Ngày này năm xưa 22/1: Khánh thành Nhà máy đường Vạn Điểm; công bố Pháp lệnh về Dân quân tự vệ

Nguyễn Ngọc| 22/01/2024 05:55

Ngày này năm xưa 22/1: Khánh thành Nhà máy đường Vạn Điểm - nhà máy đường lớn nhất miền Bắc; Lệnh của Chủ tịch nước công bố Pháp lệnh về Dân quân tự vệ.

Ngày này năm xưa 19/1: Phê duyệt chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt NamNgày này năm xưa 20/1: Thành lập Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì; mở màn chiến dịch Khe SanhNgày này năm xưa 21/1: Bác Hồ cùng đồng bào đón Tết đầu tiên của nước Việt Nam độc lập

Chuyên mục “Ngày này năm xưa” Báo Công Thương tổng hợp, giới thiệu những sự kiện ngày 22/1 trong nước và quốc tế; các sự kiện liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh trong ngày 22/1.

Sự kiện trong nước và ngành Công Thương

Ngày 22/1/1962: Khánh thành Nhà máy đường Vạn Điểm

Ngày này năm xưa 22/1: Khánh thành Nhà máy đường Vạn Điểm; công bố Pháp lệnh về Dân quân tự vệ
Nhà máy Đường Vạn Điểm/ Hội nghị Chiến sỹ thi đua 1980

Nhà máy đường Vạn Điểm là nhà máy đường lớn nhất miền Bắc lúc bấy giờ. Ngoài việc sản xuất đường, nhà máy còn sản xuất thêm bột giấy từ bã mía, phân bón từ bùn mía và vôi.

Ngày 22/1/1968: Mỹ triển khai chiến dịch Igloo White tại Việt Nam

Chiến dịch Igloo White là một kế hoạch của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam nhằm thiết lập một hệ thống thám báo tự động ngăn chặn sự chi viện của phe miền Bắc qua đường mòn Hồ Chí Minh vào cho phe Miền Nam.

Tuy nhiên, Igloo White nhanh chóng bị “bắt bài” bởi các kỹ sư Việt Nam. Sau đó, Việt Nam đã tổ chức các cuộc săn tìm, phá hủy các thiết bị do thám, hoặc đánh lừa thiết bị do thám bằng động vật. Điều này khiến Mỹ bị “báo động giả”, trút hàng tấn bom nhưng không tiêu diệt được quân giải phóng.

Ngày 22/1/1995: Ngày mất nhà văn Phùng Quán.

Nhà vǎn Phùng Quán sinh tháng 1/1932 tại xã Thuỷ Dương, huyện Hương Thuỷ, Thừa Thiên - Huế.

Tác phẩm của ông là "Vượt Côn Đảo" (tiểu thuyết), "Tuổi thơ dữ dội" (tiểu thuyết 3 tập) - giải thưởng hàng nǎm của Hội nhà vǎn - đã dựng thành phim "Tiếng hát trên địa ngục Côn Đảo".

Ngày 22/1/1996: Lệnh của Chủ tịch nước (số 45-L/CTN) công bố Pháp lệnh về Dân quân tự vệ.

Ngày này năm xưa 22/1: Khánh thành Nhà máy đường Vạn Điểm; công bố Pháp lệnh về Dân quân tự vệ

Ngày 22/1/1996: Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định số 138/1996/QĐ-BCN thành lập Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ Bộ Công nghiệp.

Ngày 22/1/1996: Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định số 142/1996/QĐ-BCN về việc giao Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam quản lý Liên hiệp SIMET Việt Nam.

Ngày 22/1/1997: Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định số 151/1997/QĐ-BCN về việc đổi tên Xí nghiệp Địa chất khai thác khoáng sản 304 thành Công ty Khoáng sản 304.

Ngày 22/1/2009: Chính phủ ban hành Nghị định số 06/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh rượu và thuốc lá.

Ngày 22/1/2009: Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định điều chỉnh phương án sắp xếp công ty nhà nước tại Quyết định số 345/2005/QĐ-TTg ngày 26/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.

Ngày 22/1/2010: Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 03/2010/TT-BCT quy định một số nội dung về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp.

Ngày 2/1/2013: Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 155/QĐ-BTC về việc công bố giá bán điện thương phẩm bình quân áp dụng làm giá tính thuế tài nguyên nước thiên nhiên sản xuất thủy điện.

Ngày 22/1/2013: Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 484/QĐ-BCT về Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo thương mại biên giới và Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo.

Ngày 22/1/2014: Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 794/QĐ-TTG về danh mục thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương.

Ngày 22/1/2019: Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 03/2019/TT-BCT quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.

Ngày 22/1/2020: Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 321/QĐ-BCT về Mục tiêu chất lượng và Kế hoạch thực hiện Mục tiêu chất lượng của Bộ Công Thương.

Ngày 22/1/2020: Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 04/2020/TT-BCT về Quy định về đấu giá hạn ngạch thuế quan nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng theo Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.

Ngày 22/1/2020: Bộ Công Thương ban hành Quy định về nguyên tắc điều hành nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan đối với mặt hàng muối và trứng gia cầm năm 2020.

Ngày 22/1/2020: Bộ Công Thương ban hành Quy định về việc nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu theo hạn ngạch thuế quan theo Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.

Sự kiện quốc tế

Ngày 22/1/1901: Edward VII lên ngôi vua sau cái chết của mẹ ông, nữ hoàng Victoria.

Ngày 22/1/1908: Ngày sinh của Lev Davidovich Landau.

Ông là nhà vật lý nổi tiếng Nga, người sáng lập trường phái vật lý, lý thuyết Liên Xô. Nǎm 18 tuổi ông đã đǎng tác phẩm khoa học đầu tiên. Nǎm 1937 ông phát minh ra "Hiện tượng từ tính Landau" nổi tiếng. Ông được trao tặng giải thưởng Lênin, ba lần được giải thưởng quốc gia, là Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học. Nǎm1954 được tặng danh hiệu Anh hùng lao động, được tặng giải Nôbel vật lý. Ông qua đời ngày 1/4/1968.

Ngày 22/1/1984: Apple giới thiệu phiên bản máy tính Mac đầu tiên.

Ngày này năm xưa 22/1: Khánh thành Nhà máy đường Vạn Điểm; công bố Pháp lệnh về Dân quân tự vệ

Macintosh hay còn được gọi là Mac là dòng sản phẩm máy tính cá nhân được thiết kế, phát triển, và đưa ra thị trường bởi Apple Inc.

Chiếc máy Macintosh đầu tiên lần đầu tiên được giới thiệu trong một đoạn video quảng cáo dài 60 giây, chiếu tại trận SuperBowl XVIII ngày 22/1/1984.

Đây là chiếc máy tính cá nhân đầu tiên được thương mại hóa thành công với đặc điểm điều khiển bằng chuột và giao diện người dùng đồ họa hơn là giao diện dòng lệnh.

Ngày 22/1/2006: Evo Morales tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Bolivia, trở thành vị Tổng thống người bản xứ đầu tiên của nước này.

Sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 22/1/1924: Nguyễn Ái Quốc đang học và làm việc tại Liên Xô thì nhận được tin V.I.Lenin đã từ trần vào đêm hôm trước (21/1/1924). Nguyễn Ái Quốc đã tới trụ sở Quốc tế Nông dân ở Moscow để dự phiên họp bất thường. Tại đây, Nguyễn Ái Quốc được phân công cùng một số đồng chí khác viết “Lời kêu gọi của Quốc tế Nông dân”. Văn kiện kêu gọi: “Nghĩa vụ thiêng liêng của chúng ta là thực hiện những lời khuyên quan trọng nhất của Lenin. Điểm quan trọng nhất trong di huấn chính trị của Người là thực hiện liên minh công nông, củng cố khối đoàn kết nông dân ở nông thôn và công nhân ở thành thị... Hãy cất lên thật to, thật mạnh giữa quần chúng nông dân lời kêu gọi: Nông dân và công nhân ở tất cả các nước hãy đoàn kết lại!”.

Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô (1923). Ảnh tư liệu
Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô (1923). Ảnh tư liệu

Ngày 22/1/1933: Lúc 17h chiều, Tống Văn Sơ (bí danh của Nguyễn Ái Quốc) trong bộ cánh cải trang một thương nhân giàu có bí mật cùng thư ký riêng của Luật sư Lôdơbi rời bến bằng một chiếc thuyền riêng do Thống đốc Hồng Công bố trí để lên con tàu “An Huy” đỗ sẵn ở ngoài khơi lên đường đi Hạ Môn, từ đó đến Thượng Hải và sang Nga, kết thúc “Vụ án Hồng Kông” phá âm mưu trục xuất Nguyễn Ái Quốc để giao cho mật thám Pháp ở Đông Dương thực hiện bản án tử hình vắng mặt của Toà án Nam triều đã tuyên từ năm 1929. Theo dõi rất sát vụ án này, nhưng phải đến hơn hai tháng sau (25/3) Pháp mới biết Nguyễn Ái Quốc đã thoát khỏi Hồng Kông và phát lệnh truy nã.

Ngày 22/1/1947: Bác Hồ viết bài thơ “Chúc Tết” để chúc mừng Tết Đinh Hợi. Đây là Tết cả nước kháng chiến. Mặt trận Hà Nội vẫn đang rền tiếng súng xen lẫn pháo đón giao thừa của các chiến sĩ quyết tử. Bài thơ “Chúc Tết” của vị Chủ tịch nước Việt Nam độc lập thực sự là một hiệu kèn xung trận:

“Cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió / Tiếng kèn kháng chiến vang dậy non sông / Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến / Chí ta đã quyết lòng ta đã đồng / Tiến lên chiến sĩ! Tiến lên đồng bào! / Sức ta đã mạnh, người ta đã đông / Trường kỳ kháng chiến, nhất định thắng lợi! / Thống nhất độc lập, nhất định thành công!”

Ngày 22/1/1952: Biết tin Thứ trưởng Bộ Giao thông công chính, kỹ sư Đặng Phúc Thông qua đời, Bác gửi điện chia buồn: “Tôi rất thương tiếc, vì chú Thông là một cán bộ cao cấp xuất sắc của Chính phủ, một chiến sĩ trung thành của dân tộc và một người bạn tốt của tôi”.

Ngày 22/1/1962: Bác Hồ và Anh hùng Ghéc-man Ti-Tốp thăm Vịnh Hạ Long.

Ngày này năm xưa 22/1: Khánh thành Nhà máy đường Vạn Điểm; công bố Pháp lệnh về Dân quân tự vệ
Bác Hồ cùng Ghéc-man Ti-Tốp trên tàu Hải Lâm thăm Vịnh Hạ Long ngày 22/1/1962. Ảnh: Thông tấn xã Việt Nam

Trong buổi đi thăm vịnh Hạ Long trên chiếc tàu Hải quân, qua các hòn đảo, hang động của Vịnh, Bác khen ngợi cảnh quan nơi đây nơi nào cũng đẹp.

Bác và Anh hùng Ghéc man Ti-tốp đã dừng chân ở một hòn đảo nhỏ. Hòn đảo đó sau này được đặt tên là Đảo Ti Tốp. Trưa hôm ấy, Bác Hồ, Anh hùng Ghéc-man Ti-Tốp và những cán bộ chiến sĩ đi cùng ăn trưa trên một tảng đá trên đảo.

Nguyễn Ngọc

Theo congthuong.vn
https://congthuong.vn/ngay-nay-nam-xua-221-khanh-thanh-nha-may-duong-van-diem-cong-bo-phap-lenh-ve-dan-quan-tu-ve-299414.html
Copy Link
https://congthuong.vn/ngay-nay-nam-xua-221-khanh-thanh-nha-may-duong-van-diem-cong-bo-phap-lenh-ve-dan-quan-tu-ve-299414.html
x

    Nổi bật

        Mới nhất
        Ngày này năm xưa 22/1: Khánh thành Nhà máy đường Vạn Điểm; công bố Pháp lệnh về Dân quân tự vệ
        • Mặc định
        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO