Đó là tâm sự của nhiều bạn trẻ đang công tác tại các bệnh viện trong tỉnh khi về tham dự Hội thi tuyên truyền về quy tắc ứng xử trong ngành Y tế năm 2011 do Sở Y tế tổ chức mới đây...
Đó là tâm sự của nhiềubạn trẻ đang công tác tại các bệnh viện trong tỉnh khi về tham dự Hội thi tuyêntruyền về quy tắc ứng xử trong ngành Y tế năm 2011 do Sở Y tế tổ chức mới đây.Bởi vì, đã là cán bộ ngành Y tế, nhất là thế hệ trẻ thì ngoài khả năng chuyênmôn còn phải không ngừng rèn luyện y đức,thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ “Lương y như từ mẫu”.
Theo điều dưỡng trẻ Hoàng Thị Thanh Hồng,công tác tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đắk R’lấp thì giao tiếp, ứng xử với ngườibệnh và thân nhân cũng như giữa các đồng nghiệp với nhau là một phần rất quantrọng trong công tác chăm sóc, điều trị bệnh cho bệnh nhân. Vì vậy, bên cạnhlàm tốt công tác chuyên môn, các cán bộ, nhân viên trong ngành đều phải họccách giao tiếp. Đặc biệt, đối với những cán bộ, nhân viên trẻ, chưa có kinhnghiệm trong việc ứng xử thì việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, trình độ giaotiếp là rất quan trọng. Riêng bản thân Hồng, mặc dù công tác tại Khoa khám, hồisức cấp cứu, mỗi ngày phải đón nhận trên dưới 100 bệnh nhân, áp lực công việcrất nhiều, nhưng khi tiếp xúc với bệnh nhân và người nhà của họ, Hồng vẫn nhẹnhàng chỉ dẫn, tư vấn một cách nhiệt tình, cẩn thận. Theo Hồng, khi đến bệnhviện, bệnh nhân và người nhà đều có chung một tâm lý là lo lắng, thường mongmuốn gặp cán bộ y tế để hỏi thăm về bệnh tình, cách dùng thuốc hoặc trình bàynhững khó khăn về kinh tế của gia đình mình... Nếu thầy thuốc không hướng dẫnnhiệt tình mà chỉ giải thích qua loa sẽ làm cho người bệnh cũng như người nhàcủa họ thiếu tin tưởng. Hồng còn cho biết thêm: “Với mình, mối quan hệ giữathầy thuốc và bệnh nhân không chỉ dừng lại ở tinh thần trách nhiệm mà còn là sựcảm thông và chia sẻ. Người thầy thuốc muốn người bệnh tin tưởng, đầu tiên phảihiểu và cảm thông với nỗi đau của họ, đặt bản thân vào cương vị của họ để chămsóc tốt hơn”.
Cán bộ y tếkhám chữa bệnh cho đồng bào ở xã Quảng Phú (Krông Nô) Ảnh:Hoàng Hoài |
Tương tự, đối với điều dưỡng trẻ Hà QuangBắc, công tác tại Bệnh viện Đa khoa huyện Chư Jút, thì việc rèn luyện, tu dưỡngđạo đức, thực hiện đúng quy tắc ứng xử với đồng nghiệp, bệnh nhân và thân nhânluôn được xem là “chìa khóa” để hoàn thành tốt công tác chuyên môn, tạo dựngniềm tin cho người bệnh. Quang Bắc cho biết: “Bên cạnh trình độ chuyên môn vữngvàng, người cán bộ y tế còn phải có cái “tâm” trong sáng. Với bản thân, để cócái “tâm” trong sáng, mình đã không ngừng nghiên cứu, nắm vững diễn biến tâm lýcủa người bệnh để xây dựng tâm lý tiếp xúc cho bản thân. Có như vậy, việc phụcvụ, chăm sóc người bệnh mới thực sự chu đáo”. Cũng theo Bắc thì để nâng caotrình độ giao tiếp, ứng xử cho bản thân, ngoài việc thường xuyên tham gia cácbuổi tuyên truyền, quán triệt “Quy tắc ứng xử nâng cao y đức” trong bệnh viện,anh còn tích cực tham dự các hội thi về quy tắc ứng xử do ngành Y tế tổ chức.Thông qua đó, anh không chỉ được giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm ứng xửvới đồng nghiệp mà còn nâng cao kỹ năng khi tiếp xúc với bệnh nhân và người nhàcủa họ.
Với sức trẻ và lòng yêu nghề, điều dưỡngNguyễn Thị Mỹ Hạnh, công tác tại Bệnh viện Đa khoa huyện Krông Nô cũng luôn nỗlực hết mình để hoàn thành tốtnhiệm vụđược giao. Là một cán bộ trẻ của bệnh viện, cùng với việc học tập để nâng caonăng lực chuyên môn, Hạnh còn luôn cố gắng trau dồi y đức và kỹ năng giao tiếpđể góp phần đem lại sự hài lòng cho bệnh nhân và thân nhân. Với Hạnh, việc nângcao y đức phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể từ việc ân cần, chuđáo tiếp đón bệnh nhân, khám bệnh, chẩn đoán cho đến điều trị và chăm sóc... Vìvậy, trong thời gian công tác tại bệnh viện, Hạnh luôn được bạn bè, đồng nghiệpvà bệnh nhân yêu mến. Hạnh tâm sự: “Thời gian qua, “Quy tắc ứng xử nâng cao yđức” không chỉ là một trong các tiêu chí thi đua khen thưởng đối với các đơnvị, cá nhân mà còn là chuẩn mực để các cán bộ trẻ ngành Y tế học tập, nâng caoy đức và trình độ giao tiếp. Đối với bản thân mình thì đó cũng là “điều răn”quan trọng để luôn giữ mình, có thái độ ứng xử đúng mực đối với người bệnh vàthân nhân trong quá trình công tác hàng ngày tại bệnh viện”.
Có thể nói, cho dù ở đây đó vẫn còn có“những con sâu làm rầu nồi canh”, nhưng vượt lên tất cả, đội ngũ y, bác sỹ, cánbộ, nhân viên ngành Y tế tỉnh nhà, nhất là lớp trẻ vẫn luôn không ngừng họctập, nâng cao năng lực chuyên môn, trau dồi, rèn luyện y đức, trình độ giaotiếp, ứng xử để góp phần đem lại niềm vui, sự hài lòng cho người bệnh
Vũ Trang