Nhân Ngày Người Cao tuổi (1-10): Kính trọng người già - phong tục đẹp của người Việt Nam

29/09/2011 08:45

Kính trọng người già vốn là truyền thống của dân tộc ta, kính lão đắc thọ, kính già – già để tuổi cho...

ADQuảng cáo

Kính trọng ngườigià vốn là truyền thống của dân tộc ta, kính lão đắc thọ, kính già – già đểtuổi cho.

Kính lão đắc thọ trong “lệ làng” đãđược thực hiện muôn hình muôn vẻ từ kẻ chợ đến hương thôn được thể hiện thànhkhoán ước, hương ước, trở thành “mỹ tục” từng nơi. Có làng trọng vọng các bôlão hơn cả quan lại đương thời, vì triều đình thì “trọng tước”, còn dân làngthì “trọng sỷ”, vì lão gia có tước của trời ban cho – đó là “thiên tước” danhgiá cao hơn “chức tước” vua ban.

Nhiều làng quê đã mở hội “yến lão” đầu xuân năm mớimừng thọ người già, chức dịch thì biếu vải, tặng câu đối, cơi trầu, chai rượu,cho trai đinh cáng võng các cụ ra đình ăn cỗ, có ca hát mừng thọ các cụ bô lãocủa làng, có nơi còn dành 1 phần công điền giao cho con cháu cày cấy lấy hoalợi nuôi dưỡng cha mẹ mình. Tục “thọ dưỡng” (chăm sóc người già) được thể hiệnphổ biến trong các hương ước nhiều làng.


Già làng tặng vòng kết nghĩa và sức khỏe


Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là người gươngmẫu giữ gìn và khuyến khích cộng đồng giữ gìn phong tục đẹp này. Ngay sau ngàythay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn độc lập ít ngày, ngày 21-9-1945, BácHồ đã viết 1 bức thư đầy tâm huyết gửi các vị phụ lão toàn quốc với tư cách là1 người già mà nói chuyện với người già.

ADQuảng cáo


Người viết: “Tục ngữ có câu “Lão lai tài tận”, khôngcòn làm được việc gì nữa, nhiều người tin, nên hay nói “Lão giả an chi”, việcđời để cho lũ trẻ nó làm…, tôi (Bác Hồ) không tán thành, ông Lý Thường Kiệtcàng già càng quắc thước, càng già càng anh hùng…, Người khuyến cáo: “Nước tamới tranh lại quyền độc lập, tự do còn nhiều khó khăn… Quốc dân ta bất kỳ giàtrẻ đều phải ra sức gánh 1 vai… Chúng ta già thì “khua gậy đi trước” để khuyếnkhích bọn thanh niên và san sẻ kinh nghiệm của ta cho họ, ta là bậc phụ lão cầnphải “tinh thần đoàn kết” trước để làm gương cho con cháu ta”.

Hưởng ứng lời kêu gọi của vị Cha già dân tộc, trong30 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ xâm lược, cuộc chiến tranh bảo vệ 2 đầu biên giới sau đó đã có triệutriệu người già tham gia giết giặc lập công, tăng gia nuôi quân đánh giặc, đanglà một lực lượng quan trọng tham gia công cuộc đổi mới đất nước do Đảng đềxướng và lãnh đạo, được dư luận tôn vinh “trẻ xông pha, già mẫu mực” trên cáclĩnh vực đời sống – xã hội, Hội Người cao tuổi được thành lập từ Trung ương đếnmột vạn xã, phường, thị trấn cả nước. Ngày 6-6 dương lịch trở thành ngày NgườiCao tuổi Việt Nam.

Mùa xuân năm Canh Thìn cuối thế kỷ 20, Ủyban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Người Cao tuổi. Tháng 7-2001 đầuthế kỷ 21, kỷ niệm 60 năm Bác Hồ trở về Tổ quốc, Trung ương Đảng đã tặng NgườiCao tuổi Việt Nam mười tám chữ vàng: “Tuổi cao chí càng cao, nêu gương sáng vìsự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Không chỉ có thế, tại kỳ họp thứ 6, Quốchội khóa 12, ngày 23-11-2009 đã thông qua Luật Người Cao tuổi gồm 6 chương, 31điều và có hiệu lực từ ngày 1-7-2010 trong phạm vi cả nước, Chính phủ đã banhành Nghị định số 06 quy định và hướng dẫn thi hành bộ luật lịch sử này củaQuốc hội.



Ảnh:Ngọc Tâm


Gần 10 triệu người cao tuổi cả nước đềuhân hoan đón nhận sự kiện này, các cấp, các ngành hữu quan đều đã có kế hoạchthực hiện bộ luật, để tạo điều kiện cho người cao tuổi trong cả nước thực hiệntốt nghĩa vụ: “Nêu gương sáng về phẩm chất, đạo đức, lối sống mẫu mực, giáo dụcthế hệ trẻ giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, gương mẫu chấphành và vận động gia đình, cộng đồng chấp hành chủ trương đường lối của Đảng,pháp luật Nhà nước, truyền đạt kinh nghiệm quý cho thế hệ sau”, đúng như lờikhuyến cáo của Hồ Chủ tịch sau ngày cách mạng mới thành công.

Mặt khác, người cao tuổi cả nước đều hivọng các cơ quan hữu quan và toàn xã hội hãy thực hiện tốt 9 quyền được hưởngquy định tại khoản 1, điều 3 của bộ luật và điều 9 quy định các hành vi bị cấmvới mọi người đối với người cao tuổi, vì hiện nay đã, đang xuất hiện ở một sốgia đình, địa phương những vụ việc không tốt, không hay, ngược với thuần phongmỹ tục vốn có với người cao tuổi là ông bà, cha mẹ và cư dân trên địa bàn.

Thảo Vân

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nhân Ngày Người Cao tuổi (1-10): Kính trọng người già - phong tục đẹp của người Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO