Cách đây 163 năm, Tuyên ngôn của ĐảngCộng sản chính thức được phát hành tại Luân Đôn, một sự kiện lịch sử đánh dấubước ngoặt ra đời của chủ nghĩa Mác. Tuyên ngôn là văn kiện có tính chất cươnglĩnh đầu tiên của các Đảng Cộng sản và phong trào công nhân quốc tế. Từ đó đếnnay, thời cuộc dẫu có nhiều đổi thay, chủ nghĩa Mác đã phát triển qua nhiềugiai đoạn nhưng Tuyên ngôn vẫn là ngọn cờ thắng lợi của cách mạng vô sản, khẳngđịnh giá trị định hướng và chỉ đạo xuyên suốt sự nghiệp đấu tranh vì sự nghiệpgiải phóng con người khỏi mọi bóc lột, áp bức, bất công; gắn giải phóng giaicấp với giải phóng dân tộc, giải phóng con người.
Tuyên ngôn đã “trình bày một cách hết sức sáng sủa vàrõ ràng thế giới quan mới, chủ nghĩa duy vật triệt để-chủ nghĩa duy vật này baoquát cả lĩnh vực sinh hoạt xã hội-phép biện chứng với tư cách là học thuyếttoàn diện nhất và sâu sắc nhất về sự phát triển, lý luận đấu tranh giai cấp vàvai trò cách mạng-trong lịch sử toàn thế giới-của giai cấp vô sản, tức là giaicấp sáng tạo ra một xã hội mới, xã hội cộng sản”. Lịch sử xã hội loài người từkhi có sự phân chia thành giai cấp là lịch sử đấu tranh giai cấp. Đó là cuộcđấu tranh giữa giai cấp những người lao động và bọn bóc lột, giữa giai cấpthống trị và bị áp bức. Dưới chủ nghĩa tư bản, xã hội bị phân chia thành haigiai cấp cơ bản có lợi ích đối kháng nhau, đấu tranh với nhau không ngừng giữagiai cấp vô sản và giai cấp tư sản. Song, giai cấp vô sản chỉ có thể tự giảiphóng mình khỏi mọi ách bóc lột, áp bức của giai cấp tư sản, khi đồng thời vàvĩnh viễn giải phóng toàn thể nhân loại cần lao khỏi mọi ách bóc lột, áp bức vàđấu tranh giai cấp nói chung.
Tuyên ngôn đánh giá sự ra đời của chủ nghĩa tư bản làmột bước tiến vĩ đại trong lịch sử của nền văn minh nhân loại. Nhưng cùng vớisự phát triển của sản xuất, chế độ sở hữu tư bản từ chỗ là hình thức phù hợpthúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển đã dần lỗi thời, trở thành rào cản kìmhãm lực lượng sản xuất công nghiệp hóa. Bản chất bóc lột giá trị thặng dư củanền sản xuất tư bản quy định giới hạn phát triển của nó. Mặc cho giai cấp tưsản nỗ lực tìm kiếm mọi cách khắc phục giới hạn đó để kéo dài sự tồn tại củamình nhưng kết quả chỉ là đem những giai cấp mới, những điều kiện áp bức mới,những hình thức đấu tranh mới thay thế cho những giai cấp, những điều kiện ápbức, những hình thức đấu tranh cũ mà thôi.
Là sản phẩm của nền sản xuất đại công nghiệp, giaicấp vô sản tiêu biểu cho lực lượng sản xuất mới, đại biểu của phương thức sảnxuất trong tương lai. Giai cấp vô sản là giai cấp tiên tiến nhất, có tính tổchức, kỷ luật, cách mạng triệt để nhất, có sứ mệnh lịch sử tiêu diệt chủ nghĩatư bản và xây dựng chủ nghĩa cộng sản. Để hoàn thành sứ mệnh lịch sử vẻ vangđó, giai cấp vô sản tất yếu phải tổ chức ra Đảng Cộng sản-đội tiền phong, bộtham mưu chiến đấu của toàn bộ giai cấp cả trong nhận thức lý luận và thực tiễncách mạng. Đảng Cộng sản là đại biểu trung thành cho lợi ích của toàn bộ phongtrào. “Họ tuyệt nhiên không có một lợi ích nào tách khỏi lợi ích của toàn thểgiai cấp vô sản”. Giai cấp vô sản có tính chất quốc tế nhưng trước hết, giaicấp vô sản mỗi nước phải hoàn thành sự nghiệp cách mạng ở nước mình, trở thànhdân tộc, đồng thời liên hiệp phong trào cách mạng trên toàn thế giới - “Vô sảntất cả các nước, đoàn kết lại!”.
Các Mác và F.Ăngghen. Ảnh: Tưliệu |
Tuyên ngôn ra đời, Chủ nghĩa cộng sản từ chỗ bị coilà “bóng ma cộng sản” ám ảnh châu Âu đã trở thành hiện thực cách mạng có sứcchinh phục lòng người. Cuộc đấu tranh bền bỉ của phong trào cộng sản và côngnhân quốc tế đã đưa đến thắng lợi của cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa ThángMười Nga (1917), mở ra một thời đại mới, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bảnlên chủ nghĩa cộng sản; sự ra đời hệ thống xã hội chủ nghĩa sau cuộc Chiếntranh Thế giới lần thứ hai (1945), sự lớn mạnh không ngừng của ba dòng tháccách mạng trên thế giới nhiều năm sau đó là những bằng chứng chân thực về sứcmạnh sáng tạo, giá trị hiện thực của Tuyên ngôn. Hiện nay, mặc dù chủ nghĩa xãhội hiện thực đang còn gặp khó khăn, khủng hoảng, thoái trào, chủ nghĩa tư bảncó bước phục hồi tạm thời chiếm ưu thế, nhiều vấn đề mới nảy sinh từ thực tiễnchưa được giải đáp nhưng không vì thế mà nói rằng “tính chất của thời đại đãthay đổi”, “chủ nghĩa Mác - Lê-nin đã lỗi thời”, “Tuyên ngôn không còn giátrị”… như nhiều nhà tư tưởng tư sản, chủ nghĩa cơ hội, xét lại rêu rao, xuyêntạc.
Bước thoái trào của chủ nghĩa xã hội hiện thực chỉ lànhất thời, tương lai nhân loại vẫn thuộc về chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộngsản như Tuyên ngôn đã khẳng định. Những thành tựu của công cuộc đổi mới, cảicách ở Việt Nam, Trung Quốc và một số nước xã hội chủ nghĩa khác trong nhữngnăm qua đã cho thấy rõ điều đó. Hơn nữa, chủ nghĩa tư bản đâu phải là thiênđường của nhân loại như các nhà tư tưởng tư sản vẫn thường rêu rao, khi mà sựgiàu có của nhà tư bản có được vẫn dựa vào sự tước đoạt thặng dư giá trị củangười lao động làm thuê; xã hội càng phát triển thì hố sâu ngăn cáchgiàu-nghèo, bất bình đẳng giữa các giai tầng xã hội, giữa các quốc gia ngàycàng gia tăng; khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế, tệ nạn xã hội vẫn là“bạn đường” của xã hội tư bản... thì sự phát triển có giới hạn và những tiền đềphủ định chủ nghĩa tư bản vẫn là một tất yếu khách quan. Mục tiêu, lý tưởngCộng sản được trình bày trong Tuyên ngôn rất sáng rõ rằng, thay cho chế độ tưsản cũ, với những giai cấp và đối kháng giai cấp của nó, xuất hiện một liênhợp, trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triểntự do của tất cả mọi người. Đó là khát vọng cháy bỏng của các giai cấp cần laovà loài người tiến bộ về một chế độ xã hội mới tươi đẹp. Tuyên ngôn mãi mãi cósức chinh phục lòng người, là ngọn đuốc soi đường cho nhân loại đi tới tươnglai.
Với cách mạng Việt Nam, hơn 80 năm qua dưới sự lãnhđạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam, lấy tư tưởng của Tuyênngôn nói riêng, chủ nghĩa Mác - Lê-nin nói chung làm nền tảng tư tưởng và kimchỉ nam cho hành động cách mạng đã giành được những thắng lợi vẻ vang. Là ngườiViệt Nam đầu tiên đến với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, Hồ Chí Minh đã tìm thấy ở đócon đường cứu nước, giải phóng dân tộc, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới củađộc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Người đã sớm nhận thức được rằng“Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đườngcách mạng vô sản” và đưa cách mạng Việt Nam đi theo con đường của Cách mạngTháng Mười. Có lý luận tiền phong hướng dẫn, Hồ Chí Minh đã tìm mọi cách tíchcực tuyên truyền, giáo dục, giác ngộ quần chúng và tổ chức ra Đảng Cộng sảnViệt Nam làm hạt nhân lãnh đạo, tổ chức quần chúng đấu tranh làm Cách mạngTháng Tám thành công, kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lượcthắng lợi, đưa cả nước bước vào thời kỳ phát triển mới gắn độc lập dân tộc vớichủ nghĩa xã hội. Đảng quyết tâm lãnh đạo sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nướctrong bối cảnh quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, đất nước chồng chất khókhăn, sau 25 năm đã đạt được những thành tựu rất to lớn và có ý nghĩa lịch sử.
Hiện nay, nhân dân cả nước tiếp tục quán triệt sâusắc và quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ XI của Đảng, kiên trì thực hiện đường lối và mục tiêu đổi mới, quyết tâmxây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, côngbằng, văn minh”, kiên định và vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác -Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩaxã hội, phù hợp với tư tưởng cơ bản và chủ đạo của Tuyên ngôn. Muốn vậy, cầnnắm vững và tận dụng tốt những thời cơ, quyết tâm vượt qua thách thức, chủ độnglàm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình”, gây bạo loạn lật đổ của chủ nghĩa đế quốchòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta, đồng thời cảnh giác với nhữngdiễn biến tiêu cực, xa rời mục tiêu, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, “tự diễn biến”,“tự chuyển hóa” trong nội bộ, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và đổi mới đấtnước. Chăm lo củng cố, xây dựng Đảng vững mạnh đi đôi với việc xây dựng đội ngũcán bộ, đảng viên vững vàng về chính trị, tư tưởng, trong sáng về đạo đức, lốisống, có sức chiến đấu cao, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ làm lực lượng nòngcốt đưa công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đi tới thắng lợi.
Theo QĐND