Ngày 5/8, tại TP Cần Thơ, BộGD&ĐT tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2011-2012 và sơ kết 4 năm phongtrào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Phó Thủ tướngChính phủ Nguyễn Thiện Nhân đến dự.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đánh giácao về những kết quả mà ngành Giáo dục đã đạt được trong 4 năm thực hiện phongtrào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực".Ảnh: VGP/Từ Lương |
Năm học có nhiều điểm nhấn
Theo Bộ GD&ĐT, kết thúc năm học2011-2012, 100% tỉnh, thành phố đã phê duyệt và triển khai thực hiện Đềán Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010 - 2015 của địaphương, có 9 tỉnh đăng ký hoàn thành mục tiêu phổ cập GDMN cho trẻ em mầm non 5tuổi ngay trong năm 2012 (Hoà Bình, Phú Thọ, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh,Vĩnh Phúc, Thái Bình, Khánh Hoà, TP. Hồ Chí Minh).
Điểm nổi bật của giáo dục trung họcnăm nay là điều chỉnh nội dung các môn học theo hướng tinh giản. Các nhà trườngđã thực hiện tốt kế hoạch dạy học, phân phối chương trình chi tiết theo khungthời gian 37 tuần thực học. Ngoài ra, các Sở GD&ĐT còn chủ động biên soạnbộ tài liệu về giáo dục địa phương hoặc chỉ đạo việc dạy tích hợp các nội dunggiáo dục kỹ năng sống, giáo dục văn hoá địa phương qua một số môn học và nghệthuật hát dân gian truyền thống.
Năm nay, Bộ GD&ĐT chỉ đạo triểnkhai dạy tiếng Anh theo chương trình mới cho 291.020 học sinh lớp 3 của 2.040trường thuộc 50 tỉnh/thành phố có đủ điều kiện về giáo viên và cơ sở vật chất;triển khai thí điểm tiếng Anh lớp 4 tại 20 tỉnh, 92 trường với 94 giáo viên và13.000 học sinh. Điều đáng mừng là hầu hết các em ở các tỉnh thí điểm đều đạtyêu cầu, hơn 70% đạt khá, giỏi khi làm bài kiểm tra định kỳ theo chuẩn châu Âuvà theo hướng dẫn về kiểm tra đánh giá của Bộ GD&ĐT.
Tính đến nay, toàn quốc có 59/63tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Đây là thànhtích ấn tượng về phổ cập giáo dục của ngành.
Năm học 2011-2012 còn chứng kiếnthành tích nổi bật của các đội tuyển học sinh giỏi tham gia các kỳ thi quốc tế.Tất cả các em dự thi các môn đều đạt huy chương, đặc biệt, lần đầu tiên đoànViệt Nam đoạt giải Nhất cuộc thi thế giới (Intel ISEF) về nghiên cứu khoa họckỹ thuật. Đội tuyển Toán đã trở lại TOP 10 nước mạnh nhất thế giới.
Các cuộc vận động và phong trào thiđua như "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh","Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", "Haikhông" hay "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương về đạo đức, tự học vàsáng tạo" tiếp tục được thực hiện một cách sâu rộng thông qua các hoạtđộng cụ thể, gắn với mục tiêu giáo dục toàn diện.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trao đổi với cácđại biểu. Ảnh: VGP/Từ Lương |
Phong trào “Xây dựng trường học thânthiện, học sinh tích cực" chuyển biến về chất
Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT TrầnQuang Quý, phong trào thi đua này được cả xã hội chung tay thực hiện. Tỉlệ trường mầm non, phổ thông tham gia đến nay đã đạt tỷ lệ 99,75% (tăng 3,46%so với sơ kết 3 năm). Ở hầu hết các tỉnh, thành phố đã có sự tham gia của cáctrung tâm giáo dục thường xuyên và một số trường trung cấp chuyên nghiệp.Quang cảnh nhà trường tiếp tục được cải thiện, khang trang, xanh, sạch, đẹp, antoàn và các trường thực hiện “3 đủ” (đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở). Trong số40.000 nhà trường trên cả nước đã xây mới 60.000 nhà vệ sinh, góp phần làm cácmái trường thân thiện với học sinh hơn.
Đặc biệt, phong trào này đã tác độngmạnh mẽ tới việc giáo dục truyền thống, đạo đức, lối sống cho học sinh. Thôngqua việc tìm hiểu và sửa sang cảnh quan các di tích lịch sử, văn hóa, việc chămsóc các mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình liệt sĩ, thương binh, người có công, họctập những gương chiến đấu, lao động… đã làm cho học sinh gắn bó với mái trường,với quê hương đất nước. Qua đó, bài học trong sách vở trở nên sống động hơn quatiết học ở bảo tàng, thực địa, làng nghề, danh thắng, di tích, làn điệu văn hóadân gian, trò chơi dân gian, lễ hội văn hóa các dân tộc... Thông qua các hoạtđộng văn hóa, thể thao góp phần tích lũy tri thức, rèn luyện ý chí, thái độ, kĩnăng cho trẻ mầm non và học sinh phổ thông. Công tác tuyên truyền về chủ quyềnbiển đảo quốc gia được các nhà trường chủ động triển khai.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đánhgiá cao về những kết quả mà ngành Giáo dục đã đạt được trong 4 năm thực hiệnphong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tíchcực".
Theo Phó Thủ tướng, năm học vừa qua,các địa phương đã làm khá tốt việc thực hiện giáo dục văn hóa dân tộc, rènluyện thân thể và ý chí của học sinh thông qua các môn võ cổ truyền dân tộc.Phó Thủ tướng giao Bộ GD&ĐT tiếp tục xây dựng các bộ tài liệu giáo dục kỹnăng sống cho học sinh và quan tâm xây dựng chính sách đối với vùng đặc biệtkhó khăn và vùng đồng bào dân tộc.
Liên quan đến cơ sở vật chất và kiêncố hóa trường lớp học, Phó Thủ tướng cho biết, những năm qua ngân sách Nhà nướcđã chi 24.400 tỷ đồng để kiên cố hóa trường lớp học. Dự kiến, số vốn cần có đểgiải quyết được 100% yêu cầu này cần tới 157.000 tỷ đồng. Với nguồn vốn dự báolớn như vậy, Phó Thủ tướng đề nghị cần quản lý và sử dụng ngân sách hiệu quảhơn.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng lưu ýngành Giáo dục cần thảo luận nghiêm túc, từ đó sớm có giải pháp giải quyết dứtđiểm tình trạng dạy thêm, học thêm, nhất là ở khu vực thành thị.
V.D (Theo Chinhphu.vn)