Nhân kỷ niệm 68 năm ngày Nam Bộ kháng chiến (23/9/1945 - 23/9/2013): “Thành đồng Tổ quốc” mãi mãi vang danh

19/09/2013 09:14

Thành đồng Tổ quốc”, đó là danh hiệu bất tử mà Bác Hồ đã trao cho quân và dân Nam bộ, để tôn vinh sứ mệnh thiêng liêng; một mặt trận mở đầu cho một cuộc trường kỳ kháng chiến của toàn dân tộc Việt Nam...

“Thành đồng Tổ quốc”, đó là danh hiệu bất tử mà Bác Hồ đãtrao cho quân và dân Nam bộ, để tôn vinh sứ mệnh thiêng liêng; một mặt trận mởđầu cho một cuộc trường kỳ kháng chiến của toàn dân tộc Việt Nam. “Thành đồngTổ quốc” là sự thể hiện tinh thần dũng cảm chiến đấu, với khí phách hiên ngangcủa quân và dân Nam bộ đánh tan âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Phápkhi quay lại xâm chiếm nước ta một lần nữa…




Ngày 2/9/1945, tại HàNội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt quốc dân đồng bào đọc Tuyên ngôn độc lập,khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Thế nhưng chính thời điểm này,thực dân Pháp đã gây hấn buộc quân dân Nam bộ phải cầm vũ khí đứng lênchiến đấu để giữ nền độc lập. Thời khắc lịch sử hào hùng của quân dân ta bắtđầu từ sáng 23/9/1945, khi pháo hỏa phát sáng, mở đầu cho ngày Nam bộ khángchiến. Ngay lập tức, những cuộc tấn công phủ đầu của quân và dân ta làm giặcPháp mất ăn mất ngủ và bị tiêu hao lực lượng thật bất ngờ.

Cùng với đó, theo lệnhcủa Ủy ban kháng chiến Nambộ, cả Sài Gòn đình công, bất hợp tác với người thực dân Pháp. Các công sở, xínghiệp, hãng buôn… đều đóng cửa. Chợ búa, xe cộ ngừng hoạt động và mọi đườngphố chính mọc lên những ụ súng, với tất cả vũ khí các loại có thể dùng để đánhgiặc. Lực lượng kháng chiến hình thành ngày càng đông và khí thế chiến đấu ngàycàng hăng say, quyết liệt. Lời hiệu triệu của Ủy ban kháng chiến Nam bộ đượcvang lên từ giây phút đầu tiên ở phố Cây Mai (Chợ Lớn), đã được sự ủng hộ hếtlòng từ mọi người dân, trẻ con đến người già; tất cả đều sẵn sàng lao vào cuộcchiến sinh tử, đúng với tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”…

Theo lời kêu gọi củaBác Hồ: “Thà chết tự do còn hơn sống nô lệ”, quân và dân Nam bộ đã thểhiện đúng tinh thần chiến đấu và hy sinh anh dũng cho cuộc sống độc lập, tự do.Các chiến sĩ đã giáng cho giặc Pháp và bọn tay sai những đòn chí mạng, cho dùtrong tay binh khí còn thô sơ và ít ỏi. Nhưng với tinh thần chiến đấu quả cảm,quân và dân Nam bộ đã nhanh chóng tiêu diệt được tới 200 tên, ngay từ trận đánhđầu tiên, tại Tân Ðịnh. Tiếp sau đó, các chiến sĩ Sài Gòn được các đơn vị cáctỉnh Nam bộ tiếp viện; cuộc chiến càng trở nên cam go quyết liệt; quân giặchoang mang lo sợ. Chúng bị giam chân tại chỗ một tháng trời, không thể tiếnhành âm mưu bình định Nambộ trong ba tuần theo dự tính.

Những tin chiến thắngcủa quân và dân Sài Gòn làm nức lòng mọi người. Thanh niên các tỉnh phía Bắc vàTrung bộ náo nức tham gia phong trào Nam tiến, với khí thế hăng say chưatừng có. Các chi đội giải phóng quân hình thành. Ai ai cũng tình nguyện lênđường chiến đấu cứu nước theo lời Bác gọi. Cùng với đó là cuộc chiến đã lanrộng tới khắp các tỉnh đồng bằng Nam bộ, kéo ra đến tận miền trung Nam bộ, làmcho giặc Pháp cùng đồng minh khốn đốn mọi bề, hao tốn tiền của, súng ống vànhân lực; không sao thực hiện được âm mưu xâm lược một cách dễ dàng cho dùchúng binh hùng tướng mạnh. Nhiều lực lượng chiến đấu được phối hợp với mặttrận phía Nam, cùng với lương thực, thuốc men quần áo, vũ khí được chi viện rấtmạnh mẽ tạo nên một phong trào “Vì miền Nam” anh dũng.

Cùng với những sự đónggóp về vật chất cụ thể, thì các phương tiện truyền thông cùng lực lượng vănnghệ sĩ cũng vào cuộc để thông tin tuyên truyền và kêu gọi sự ủng hộ của toànquân và dân trên cả nước ủng hộ cho cuộc kháng chiến Nam bộ. Trong thời gian này, bài ca“Nambộ kháng chiến” cũng được ra đời, do nhạc sĩ Tạ Thanh Sơn sáng tác. Không chiếnsĩ nào không thuộc bài ca của chính họ, đi đâu cũng đều nghe thấy lời ca vanglên: “Mùa thu rồi, ngày hăm ba/ Ta đi theo tiếng kêu sơn hà nguy biến/ Rền khắptrời lời hoan hô/ Dân quân Namnhịp chân tiến đến trận tiền…”

Sau này cho dù gặpnhiều khó khăn, nhưng cuộc kháng chiến của đồng bào Nam bộ vẫn không ngừng pháttriển, ngày càng lan rộng, thực hiện xuất sắc nhiệm vụ chính trị mà Ðảng ta đềra lúc đó là: “Củng cố chính quyền nhân dân chống thực dân Pháp xâm lược, bàitrừ nội phản, cải thiện đời sống nhân dân”. Thực tiễn ngày càng phức tạp, bởinhững diễn biến lực lượng trên toàn quốc, nhưng quân và dân miền Nam vẫn duy trìbền bỉ và ý chí chiến đấu ngoan cường, bất khuất và sẵn sàng hy sinh vì Tổquốc. Chính vì lẽ đó, trong đợt tôn vinh chiến công vang dội, Bác Hồ đã tặngquân và dân Nambộ bốn chữ ghi danh, với hình ảnh là: “Thành đồng Tổ quốc”. (tháng 2/1946).

Lời bài hát "Nam Bộ kháng chiến" của TạThanh Sơn

Mùa thu rồi ngày hămba

Ta đi theo tiếng kêusơn hà nguy biến.

Rền khắp trời lời hoanhô

Dân phương Nam nhịp chântiến lên trận tiền.

Thuốc súng kém, chânđi không

Mà lòng người giàulòng vì nước.

Nóp với giáo mangngang vai

Nhưng thân trai nàokém oai hùng.

Cờ thắm tung bay ngangtrời

Sao vàng xao xuyếnkhắp nơi bưng biền

Một lòng nguyện với tổtiên.

Thề quyết thắng quânngoại xâm!

Ta đem thân ta liềucho nước

Ta đem thân ta đền ơntrước

Muôn thu sau lưu tiếnganh hào

Người dân Việt lắm chícao.

Thề quyết chống quângian tham!

Ta đem thân ta liềucho nước

Ta đem thân ta đền ơntrước

Xây giang sơn hạnhphúc muôn đời

Nền độc lập khắp nước Nam.

Theo Ðạiđoàn kết

Theo baodaknong.org.vn
https://baodaknong.org.vn/van-hoa/nhan-ky-niem-68-nam-ngay-nam-bo-khang-chien-23-9-1945-23-9-2013-thanh-dong-to-quoc-mai-mai-vang-danh-26629.html
Copy Link
https://baodaknong.org.vn/van-hoa/nhan-ky-niem-68-nam-ngay-nam-bo-khang-chien-23-9-1945-23-9-2013-thanh-dong-to-quoc-mai-mai-vang-danh-26629.html
x

Nổi bật

    Mới nhất
    Nhân kỷ niệm 68 năm ngày Nam Bộ kháng chiến (23/9/1945 - 23/9/2013): “Thành đồng Tổ quốc” mãi mãi vang danh
    • Mặc định
    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO