Nhân kỷ niệm 85 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21.6.1925-21.6.2010): Văn hóa, văn nghệ trên báo chí địa phương

18/06/2010 09:13

Trong những năm qua, các cơ quan báo chí địa phương như Báo Đắk Nông, Đài Phát thanh – Truyền hình (PTTH) tỉnh cùng với tạp chí Nâm Nung của Hội Văn học –Nghệ thuật tỉnh đã thường xuyên quan tâm đến công tác tuyên truyền về đề tài văn hóa, văn nghệ...

ADQuảng cáo

Trongnhững năm qua, các cơ quan báo chí địa phương như Báo Đắk Nông, Đài Phát thanh– Truyền hình (PTTH) tỉnh cùng với tạp chí Nâm Nung của Hội Văn học –Nghệ thuậttỉnh đã thường xuyên quan tâm đến công tác tuyên truyền về đề tài văn hóa, vănnghệ. Qua đó, đã đem đến cho nhân dân những món ăn tinh thần bổ ích, góp phầnthúc đẩy phong trào văn hóa, văn nghệ trên địa bàn.


Độc giả đến đọc báo tại Hội Báo Xuân Canh Dần. Ảnh: T.B

Với thế mạnh về âm thanhvà hình ảnh, ngay từ những buổi phát sóng đầu tiên, ngoài chú trọng thời sự,Đài PT-TH tỉnh đã xây dựng những chương trình văn nghệ đáp ứng được phần nàonhu cầu thưởng thức văn nghệ của khán, thính giả trên địa bàn. Từ những chươngtrình đầu tiên như: ca nhạc sau thời sự, văn nghệ tổng hợp, Đài PT-TH tỉnh đãtừng bước kiện toàn bộ máy tổ chức, xây dựng được những chương trình định kỳ,phong phú về thể loại, đa dạng về nội dung, phục vụ cho nhiều đối tượng. Nhiềuchương trình văn nghệ định kỳ trên sóng phát thanh và truyền hình tỉnhnhư: Quà tặng âm nhạc, Ca nhạc chọn lọc, Khắpnơi ca hát, Ca nhạc thiếu nhi… đã thực sự đi vào lòng công chúng. Riêng chươngtrình “Quà tặng âm nhạc” không chỉ thu hút được đông đảo thính giả trên địa bànmà còn được thính giả ở nhiều tỉnh, thành khác theo dõi, gửi thư yêu cầu. Pháthuy những thành quả đó, từ năm 2006, Đài PT-TH tỉnh đã thành lập Phòng Văn nghệ- Thể thao để xây dựng những chương trình theo hướng chuyên sâu, phục vụ nhucầu ngày càng cao của nhân dân trên địa bàn. Gần đây, đơn vị đã xây dựng đượcmột số chương trình văn nghệ khá hay như: Sắc màu cuộc sống, Ký ức âm nhạc, Tuổithần tiên. Trong quá trình dàn dựng và sản xuất các chương trình văn nghệ, ĐàiPT-TH tỉnh thường xuyên chú trọng đến việc giới thiệu mảng văn nghệ dân giancủa các dân tộc trên địa bàn, nhất là đồng bào bản địa. Các phóng viên, biêntập viên đã dành nhiều công sức để tìm gặp các nghệ nhân dân gian ở các buôn,bon để lưu lại những bài dân ca, bài chiêng. Phần lớn trong số đó được giữnguyên tính chân thực phát sóng phục vụ công chúng. Vài năm trở lại đây, nhằmgiúp công chúng có cơ hội tiếp cận với những ca sỹ nổi tiếng, Đài PTTH tỉnh đãphối hợp với các Đài PTTH trong khu vựctổ chức được những chương trình có chất lượng cao như “Âm vang Caonguyên”, “ Những dòng sông hò hẹn”. Các chương trình này còn góp phần quảng báhình ảnh tỉnh nhà. Bên cạnh việc chú trọng vào mảng văn nghệ, Đài PT-TH tỉnhcũng rất quan tâm đến việc tuyên truyền mảng văn hóa và coi trọng văn hóa dângian. Ngoài việc tuyên truyền đậm nét các sự kiện văn hóa, các ngày kỷ niệm củađất nước và địa phương, thông qua việc truyền hình trực tiếp hay tọa đàm… đơnvị còn chú trọng phản ánh các hoạt động văn hóa ở cơ sở. Đáng chú ý nhất là ĐàiPT-TH tỉnh đã đưa được tiếng M’nông lên sóng phát thanh và truyền hình, vừa gópphần bảo tồn văn hóa dân gian vừa tuyên truyền hiệu quả chủ trương, đường lốicủa Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo

Nhân kỷ niệm85 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam; HNB tỉnh đã tổ chức đêm giao lưu vănnghệ quần chúng giữa các nhà báo và bạn đọc (Trong ảnh: Tiết mục múa cồngchiêng của bạn đọc đến từ Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Đắk Nông). Ảnh: C.T

Về Tạp chí Nâm Nung của Hội Văn học –Nghệ thuật tỉnh, với tính chuyên sâu, tạp chí đã dành phần lớn dung lượng đểđăng tải các tác phẩm thuộc nhiều thể loại: nhiếp ảnh, văn học, hội họa …về đềtài văn hóa dân gian, nhất là văn hóa dân gian của địa phương. Ngoài ra, tạpchí còn có nhiều trang dịch sang tiếng M’nông để phục vụ đồng bào. Từ năm 2005,tạp chí cũng dành một số trang nhất định để giới thiệu nhiều truyện cổM’nông hay các thể loại dân gian khác…

Đối với Báo Đắk Nông, từ khi phát hành sốbáo đầu tiên vào ngày 1-1-2004 đến nay, công tác tuyên truyền về văn hóa, vănnghệ luôn được chú trọng. Các phóng viên của Báo thường xuyên bám sát vào nhữngsự kiện văn hóa quan trọng của đất nước cũng như địa phương để viết bài tuyêntruyền, với nhiều bài viết chân thực, sinh động về mảng này. Trong các năm qua,Báo đã có nhiều bài viết biểu dương những hoạt động tích cực như: hiệu quả thựchiện đề án bảo tồn văn hóa dân gian, những nỗ lực của các địa phương trong xãhội hóa hoạt động văn hóa, thể thao… Kể từ khi tăng từ 2 số lên 3 số/tuần, sốbáo thứ 6, Báo đã dành riêng 2 trang để đăng tải những tác phẩm văn học nghệthuật của phóng viên và cộng tác viên phục vụ độc giả. Ngoài ra, Báo còn cóthêm trang “Mọi miền đất nước” để giới thiệu về những tỉnh, thành phố trong cảnước. Từ ngày 23-3-2009, Báo Đắk Nông có thêm trang điện tử, nhờ đó nhiều hoạtđộng văn hóa, văn nghệ được thông tin nhanh hơn.

Bên cạnh các cơ quan báo chí chính củatỉnh, trên địa bàn còn có 13 bản tin nội bộ, trang web của một số cơ quan, banngành; Đài truyền thanh các huyện, thị xã cũng thường xuyên quan tâm đến côngtác tuyên truyền về văn hóa văn nghệ của địa phương mình. Thông qua đó, đã phầnnào đáp ứng được nhu cầu của đông đảo tầng lớp nhân dân,góp phần thúc đẩy phong trào văn nghệ tại cácđịa phương.

Hoàng Thanh


ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nhân kỷ niệm 85 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21.6.1925-21.6.2010): Văn hóa, văn nghệ trên báo chí địa phương
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO