Người “giữ hồn” dân ca Thái ở Đắk R’măng

07/01/2013 10:22

Theo ông Lò Văn Tịnh, dân tộc Thái, ở thôn 4, xã Ðắk R’măng (Ðắk Glong) là người rất am hiểu về văn hóa của dân tộc mình, nhất là về âm nhạc thì dân ca Thái rất phong phú trữ tình, chứa đựng nhiều nội dung đa dạng về tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu nam nữ và các mối quan hệ xã hội...

ADQuảng cáo

Theo ông Lò Văn Tịnh,dân tộc Thái, ở thôn 4, xã Ðắk R’măng (Ðắk Glong) là người rất am hiểu về vănhóa của dân tộc mình, nhất là về âm nhạc thì dân ca Thái rất phong phú trữtình, chứa đựng nhiều nội dung đa dạng về tình yêu quê hương, đất nước, tìnhyêu nam nữ và các mối quan hệ xã hội.


Bốn thể loại dân caThái được nhiều người biết đến là các làn điệu lăm, nhuôn, xuối, khắp (hát).Nhạc cụ của các lối hát này cũng khá đơn giản, với bốn loại là sáo, khèn,chiêng và trống. Tuy nhiên, để hát hay và sử dụng thành thạo các loại nhạc cụ,ngoài năng khiếu còn phải sưu tầm, tìm hiểu kỹ càng thì mới có được những bàihát hay.

Với ông, được hát,được bẻ, được đối đáp trong những ngày lao động sản xuất, trong các lễ hội, đámcưới là niềm vui không gì đo đếm được. Do đó, mỗi khi trong thôn tổ chức sựkiện văn hóa hay cưới hỏi thì ông lại có mặt để góp sức cho chương trình thêmvui, đầy ý nghĩa. Những lúc như thế, ông say sưa biểu diễn như là người “nghệsỹ” thực thụ trên sân khấu. Không những vậy, bằng tình yêu đối với dân ca Thái,ông đã tìm hiểu, sáng tác lời mới cho những làn điệu dân ca của dân tộc mình.

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo

Hầu hết, các bài hátdo ông sáng tác đều xoay quanh các chủ đề ca ngợi Ðảng, Bác Hồ đã cho bà con cócuộc sống ấm no, hạnh phúc hay những lời khuyên răn đối với con cháu trước khilên đường nhập ngũ, động viên nhân dân phấn đấu xây dựng cuộc sống văn minh,tiến bộ...

Ngoài sáng tác vàtruyền dạy cho con cháu các bài dân ca, lời ca Thái cổ thì sau những ngày laođộng, ông lại lang thang trên khắp nẻo đường để sưu tầm những “gam màu” mangđậm nét văn hóa Thái, rồi chắt lọc, tổng hợp truyền lại cho con cháu.

Ông Tịnh chia sẻ:“Người hát dân ca Thái giỏi, ngoài giọng hát chuẩn thì còn phải biết sáng tácthêm nhiều lời hát thật hay, nhiều câu bẻ thật hiểm hóc. Với tôi, những điêukhắp, dân ca của dân tộc mình như là máu thịt. Nhiều lúc ngủ, tôi lại “hát mớ”như mình đang biểu diễn trước mặt bà con trong thôn vậy. Dù cuộc sống còn nhiềukhó khăn, nhưng tôi rất vui bởi mỗi khi có hội diễn, tôi lại được mời tham giavà từ đó, bản sắc văn hóa Thái được mọi người biết đến. Ðiều tôi mong muốn nhấtlà đồng bào sống trên quê hương mới đừng ai quên các làn điệu dân ca của dântộc mình, mà phải cùng nhau gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc”.

Niềm say mê dân caThái của ông Tịnh cũng đã được truyền sang cho nhiều người là dân tộc Thái sinhsống trên địa bàn, giúp họ nhớ về cội nguồn văn hóa dân tộc. Anh Hà Văn Sinh ởcùng thôn cho biết: “Tôi thích nghe ông Tịnh hát các điệu khắp lắm. Dù đã già,nhưng giọng hát, phong cách biểu diễn của ông rất truyền cảm. Mỗi khi nghe ônghát, tôi lại nhớ về quê hương của mình và cố gắng sống tốt hơn để khỏi phải hổthẹn với ông bà, tổ tiên”.

Còn ông Hà Quang Dũngở thôn 1 cũng vui vẻ nói: “Nhà tôi ở tận thôn 1, nhưng thi thoảng tôi lại chạyxe vào thôn 4 để được nghe ông Tịnh hát và biểu diễn nhạc cụ của dân tộc mình.Vào đây lập nghiệp đã lâu, nghe ông Tịnh hát nhiều lần, giờ tôi như “nghiện”dân ca Thái luôn đấy”.

Bài, ảnh:Mỹ Hằng

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Người “giữ hồn” dân ca Thái ở Đắk R’măng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO