Chính trị

Nguồn lực nội sinh văn hóa Đắk Nông (kỳ 1): Sức sống văn hóa Đắk Nông

Thùy Dương 10/10/2023 10:03

Gìn giữ và phát huy văn hóa không chỉ nhằm lưu giữ hồn cốt Đắk Nông mà còn là nền tảng tinh thần, nguồn lực nội sinh, động lực đột phá cho sự phát triển.

k12.png
sapo.1png.png

Văn hóa là hồn cốt của dân tộc, nói lên bản sắc của dân tộc. Văn hóa còn thì dân tộc còn… Giữ gìn bản sắc văn hóa là nhiệm vụ quan trọng đã được khẳng định tại nghị quyết đại hội Đảng các cấp.

tit1.png
hyon-det-tho-cam(1).jpg
Các nghệ nhân bon Pi Nao, xã Nhân Đạo, huyện Đắk R’lấp chuẩn bị sợi chỉ để dệt thổ cẩm

Bên khung cửi dệt thổ cẩm, nghệ nhân H’Yon, bon Pi Nao, xã Nhân Đạo, huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông vẫn rất xúc động khi được hỏi về chuyến biểu diễn tại "Triển lãm thế giới EXPO 2020 Dubai” tổ chức ở Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất-UAE cách đây 2 năm.

“Tôi cảm thấy rất may mắn khi được là 1 trong 14 nghệ nhân của tỉnh Đắk Nông tham gia đoàn biểu diễn ở nước ngoài. Dù không hiểu ngôn ngữ nhưng nhìn ánh mắt, cảm xúc trên gương mặt của khán giả, tôi thấy họ rất thích thú. Trong lúc chúng tôi diễu hành, rất đông người đã quay phim, chụp hình. Tôi rất phấn khởi khi trang phục thổ cẩm, tiếng chiêng ngân được bạn bè quốc tế quan tâm”, chị H’Yon chia sẻ.

yon.png

“Tôi không ngờ, một ngày chúng tôi lại được xuất ngoại, đứng trên sân khấu lớn của quốc tế và trình diễn nét văn hóa bản địa cho bạn bè thế giới thưởng thức”, nghệ nhân H’Yon hào hứng kể.

Còn với nghệ nhân Thị Tếch, cảm giác lâng lâng khi được đứng trên sân khấu quốc tế không thể nào quên. “Thời điểm ấy, chúng tôi đã động viên nhau phải cố gắng biểu diễn thật tốt để mang hồn cốt văn hóa của người bản địa M’nông giới thiệu cho bạn bè quốc tế", chị Thị Tếch nhớ lại.

tech.png

Về bon Pi Nao hôm nay không khó để bắt gặp hình ảnh các bà, các mẹ và cả những bạn trẻ tỉ mỉ ngồi dệt thổ cẩm. Đây cũng là nơi mà tiếng chiêng ngân vang không chỉ phục vụ các lễ hội trong bon, trong huyện, trong tỉnh, trong nước mà còn được vang lên tại sự kiện văn hóa thế giới.

3743-tt-19-1-.jpg
Các nghệ nhân thổ cẩm chụp ảnh lưu niệm tại "Triển lãm thế giới EXPO 2020 Dubai”
doi-chieng-cua-dak-nong-bieu-dien-o-dubai.jpg
Đoàn nghệ nhân Đắk Nông biểu diễn tại "Triển lãm thế giới EXPO 2020 Dubai”

Đội chiêng của bon đã 2 lần được xuất ngoại. Đó không chỉ là niềm tự hào khi văn hóa bản địa vươn tầm quốc tế mà còn là kết quả của những nỗ lực bảo tồn.

Các nghệ nhân của bon Pi Nao chia sẻ, có lúc tiếng chiêng đã tắt, khung cửi để không. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của ngành chức năng và niềm tự hào về văn hóa bản địa của người dân trong bon, nhịp chiêng Pi Nao lại vang lên, tiếng khung cửi được đánh thức, duy trì đều đặn dưới nhiều mái nhà. Chính những nét đặc sắc, riêng biệt đã góp phần quảng bá hình ảnh của vùng đất phía Nam Tây Nguyên.

bon-pinao-1.png
tit2.png

Vấn đề văn hóa và phát triển văn hóa luôn là một nội dung quan trọng được Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm, chú trọng với quan điểm: "Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội". Đắk Nông luôn nhất quán phương châm “Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt, văn hóa là nền tảng”.

_dsc4996(1).jpg
Lãnh đạo tỉnh Đắk Nông tham dự một sự kiện văn hóa

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk Nông lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020-2025 xác định 1 trong 3 trụ cột là phát triển du lịch trên nền tảng phát huy các lợi thế tự nhiên, các giá trị văn hóa – đặc trưng sinh thái bản địa, Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông.

Nhiệm vụ trọng tâm là bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc; xây dựng môi trường và đời sống văn hóa lành mạnh.

Cụ thể hóa nghị quyết, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Nông đã ban hành Chương trình số 27-Ctr/TU về sưu tầm, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các loại hình di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ thất truyền của đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ giai đoạn 2021-2025.

_dsc5793(1).jpg
Văn hóa bản địa được tái hiện biểu diễn tại những sự kiện giao lưu văn hóa.

Thực hiện chương trình, các cấp ủy đảng, chính quyền đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan liên quan đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các nghị quyết, chỉ thị, chương trình, dự án của Đảng, Nhà nước về sưu tầm, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các loại hình di sản văn hóa phi vật thể. Nhiều hình thức đa dạng, phong phú, thiết thực được triển khai.

Đắk Nông xây dựng các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu những tiềm năng, lợi thế của tỉnh Đắk Nông cũng như giá trị văn hóa đặc trưng, những lễ hội, làn điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc, văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, các giá trị của Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông...

trung-8-copy(1).jpg
Nghệ nhân biểu diễn đàn đá

Một số chuyên mục, chuyên trang tiêu biểu: Chuyên mục “Đắk Nông - Tiềm năng thu hút đầu tư và phát triển”; chuyên đề “Sắc màu văn hóa”; chuyên mục “Đắk Nông - Đất và Người”; chuyên mục “Sắc màu văn hóa M’nông”; chuyên mục “Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông - Nâng tầm giá trị và phát triển bền vững”; chuyên trang “Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Đắk Nông"...

quang.png

Tận dụng triệt để những lợi thế của các trang mạng xã hội như zalo, facebook, youtube, các cơ quan, ban, ngành liên quan đã đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền.

Các hoạt động góp phần nâng cao nhận thức của xã hội, các tầng lớp Nhân dân về di sản văn hóa; nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội về khai thác, bảo vệ các giá trị về di sản, đặc biệt là các điểm di sản văn hóa nằm trong vùng Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông.

duong-tit-phu.png

Không phải đến bây giờ, việc bảo tồn, kế thừa, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc bản địa mới được đề cập đến. Nhiều năm gần đây, từ chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, ngành Văn hóa Đắk Nông đã thực hiện nhiều giải pháp thiết thực nhằm lưu giữ vốn văn hóa bản địa, đồng thời quảng bá rộng rãi bản sắc dân tộc bản địa Đắk Nông đến với công chúng trong nước và quốc tế.

_dsc5440(1).jpg
Dệt thổ cẩm ở Đắk Nia, TP. Gia Nghĩa

Theo Sở VHTT - DL tỉnh, Đắk Nông hiện còn 186 bộ chiêng (trong đó 157 bộ chiêng M’nông, 12 chiêng Mạ và 17 chiêng Ê đê), 1 bộ đàn đá còn trong cộng đồng các dân tộc...

Toàn tỉnh có 698 nghệ nhân biết dệt thổ cẩm truyền thống (cả dân tộc phía Bắc), có 53 nghệ nhân biết làm cây nêu truyền thống, có khoảng 106 nghệ nhân biết và kể được truyện cổ, có khoảng 139 nghệ nhân biết kể luật tục và phong tục tập quán truyền thống của cộng đồng…

di-san-van-hoapng.png

Toàn tỉnh có khoảng 194 nghệ nhân biết chế tác và sử dụng nhạc cụ dân tộc, khoảng 12 nghệ nhân nhớ và hát kể được sử thi Ot N’drong M’nông, khoảng 301 nghệ nhân biết và hát những làn điệu dân ca.

Đắk Nông có khoảng 28 lễ hội truyền thống của 3 dân tộc thiểu số tại chỗ trên cơ sở nguyên gốc, nguyên bản do già làng và đồng bào tự thực hiện để vừa khôi phục lại môi trường văn hóa dân gian truyền thống vừa phát huy được giá trị các di sản phi vật thể.

hoi-xuan-lieng-nung1(1).jpg
Các nghi lễ, lễ hội, ngày hội văn hóa các dân tộc thu hút sự tham gia của các thành phần dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh

Các ngành, địa phương đã tổ chức các nghi lễ, lễ hội, ngày hội văn hóa các dân tộc thu hút sự tham gia của các thành phần dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh, sự quan tâm của các cấp, các ngành cũng như các tầng lớp Nhân dân và khách du lịch.

Đây là hoạt động thiết thực, hiệu quả trong việc quảng bá, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Việc tổ chức các hoạt động và bảo tồn văn hóa truyền thống các dân tộc phù hợp với nguyện vọng và được đông đảo bà con đồng bào các dân tộc thiểu số nhiệt tình hưởng ứng.

_dsc4964(1).jpg
Tái hiện một nghi lễ của đồng bào Mạ

Theo Sở VHTT - DL tỉnh Đắk Nông, hoạt động khôi phục, duy trì và phát huy giá trị văn hóa các nghi lễ, lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Đắk Nông được tổ chức có chiều sâu, các lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số được tái hiện nguyên bản, rõ nét.

Đắk Nông đã tổ chức và khôi phục thành công 17 lễ hội (2 lễ hội cấp tỉnh, 8 lễ hội cấp huyện và 7 lễ hội cấp xã); tổ chức 4 “Ngày hội văn hóa – Thể thao các dân tộc” cấp huyện tại các huyện Tuy Đức, Đắk Song, Krông Nô và TP. Gia Nghĩa. Đặc biệt, trong năm 2022, tổ chức phục dựng thành công các lễ hội “Tăm Blang M’prang bon” (trồng cây Blang, cúng rào bon) của dân tộc M’nông tại huyện Krông Nô và Lễ hội sum họp cộng đồng (Tâm R’nglăp bon) của dân tộc M’nông tại huyện Đắk R’lấp.

Với những nét riêng có, Đắk Nông tự hào quảng bá hình ảnh, con người Đắk Nông đến với bạn bè trong và ngoài nước. Thời gian qua, tỉnh Đắk Nông đã tổ chức thành lập các đoàn tham gia Liên hoan Diễn xướng dân gian văn hóa các dân tộc khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên lần thứ III năm 2022 tại tỉnh Kon Tum; tham gia Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột; tham gia Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2023 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam…

Bên cạnh đó, tỉnh tổ chức trưng bày gian hàng nhạc cụ, thổ cẩm, biểu diễn và thực nghiệm dệt, các hoạt động quảng bá xúc tiến, đầu tư tại các sự kiện xúc tiến, đầu tư trong và ngoài tỉnh. Trong đó, tỉnh lồng ghép việc quảng bá, giới thiệu những giá trị, hình ảnh vùng đất, di sản, văn hóa, con người Đắk Nông tại Ngày hội Du lịch TP. Hồ Chí Minh lần thứ 17; Hội nghị quốc tế về hang động núi lửa lần thứ 20 tại tỉnh Đắk Nông…

(còn nữa)

Nội dung: Thùy Dương, Lệ Sương, Thanh Thanh

Thiết kế: Thùy Dương

Ảnh: Ngô Minh Phương, Nguyễn Nam, Đinh Thanh Hải, UBND tỉnh Đắk Nông, Lệ Sương, baovanhoa.vn

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nguồn lực nội sinh văn hóa Đắk Nông (kỳ 1): Sức sống văn hóa Đắk Nông
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO