Trước năm 2004, vợ chồng ông Đỗ Văn Bình, trú tại tổ dân phố 5, phường Nghĩa Thành (Gia Nghĩa) vẫn là những người nông dân “chính hiệu”. Thế nhưng, giờ đây vợ chồng ông đã có nhà lầu, xe hơi và là chủ Doanh nghiệp tư nhân Hồng Huy.
Trước năm 2004, vợ chồng ông Đỗ Văn Bình, trú tại tổ dân phố 5, phườngNghĩa Thành (Gia Nghĩa) vẫn là những người nông dân “chính hiệu”. Thế nhưng,giờ đây vợ chồng ông đã có nhà lầu, xe hơi và là chủ Doanh nghiệp tư nhân HồngHuy.
Theo ông Bình, trước đây, vợ chồngông chỉ một lòng phấn đấu, tần tảo để nuôi con ăn học chứ không dám mơ đếnchuyện làm giàu. Đến năm 2004, khi tỉnh Đắk Nông được thành lập, toàn bộ đấtđai, nhà cửa của gia đình ông nằm trong diện phải giải tỏa để lấy mặt bằng xâydựng các công trình công cộng. Một lần nữa, gia đình ông lại phải làm lại từ đầu.Tuy nhiên, lần này vợ chồng ông đã lựa chọn con đường kinh doanh để lập nghiệp.Ông đã dùng số tiền được Nhà nước bồi thường để đầu tư xây dựng nhà xưởng, muaxe tải, thiết bị phục vụ cho việc buôn bán và chế biến nông sản. Đến năm 2006,do việc kinh doanh ngày càng tiến triển theo chiều hướng tốt đẹp, nên vợ chồngông đã mạnh dạn vay thêm vốn để thành lập doanh nghiệp. Sau khi thành lập doanhnghiệp, công việc kinh doanh của vợ chồng ông lại càng “lên như diều gặp gió”;đến năm 2008, đã xây dựng được một căn nhà hai tầng khang trang, cuối năm 2009,lại mua sắm xe hơi... Có thể nói, giờ đây vợ chồng ông Bình đã trở thành nhữngthương nhân thực sự. Nói về sự thay đổi cuộc sống gia đình, ông tâm sự: “Chínhsự ra đời của tỉnh Đắk Nông và thị xã Gia Nghĩa đã tạo thời cơ, vận hội mới đểgia đình tôi vươn lên làm giàu từ kinh doanh, buôn bán”.
Người dân mua hàng tại siêu thịHoàng Hảo, phường Nghĩa Thành (Gia Nghĩa) |
Không đến mức giàu có và thành đạt như vợ chồng ôngBình, nhưng gia đình chị Trần Thị Hương Minh, trú tại tổ dân phố 4, phườngNghĩa Thành cũng đã “phất” lên kể từ ngày thị xã Gia Nghĩa đượcthành lập. Chị Minh cho biết, trước năm 2005,gia đình chị vẫn làm nông, nhưng về sau, nhận thấy có sự phát triển mạnh mẽ vềdân cư và nhu cầu mua sắm, nên đã quyết định chuyển sang nghề buôn bán đồ điệngia dụng tại Trung tâm Thương mại Gia Nghĩa. Mặc dù thời điểm ban đầu còn gặpnhiều khó khăn, nhưng kể từ năm 2006 đến nay, việc kinh doanh buôn bán của giađình chị đã trở nên thuận lợi và “ăn nên, làm ra”. Giờ đây, vợ chồng chị đã trởthành những tiểu thương, đủ điều kiện để nuôi con ăn học đến nơi đến chốn, xâycất nhà cửa, mua sắm tiện nghi phục vụ cuộc sống…
Theo thống kê, hiện nay, hoạt động thương mại và dịchvụ trên địa bàn phường Nghĩa Thành đang chiếm tỷ lệ 75,4% trong cơ cấu kinh tế.Toàn phường đã có 75 doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH được thành lập và đanghoạt động có hiệu quả. Mục tiêu đến năm 2015, phường sẽ nâng tỷ lệ hoạt độngthương mại và dịch vụ lên từ 80-90% trong cơ cấu kinh tế. Để thực hiện mục tiêunày, phường sẽ tập trung tạo mọi điều kiện để cho người dân trên địa bàn chuyểnđổi nghề nghiệp từ nông dân trở thành thương nhân. Bà Đặng Thị Hồng Liên, Chủtịch UBND phường Nghĩa Thành cho biết: “Trước đây, phần lớn người dân trên địabàn phường Nghĩa Thành đều là nông dân, có thu nhập thấp và cuộc sống khó khăn.Thế nhưng, từ ngày thị xã Gia Nghĩa được thành lập đến nay, tỷ lệ người làmnông đã giảm đi một cách rõ rệt. Thay vào đó, người dân chuyển đổi sang cáchoạt động dịch vụ, kinh doanh buôn bán, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ côngnghiệp… Cùng với đó, cuộc sống người dân cũng ngày càng thay đổi và khá giảhơn. Mục tiêu trong khoảng 10 năm tới, phường sẽ nỗ lực giảm tỷ lệ hộ nông dânxuống dưới 10% dân số trên địa bàn…”.
Bài, ảnh: Ngàn Sâu