy động được nhiều nguồn lực, sự ủng hộ, phối hợptích cực của các cấp ngành, địa phương để tổ chức ngày càng nhiều hơn, thờigian lâu hơn các trại sáng tác lý thú, bổ ích cho những em có năng khiếu, niềmđam mê trong lĩnh vực này. Vì vậy, theo ông Khúc Ngọc Vĩnh, Chủ tịch Hội VHNT,Tổng Biên tập Tạp chí Nâm Nung thì dù có khó khăn đến mấy, Hội cũng sẽ cố gắngduy trì công tác phát hiện, bồi dưỡng những “mầm xanh” VHNT của tỉnh. Tới đây,Hội sẽ tiếp tục phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh đoàn cùng các đơn vịliên quan phát huy những kết quả đạt được của các em học sinh từ trại sáng tác,nhằm tạo bầu không khí, lòng say mê VHNT trong đông đảo các em học sinh. Mongrằng, Hội VHNT tỉnh cũng như Tạp chí Nâm Nung sẽ trở thành một trong những địachỉ gắn bó, tin cậy, là “cầu nối” để các em phát triển tài năng, đưa tác phẩmcủa mình tới bạn đọc, góp phần nhỏ vào đời sống VHNT quê hương.
Lê Văn