Trong dòng văn học hiện thực phê phánViệt Nam (1930-1945), cùng với Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng…, NgôTất Tố xuất thân từ nghề làm báo, nổi lên như một đỉnh núi chót vót cao, là mộttrong những cây bút lỗi lạc nhất thế kỷ 20. Những tác phẩm văn chương của ôngvượt qua thời gian đến nay vẫn được người đọc kính trọng: Tiểu thuyết Tắtđèn, sau đó là phóng sự Lều chõng, Việc làng… Khi in Tắt đèn(1939), nhà văn danh tiếng Vũ Trọng Phụng viết lời giới thiệu: “một tácphẩm, tùng lai chưa từng thấy”…
Ngô Tất Tố sinh năm 1893 trong gia đìnhnhà nho nghèo ở nông thôn. Bản thân là một nhà nho tiến bộ, trong sạch và khítiết. Suốt cuộc đời viết văn, làm báo, lúc nào ông cũng tỏ ra một cây bút cótinh thần chiến đấu mạnh mẽ, kiên cường. Bằng ngọn bút sắc bén, ông vạch trầnnhững bất công, thối nát, xấu xa, tàn ác của chế độ thực dân nửa phong kiến ởchốn làng quê Việt Nam.Hầu hết tác phẩm ông viết về nông thôn, nên người ta đã mệnh danh ông là “nhàvăn của những người chân lấm, tay bùn”. Ông lên án chính sách thuế thân(thuế đánh vào đầu người) hết sức dã man, tàn bạo, nghiệt ngã, phi lí của thựcdân Pháp khiến bao gia đình phải cửa nát nhà tan, cực khổ, khốn đốn không kểxiết. Đó là nạn cường hào, địa chủ vô cùng ác độc, tham nhũng, dâm đãng đầy đọangười lao động tới bước đường cùng không lối thoát mà “quan cụ” tỉnh Trung Sơn,tri phủ Tư Ân, vợ chồng Nghị Quế, lí trưởng cùng bọn cai lệ làng Đông Xá là đạidiện (Tắt đèn). Ông cũng thẳng tay đánh vào hủ tục chế độ phong kiến ởchốn làng quê, nhất là “nạn xôi thịt”… bởi chúng đã lợi dụng những hủ tục ấy đểchèn ép, áp bức, bóc lột người nông dân (Việc làng).
Đối với quan thầy Pháp, ngòi bút Ngô TấtTố đả kích, châm biếm sâu cay. Với bọn tay sai bồi bút đắc lực, cam tâm ăn bơthừa sữa cặn của thực dân Pháp, ngòi bút ông phanh phui, lên án, mạt sát khôngtiếc lời.
Đặc biệt trong tác phẩm nổi tiếng Tắtđèn với miêu tả nhân vật chị Dậu cùng gia đình chị, người đọc càng thấy rõNgô Tất Tố đứng hẳn về phía người nông dân lao động nghèo khổ, tố cáo chế độthực dân Pháp cấu kết với bọn phong kiến đã chà đạp lên quyền sống của họ. Nhânvật chị Dậu là một “đốm sáng” trong Tắt đèn, càng về cuối tác phẩm, cáiđốm sáng ấy càng rực sáng. Đó là hình tượng người nông dân điển hình với nhữngnỗi khổ sở, xót đau. Hình tượng chị Dậu với những nét điển hình về nỗi khổ sở,đau xót và những đức tính, cốt cách đẹp đẽ đã có tác dụng tố cáo lớn, xé toangtấm màn nhung che đậy ung nhọt, hôi thối của lũ quan lại, cường hào, địa chủchuyên sống phè phỡn, dâm đãng trên xương máu, mồ hôi, nước mắt của người nôngdân. Hình tượng chị Dậu mãi sống trong chúng ta. Càng mến thương, cảm phục chị,ta càng căm ghét cái chế độ bạo tàn đã dập vùi những kiếp sống như chị và tacàng thêm yêu mến chế độ ưu việt xã hội chủ nghĩa “người yêu người, sống để yêunhau” mà Cách mạng tháng 8-1945 đã mở ra.
Vốn là một nhà nho yêu nước chân chính,tiến bộ, từng tận mắt chứng kiến xã hội thực dân nửa phong kiến đầy rẫy thốinát bất công, lại được sống trong giai đoạn mà phong trào đấu tranh của nhândân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương đang dấy lên sôi nổi mạnhmẽ thời kỳ Mặt trận Dân chủ 1936-1939, Ngô Tất Tố đã có những điều kiện thuậnlợi để trở thành nhà văn hiện thực phê phán sắc sảo, một ngọn bút chiến đấudũng cảm, ngoan cường trong làng văn, làng báo giai đoạn 1930-1945.
ĐoànNguyễn Hiên