Mẹo vặt

Ngày Tự do Báo chí Thế giới 3/5 (World Press Freedom Day)

Kiên Trung 02/05/2024 16:59

Ngày Tự do Báo chí thế giới, viết tắt là WPFD (World Press Freedom Day) là ngày Liên Hợp Quốc dành riêng để cổ vũ và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của Tự do báo chí trên toàn thế giới, ngày 3 tháng 5.

Nguồn gốc ra đời ngày Tự do Báo chí thế giới

Theo đề nghị của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc, ngày 20/12/1993 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã công bố ngày 3 tháng 5 là "Ngày Tự do Báo chí thế giới" (Nghị quyết số 48/432) để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của tự do báo chí và nhắc nhở các chính phủ về bổn phận phải tôn trọng và duy trì quyền tự do ngôn luận theo Điều 19 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và đánh dấu ngày kỷ niệm Tuyên ngôn Windhoek, một tuyên ngôn về những nguyên tắc tự do báo chí do các nhà báo châu Phi đưa ra năm 1991.

Tính đến nay đã 31 năm kể từ lúc ngày Tự do Báo chí thế giới được ra đời. Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua đề nghị chọn ngày 3 tháng 5 là ngày Tự do Báo chí thế giới. Đề nghị này được đề ra bởi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc. Đây được cho là một hành động và bước đi vô cùng cần thiết của Liên Hợp Quốc. Họ muốn mọi người có một cái nhìn đúng đắn về báo chí và quyền tự do ngôn luận.

Ngày Tự do Báo chí thế giới được ra đời bởi rất nhiều những yếu tố tạo thành.

Thứ nhất, là Liên Hợp Quốc muốn các Quốc gia, cá nhân có một cái nhìn tích cực về ngành báo.

Thứ hai là muốn mọi người tôn trọng, ghi nhận những ảnh hưởng của báo chí tới đời sống.

Ngoài ra, Liên Hợp Quốc cũng muốn phát triển và duy trì quyền tự do ngôn luận. Một trong những đặc điểm và yếu tố cần có của một người làm báo chí.

Ý nghĩa và vai trò của ngày Tự do Báo chí thế giới

Vào ngày này, những cá nhân, tổ chức báo chí đều sẽ được tôn vinh, ghi nhận công sức. Họ đã phải làm việc cật lực trong năm để đưa đến mọi người những thông tin chính xác. Rất nhiều những trường hợp tồi tệ đã trở nên khả quan hơn sau khi được đưa tin. Ví dụ có các vụ việc trong bóng tối được minh oan và sáng tỏ hơn sau khi được lên báo.

Và để có được những thành tựu như vậy, có nhiều người làm báo đã phải hy sinh tính mạng. Thực sự đã có rất nhiều những nhà báo đã bỏ lại tính mạng để đưa tin tức. Họ phải liều mình lao vào những điểm nóng để thu thập thông tin, tài liệu viết báo.

Năm 2004 đã có tới 19 nhà báo đã bị giết hại tại Iraq và trong năm 2005 là 22. Và cũng trong năm 2005, có tới 107 nhà báo hoặc người làm việc truyền thông bị cầm tù. Hiện trạng đó phải được cải thiện, đó là ước muốn của nhiều người. Qua đó, ngày Báo chí này ra đời như để tri ân những người làm báo đã qua đời.

UNESCO đánh dấu "Ngày Tự do Báo chí thế giới" bằng việc nhắc tới Giải Guillermo Cano cho Tự do Báo chí trên thế giới trao cho một cá nhân, một tổ chức hay một cơ quan xứng đáng, đã có đóng góp xuất sắc vào việc bảo vệ hoặc làm tăng cao quyền tự do báo chí trên khắp thế giới, nhất là khi việc này được thực hiện lúc phải đối mặt với sự nguy hiểm. Được thiết lập năm 1997, giải này được trao theo sự tiến cử của một ban giám khảo độc lập gồm 14 chuyên gia về tin tức. Các tên ứng viên do các tổ chức phi chính phủ quốc tế và địa phương đấu tranh cho tự do báo chí và các nước thành viên UNESCO đề cử.

Giải được đặt tên như vậy để vinh danh Guillermo Cano Isaza, một nhà báo người Colombia đã bị ám sát ngay trước trụ sở tòa báo El Espectador của ông ở Bogotá, ngày 17/12/1986 vì ông viết nhiều bài tố cáo tội phạm của những ông trùm ma túy đầy thế lực ở Colombia.

x

    Nổi bật

        Mới nhất
        Ngày Tự do Báo chí Thế giới 3/5 (World Press Freedom Day)
        • Mặc định
        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO