Nhân kỷ niệm 81 năm ngày thành lập MTDTTN Việt Nam (18.11.1930-18.11.2011): Chuyện về hình ảnh “Bác Hồ bắt nhịp bài ca Kết đoàn”

17/11/2011 09:09

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu luôn dạy toàn Đảng, toàn dân ta phải đoàn kết. Không chỉ bằng lý luận, bằng những việc làm thực tế, sinh động, mà tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách của Người trên lĩnh vực này còn thể hiện cả trong văn học nghệ thuật nữa...

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêuluôn dạy toàn Đảng, toàn dân ta phải đoàn kết. Không chỉ bằng lý luận, bằngnhững việc làm thực tế, sinh động, mà tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cáchcủa Người trên lĩnh vực này còn thể hiện cả trong văn học nghệ thuật nữa. Mộttrong những hình ảnh đẹp về nghệ thuật, sâu sắc ý nghĩa về nội dung này là ngày3-9-1960, tại Thủ đô Hà Nội, chính Người đã trực tiếp chỉ huy dàn Đại hợp xướngvới số lượng hàng nghìn người hát bài “Kết đoàn”.

Nghệ sỹ ưu tú Phan Phúc, người vinh dự cómặt, trực tiếp tham gia biểu diễn trong buổi biểu diễn đó kể lại: Trong bốicảnh công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đã thu được những kết quảkhả quan, sự nghiệp đấu tranh ở miền Nam tiến tới thống nhất đất nước bước vàogiai đoạn mới, tháng 8-1960, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III tổ chức tại HàNội đã kết thúc thành công tốt đẹp. Để chào mừng thành công Đại hội, tối3-9-1960, tại Công viên Bách thảo, Bộ Văn hóa và Thành phố Hà Nội phối hợp tổchức dạ hội với nhiều nội dung, trong đó có chương trình ca nhạc của dàn nhạcgiao hưởng Quốc gia Việt Nam cùng dàn hợp xướng gồm hơn 800 sinh viên cáctrường đại học, cao đẳng của Hà Nội. Theo chương trình, các bài hát chính thứctrình diễn trong đêm nhạc hội gồm: Chào mừng Đảng Lao động Việt Nam của ĐỗMinh, bài Ca ngợi Hồ Chủ tịch của Lưu Hữu Phước và Nguyễn Đình Thi, bài Cờtháng Tám của Phan Thanh Nam v.v… và bài Kết đoàn. Bài Kết đoàn ra đời vàokhoảng năm 1943, ủng hộ phong trào chống phát xít, có lời hát ngắn như sau: “Kếtđoàn chúng ta là sức mạnh. Kết đoàn chúng ta là sắt gang. Đoàn kết ta bền vững.Dù sắt hay là gang, mà sắt với gang còn kém bền vững, Chúng ta thề phá tan quânthù, thực dân, đế quốc, sài lang với phe phản động, ta đập tan hoang. Tiến tiếnmau kìa tự do đang reo bừng trong ánh dương, xây đời mới trong dân chủ mới”.Thời điểm đó, bài hát này rất phổ biến vì ai ai cũng thuộc, ở cuộc sinh hoạttập thể nào cũng được hát.



Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt nhịp bài hát “Kết đoàn”tại dạ hội của thanh niên Thủ đô chào mừng thành công Đại hội lần thứ III ĐảngLao động Việt Nam và Quốc khánh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (9-1960). Ảnh: Tư liệu


Dàn nhạc giao hưởng và dàn hợp xướng đượcbố trí tại khu vực sát đường Hoàng Hoa Thám. Gần 8 giờ tối, công việc chuẩn bịcho đêm hội đã cơ bản hoàn tất, chuẩn bị biểu diễn. Lúc này, nhân dân đến xemrất đông, có tới hàng nghìn người. Không khí Đại nhạc hội đang náo nức thì tựnhiên ắng lại khi một đoàn khách xuất hiện. Đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh và cácvị khách quốc tế. Bác Hồ mặc bộ quần áo lụa, đi đôi dép cao su quen thuộc, nổibật giữa đoàn khách mặc âu phục… Nhạc sỹ Phan Phúc lúc đó với vai trò là nhạctrưởng đang kiểm tra tổng phổ thì bất ngờ Bác đến bên cạnh và nói: “Cháu ngồixuống đi”, rồi hướng về các nhạc công và dàn hợp xướng: “Bác cháu ta cùng biểu diễnbài Kết đoàn”. Sau khi đưa cây đũa chỉ huy cho Bác, Phan Phúc khi đó chuyển vềvị trí số 1 viôlông trong dàn nhạc giao hưởng. Bác quay lại phía các vị kháchra hiệu cho họ ngồi xuống để đồng bào phía sau cùng được thưởng thức chươngtrình. Rồi Bác bước lên bục, tay cầm cây đũa và chỉ huy dàn nhạc với tác phongkhoan thai, thuần thục và rất chuyên nghiệp. Dàn nhạc nổi lên âm điệu, đánh mộtbè đồng âm và dàn hợp xướng cất lời “Kết đoàn chúng ta là sức mạnh”… Và rồikhông phải chỉ có dàn hợp xướng của 800 ca sĩ của dàn hợp xướng mà cả hàngnghìn khán giả ở phía dưới cùng đồng thanh hát bài Kết đoàn… Bác Hồ khi ấy cònquay lại bắt nhịp cho nhân dân hát nữa. Sự kiện độc đáo này đã được nhiều phóngviên dự chụp ảnh, trong đó bức ảnh “Bác Hồ bắt nhịp bài ca Kết đoàn” của LâmHồng Long đã ghi lại thời khắc lịch sử đó, trở thành bức ảnh vô giá, có mộtkhông hai của đời ông cũng như của giới nghệ sỹ nhiếp ảnh Việt Nam. Với tácphẩm này, năm 1996, Nghệ sỹ ưu tú Lâm Hồng Long đã được Đảng và Nhà nước tatrao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh. Dưới đây là câu chuyện kể về thời khắc chụpbức ảnh lịch sử của ông:

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Lâm Hồng Long sinh năm1926 tại xã Phước Lộc, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận, tham gia cách mạng từnăm 1945. Năm 1951, anh bị địch bắt; cầm tù tại nhà lao Phan Thiết, Nha Trangrồi Đà Nẵng. Trong tù đày bị tra tấn dã man nhưng anh vẫn giữ được khí tiếtcách mạng, giữ được bí mật cho tổ chức.

Năm 1954, tập kết ra Bắc, anh mong ướcđược nhìn thấy Bác Hồ. Khi trở thành phóng viên nhiếp ảnh Thông tấn xã ViệtNam, anh lại mong ước được chụp ảnh Bác Hồ. Thế rồi, điều mơ ước đó đã thànhhiện thực.

Tối 3-9-1960, trong Đêm đại nhạc hội chàomừng thành công Đại hội Đảng lần thứ III, biết có Bác Hồ đến dự, nhiều phóngviên đã tới sớm và đứng xen trong dàn hợp xướng với những vị trí thuận lợi đểtác nghiệp. Bạn đồng nghiệp của anh Long rất vui mừng vì chỗ đứng đắc địa củamình và tỏ ra ái ngại cho Lâm Hồng Long đến hơi muộn, đành phải “chốt” ở vị trídưới sân cùng với khán giả. Ở vị trí này, muốn chụp ảnh Bác thì chỉ chụp đượcphía sau…

Thế rồi, thật bất ngờ, giờ khai hội đãđến, Bác bước lên bục cầm que chỉ huy dàn nhạc và bắt nhịp bài ca Kết đoàn. Cácnhạc công và ca sĩ rất hứng khởi nhìn vào người nhạc trưởng và đồng thanh cấtlên với một giọng trầm hùng: “Kết đoàn chúng ta là sức mạnh”... Bất ngờ hơn nữalà “ông cụ” không chỉ với vai trò chỉ huy của người nhạc trưởng điều khiển dànnhạc mà còn quay lại phía khán giả để chỉ huy hàng nghìn người đang hát theo...Đến lúc Bác quay về phía Lâm Hồng Long, anh vô cùng hồi hộp, sung sướng vàkhông bỏ lỡ thời cơ bấm máy. Đèn phát sáng, anh nhìn rõ chiếc que chỉ huy củaBác vung lên ở một tư thế cực đẹp. Anh thật sự hài lòng: Vậy là mình đã bấm máyđúng lúc. Sau đó anh có chụp thêm hàng chục kiểu khác nhưng không thể “chớp”đúng thời cơ bấm máy lần đầu. Về cơ quan tráng phim và làm ảnh xong, anh vôcùng xúc động. Hóa ra ảnh của Lâm Hồng Long lại đạt hơn các bạn đồng nghiệpđứng ở vị trí thuận lợi nhất. Sáng hôm sau, ảnh “Bác Hồ bắt nhịp bài ca kếtđoàn” của Lâm Hồng Long được in trên báo ở vị trí quan trọngnhất.

Và cho đến nay, qua 51 năm, tác phẩm “BácHồ bắt nhịp bài ca kết đoàn” của Lâm Hồng Long đã hàng trăm lần được sử dụng đểin trên báo, phóng lớn để triển lãm ở trong nước và quốc tế. Người xem ảnh đềucó chung nhận xét: “Chủ tịch Hồ Chí Minh là người nhạc trưởng vĩ đại! Cả dântộc Việt Namlà một dàn đại hợp xướng!”.

T.H (biênsoạn)

Theo baodaknong.org.vn
https://baodaknong.org.vn/van-hoa/nhan-ky-niem-81-nam-ngay-thanh-lap-mtdttn-viet-nam-18-11-1930-18-11-2011-chuyen-ve-hinh-anh-bac-ho-bat-nhip-bai-ca-ket-doan-11359.html
Copy Link
https://baodaknong.org.vn/van-hoa/nhan-ky-niem-81-nam-ngay-thanh-lap-mtdttn-viet-nam-18-11-1930-18-11-2011-chuyen-ve-hinh-anh-bac-ho-bat-nhip-bai-ca-ket-doan-11359.html
x

Nổi bật

    Mới nhất
    Nhân kỷ niệm 81 năm ngày thành lập MTDTTN Việt Nam (18.11.1930-18.11.2011): Chuyện về hình ảnh “Bác Hồ bắt nhịp bài ca Kết đoàn”
    • Mặc định
    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO