Giáo dục - Đào tạo

Ngành Giáo dục Ðắk Nông nâng cao chất lượng, khẳng định vị thế

Nguyễn Hiền - Phong Vũ 20/11/2024 13:45

Những ngày đầu tái lập tỉnh, ngành Giáo dục tỉnh Đắk Nông gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, với sự quan tâm đầu tư về mọi mặt, đến nay, ngành Giáo dục Đắk Nông đạt được những kết quả đáng ghi nhận, từng bước khẳng định vị thế của mình.

cover-pc2.jpg

Những ngày đầu tái lập tỉnh, ngành Giáo dục tỉnh Đắk Nông gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, với sự quan tâm đầu tư về mọi mặt, đến nay, ngành Giáo dục Đắk Nông đạt được những kết quả đáng ghi nhận, từng bước khẳng định vị thế của mình.

tit1.jpg

Những ngày đầu tái lập tỉnh, hầu hết trường lớp, nhất là ở vùng sâu, vùng xa là phòng tạm, mượn và bán kiên cố. Để đáp ứng nhu cầu học tập của con em, nhiều chương trình, đề án đã được tỉnh triển khai, mang lại diện mạo mới cho các cơ sở giáo dục.

Cụ thể, năm 2004, toàn tỉnh chỉ có 174 cơ sở giáo dục, 3.315 phòng học, hơn 105.000 học sinh. Cơ sở vật chất thiếu thốn, trang thiết bị dạy học hạn chế, tỷ lệ phòng học kiên cố thấp. Nhiều xã, nhất là vùng sâu, vùng xa chưa có trường mầm non.

quy mo truong hoc

Đến năm học 2024-2025, toàn tỉnh có 370 cơ sở giáo dục, 5.460 phòng học với 187.973 học sinh, tăng 196 cơ sở và hơn 82.000 học sinh so với năm 2004. Ngoài ra, tỉnh đã phát triển được 42 cơ sở giáo dục ngoài công lập, cùng 71 trung tâm học tập cộng đồng phủ khắp các xã, phường, thị trấn. Hệ thống cơ sở giáo dục được bố trí hợp lý, bảo đảm phục vụ nhu cầu học tập của người dân.

h2.jpg
Đồng chí Tôn Thị Ngọc Hạnh, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra thực tế để kịp thời có giải pháp khắc phục cũng như tăng cường cơ sở vật chất hợp lý cho các cơ sở giáo dục

Một trong những thành tựu nổi bật của ngành Giáo dục Đắk Nông là thực hiện kiên cố hóa trường lớp các cấp, tạo điều kiện cho con em học tập tốt nhất. Năm 2013, toàn tỉnh có 4.759 phòng học, trong đó, khoảng 2.150 phòng học kiên cố, chỉ chiếm 45,2%. Đến năm 2023, số phòng học tăng lên 5.460, với 3.553 phòng học kiên cố, đạt tỷ lệ 65%.

info2.jpg

Ở cấp mầm non, tỷ lệ phòng học kiên cố tăng từ 12% lên 46%. Cấp tiểu học tăng từ 33,5% lên 56,4%. Cấp THCS và THPT cũng có sự cải thiện rõ rệt. Tỷ lệ phòng học kiên cố của THCS tăng từ 78,6% lên 79,6%, trong khi THPT duy trì tỷ lệ kiên cố hóa 100% cho các phòng học.

h3.jpg
Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc ở phường Nghĩa Tân, TP. Gia Nghĩa đầu tư thư viện, tạo điều kiện cho học sinh nâng cao thói quen đọc sách

Ngoài ra, hệ thống các trường PTDTNT và bán trú dần được mở rộng. Hiện nay, tỉnh có 7 trường PTDTNT và 2 trường phổ thông dân tộc bán trú, tạo điều kiện cho học sinh dân tộc thiểu số học tập, sinh hoạt. Ngành Giáo dục đầu tư mạnh vào việc nâng cấp các trường nội trú với tổng vốn gần 32 tỷ đồng trong giai đoạn 2021-2025.

h4.jpg
Hệ thống trường tư thục phát triển mạnh, đáp ứng nhu cầu học tập của con em các cấp học trên địa bàn tỉnh (Ảnh: Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tôn Thị Ngọc Hạnh kiểm tra cơ sở vật chất tại Trường THCS-THPT Trương Vĩnh Ký ở huyện Đắk Mil)

Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia được xác định là nhiệm vụ chính trị quan trọng nên luôn được tỉnh, ngành Giáo dục, các địa phương quan tâm.

Nếu năm 2004, toàn tỉnh chỉ có một trường đạt chuẩn quốc gia thì đến nay con số này đã tăng lên 207 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm 65,3% tổng số cơ sở giáo dục toàn tỉnh. Riêng trong năm 2023-2024, toàn tỉnh xây dựng 18 trường đạt chuẩn quốc gia ở các bậc học.

box2.jpg
h5.jpg
Trường THPT Chu Văn An ở TP. Gia Nghĩa được xây dựng khang trang, đầy đủ phòng học và các phòng chức năng.
tit2.jpg

Bám sát tinh thần Nghị quyết số 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong những năm qua, chất lượng giáo dục của tỉnh Đắk Nông đã có những bước phát triển mạnh mẽ và toàn diện.

Theo ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh, sự chuyển biến lớn nhất chính là việc chuyển từ giáo dục định hướng nội dung sang định hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo ở tất cả các bậc học. Mỗi bậc học, ngành đều đề ra những nhiệm vụ trọng tâm để có kế hoạch, chiến lược phát triển hợp lý.

h6.jpg
Giáo viên Trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai ở TP. Gia Nghĩa luôn chú trọng đổi mới phương pháp dạy học

Bậc mầm non, Đắk Nông chú trọng xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, giúp trẻ phát triển toàn diện về phẩm chất và năng lực. Từ năm 2013, tỷ lệ trẻ đến trường tăng hơn 4%, tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi ra lớp tăng hơn 1,8%. Đắk Nông đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi từ năm 2015.

2.jpg
Giờ học của học sinh Trường mầm non Hoa Hồng, xã Đắk Búk So, huyện Tuy Đức

Hiện nay, 100% lớp học mầm non trên địa bàn tỉnh đều tổ chức dạy 2 buổi/ngày, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi giảm còn dưới 1,8% cho nhà trẻ và 1,79% cho trẻ mẫu giáo.

Năm học 2023-2024, 100% trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non; tỷ lệ trẻ đến trường đạt 63,9%, trong đó, trẻ nhà trẻ đạt 17%, trẻ mẫu giáo đạt 85,3%, trẻ 5-6 tuổi đạt 99,4%, và tỷ lệ trẻ ăn bán trú đạt 92,5%, với trẻ 5 tuổi đạt 100%.

h7.jpg
Trường mầm non Hoa Phượng Vàng ở phường Nghĩa Tân, TP. Gia Nghĩa chú trọng tăng cường kỹ năng và hoạt động trải nghiệm cho trẻ

Bậc tiểu học đã đồng loạt cải tiến phương pháp dạy học và đánh giá, khuyến khích học sinh phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo. Giáo viên tập trung vào việc tăng cường kỹ năng thực hành, áp dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề thực tiễn và đa dạng hóa hình thức học tập.

Các trường đẩy mạnh hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học và tổ chức dạy học tích hợp, liên môn linh hoạt. Nhờ đó, chất lượng giáo dục có những chuyển biến tích cực so với năm trước. Kết quả, 97% học sinh tiểu học hoàn thành chương trình lớp học; 82,2% trường tổ chức dạy 2 buổi/ngày từ lớp 1 đến lớp 4 và 7.871 học sinh tham gia bán trú, chiếm 10,6%.

h8.jpg
Tiết học tại Trường tiểu học Thăng Long ở phường Nghĩa Trung, TP. Gia Nghĩa trở nên sinh động khi giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng đồ dùng trực quan.

Trong năm học 2023-2024, bậc THCS tỉnh Đắk Nông có gần 50% học sinh đạt kết quả học tập loại khá, giỏi và tốt, với tỷ lệ tốt nghiệp THCS đạt 99,71%.

Bậc THPT có gần 60% học sinh được đánh giá ở mức khá, giỏi và tốt. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm 2024 đạt 98,65%, tăng 1,15% so với năm 2023. Đặc biệt, có 15/34 trường THPT đạt tỷ lệ tốt nghiệp 100%. Số học sinh đạt điểm tối đa trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tăng so với năm trước.

info1.jpg
h9.jpg
Học sinh bậc THPT được rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu

Chất lượng giáo dục mũi nhọn ở Đắk Nông phát triển bền vững và toàn diện qua các cấp học. Kết quả cho thấy, tỷ lệ học sinh đoạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh và quốc gia tại các trường THPT ngày càng tăng.

Tỷ lệ tốt nghiệp THPT duy trì trên 97% mỗi năm và có hơn 48% học sinh đỗ vào các trường đại học. Điều này minh chứng cho hiệu quả tích cực của giáo dục mũi nhọn của tỉnh trong hơn 20 năm qua.

ghep1.jpg
tit3.jpg

Để đạt được những kết quả trên, dưới sự chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở GD-ĐT luôn thích ứng để đổi mới đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Trong mỗi thời kỳ, ngành Giáo dục đã linh hoạt, sáng tạo trong công tác quản lý, chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ, mục tiêu đề ra.

h10.jpg
Học sinh con em dân tộc thiểu số ở các trường vùng sâu, vùng xa luôn được quan tâm, tạo mọi điều kiện học tập tốt nhất

Trong đại dịch Covid-19, ngành Giáo dục Đắk Nông linh hoạt triển khai các giải pháp để duy trì việc học, tổ chức dạy trực tuyến và qua truyền hình, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin. Đồng thời, ngành phối hợp hỗ trợ thiết bị học tập và kết nối internet cho học sinh vùng sâu, vùng xa. Các khóa đào tạo kỹ năng công nghệ được tổ chức cho giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy trực tuyến.

dau-tu-toan-tinh.jpg

Trong bối cảnh thiếu giáo viên, ngành Giáo dục đã linh hoạt áp dụng nhiều biện pháp để khắc phục, bảo đảm chất lượng giảng dạy. Tỉnh tối ưu hóa đội ngũ hiện có, điều chỉnh số lượng giáo viên hợp đồng đáp ứng 70% nhu cầu và đào tạo nhân viên chuyển sang biên chế giáo viên.

tong so giao vien

Các trường khuyến khích giáo viên tăng tiết, hỗ trợ trường thiếu nhân lực, bảo đảm tiến độ học tập không gián đoạn. UBND tỉnh chỉ đạo phân bổ nhân sự giữa các trường và địa phương để sử dụng đội ngũ giáo viên hiệu quả hơn. Đắk Nông thúc đẩy xã hội hóa giáo dục, phát triển các trường tư thục nhằm giảm áp lực cho hệ thống công lập.

ghep2.jpg

Với số lượng đông học sinh dân tộc thiểu số, ngành Giáo dục Đắk Nông đã đặt mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số, chú trọng tham mưu UBND tỉnh các chính sách đặc thù hỗ trợ như sách vở, chế độ ăn bán trú, hỗ trợ khoảng cách đến trường…. Đến nay, tỷ lệ huy động học sinh dân tộc thiểu số tăng, số học sinh bỏ học giảm, góp phần củng cố kết quả phổ cập giáo dục.

Năm học 2023-2024, tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi người dân tộc thiểu số đến lớp đạt 99%, học sinh dân tộc thiểu số ở các cấp đạt trên 98%. Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, toàn tỉnh có 6/15 trường PTDTNT đạt tỷ lệ tốt nghiệp 100%.

phat ngon PC

Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Đắk Nông cho biết, tỉnh Đắk Nông luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu nên những năm qua, ngành Giáo dục đã nhận được sự hỗ trợ thiết thực từ cấp ủy, chính quyền các cấp. Các chính sách “đòn bẩy” từ tỉnh giúp khắc phục khó khăn và nâng cao chất lượng giáo dục.

h11.jpg
Ngành Giáo dục luôn được đón nhận sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh (Ảnh: Lãnh đạo tỉnh Đắk Nông tham dự Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Trường THPT chuyên Nguyễn Chí Thanh)

Ở các lĩnh vực, ngành Giáo dục đều đạt được những thành tựu, dấu ấn nhất định. Thành công đó là nhờ sự nỗ lực không ngừng của các thế hệ lãnh đạo ngành Giáo dục qua các thời kỳ cùng toàn thể cán bộ, giáo viên và sự đồng hành của phụ huynh, cộng đồng.

img_3587(1).jpg
Thay mặt Thường trực Tỉnh ủy Đắk Nông, đồng chí Hồ Văn Mười, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh gửi lẵng hoa tươi thắm tới cán bộ lãnh đạo, thầy giáo, cô giáo nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

"Những năm tiếp theo, ngành tiếp tục chú trọng nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục đại trà, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, từng bước rút ngắn khoảng cách chất lượng giáo dục giữa các vùng. Toàn ngành tập trung mọi nguồn lực để tăng tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia các cấp, thực hiện có hiệu quả chương trình đổi mới giáo dục ở các bậc học", ông Hải thông tin.

27 nha giao

Nội dung, ảnh: Nguyễn Hiền
Trình bày, đồ họa: Phong Vũ

end.jpg

Đọc tiếp

    Nổi bật

        Mới nhất
        Ngành Giáo dục Ðắk Nông nâng cao chất lượng, khẳng định vị thế
        • Mặc định
        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO