Học và làm theo Bác Hồ

Nguyễn Văn Thơ - lão nông “dám nghĩ, dám làm"

Thanh Hằng 28/03/2023 06:13

Gần 70 tuổi, nhưng bằng ý chí và quyết tâm "dám nghĩ, dám làm" ông Nguyễn Văn Thơ, thôn 8, xã Đắk Búk So (Tuy Đức) vay ngân hàng số tiền lớn để đưa ba ba, cá trắm, cá chép giòn tại Tuy Đức.

ADQuảng cáo

Những ngày cuối tháng 2 năm 2023, sau khi đã thu hoạch xong số cá chép giòn và cá trắm giòn, ông Nguyễn Văn Thơ, tranh thủ thời tiết nắng ráo để cải tạo lại mấy ao nước của gia đình. Theo dự tính của ông Thơ, toàn bộ ao sẽ phủ thêm một lớp bạt HDPE, phục vụ việc nuôi ba ba gai. Nếu kế hoạch này thành công, ông Thơ sẽ trở thành người nuôi ba ba với quy mô lớn nhất tại tỉnh Đắk Nông, khi tuổi đời đã ngót 70.

181047hinh-3(1).jpg
Gần 70 tuổi, nhưng ngày ngày ông Thơ vẫn dầm mình dưới ao nước để thỏa mãn đam mê của mình.

Ông Thơ chia sẻ, nhiều năm trước ông chọn một vùng đất sình lầy ngay huyện Tuy Đức để đào ao, thả cá. Những năm đầu, việc nuôi trồng thủy sản không mang lại hiệu quả kinh tế cao vì phần lớn đều là những loại cá phổ biến. Sau đó ông Thơ chuyển sang nuôi cá chép giòn và cá trắm giòn. Sản phẩm mang lại nguồn thu nhập ổn định do nhu cầu của người tiêu dùng rất lớn.

Nói về kỹ thuật nuôi cá trắm, cá chép giòn, ông Thơ cho biết có 3 điều quan trọng, cần phải bảo đảm để nuôi cá thành công. Thứ nhất đó là nguồn nước luôn sạch sẽ, điều hòa; thứ hai là nguồn giống phải khỏe mạnh, thuần chủng và đặc biệt là thức ăn cho cá phù hợp.

ADQuảng cáo

“Tôi có khoảng 10 cái ao, trong đó có 2 ao tôi dành để nuôi cá giống. Cá giống sau khi nuôi khoảng 4 - 5 tháng sẽ được tách ra nuôi trong các lồng bè riêng. Thức ăn cho cá phải là đậu Úc ngâm ủ qua một đêm. Cá ăn đậu Úc rất khỏe mạnh và ngon thịt, sau khoảng 10 tháng sẽ xuất bán được. Cuối năm vừa qua, tôi đã xuất bán số cá chép giòn và cá trắm giòn trong ao nhà. Đàn cá phát triển tốt, có con nặng tới 13kg giúp gia đình tôi thu nhập được gần 150 triệu đồng sau khi trừ hết chi phí”, ông Thơ cho hay.

181051hinh-4(1).jpg
Mô hình nuôi cá trắm giòn, cá chép giòn và ba ba của ông Thơ bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế.

Cùng với việc nuôi cá trắm giòn, cá chép giòn, cuối năm 2022, ông Thơ còn đưa vào nuôi thử nghiệm ba ba gai. So với một số địa phương phía Bắc, ông Thơ đánh giá thời tiết tại Đắk Nông ấm hơn nên ba ba phát triển nhanh và ít khi bị bệnh.

“Tôi mua ba ba con về nuôi trong bể xi măng để con giống thích nghi với nguồn nước, khí hậu tại Đắk Nông. Sau khi ba ba được khoảng 2-3 lạng/con, tôi sẽ tách đàn, đưa vào nuôi trong ao đã phủ bạt HDPE. Thức ăn hàng ngày cho ba ba là cá, tôm băm nhuyễn trộn với mỡ lợn nên ba ba lớn rất nhanh, đến nay đã có con nặng gần 1kg. Dự kiến, ba ba nặng khoảng 3kg trở lên là có thể xuất bán”, chủ nhân mô hình nuôi ba ba xã Đắk Búk So nói.

Đánh giá về mô hình của ông Nguyễn Văn Thơ, Hội Nông dân huyện Tuy Đức cho rằng, đây là mô hình đầu tiên tại Tuy Đức, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên để đánh giá toàn diện, chính xác thì cần thêm thời gian. Hiện tại, Hội Nông dân huyện thường xuyên hỗ trợ, hướng dẫn kỹ thuật và tổ chức hội thảo đầu bờ để bà con Nhân dân địa phương có cơ hội tìm hiểu, học tập mô hình nhằm khai thác điều kiện tự nhiên thuận lợi, diện tích mặt nước lớn của huyện Tuy Đức.

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nguyễn Văn Thơ - lão nông “dám nghĩ, dám làm"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO