Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận vừacó chỉ thị yêu cầu giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyênvà giáo dục chuyên nghiệp tập trung thực hiện tốt 4 nhiệm vụ trọng tâm trongnăm học 2011-2012. Trong đó, việc giảm tải ở GD phổ thông tiếp tục được đề cập.
Theo đó, 4 nhiệm vụ trọng tâm đó là: Thứ nhất, nâng cao chất lượng vàhiệu quả hoạt động giáo dục; thứ hai, tiếp tục đổi mới công tác quản lýgiáo dục; thứ ba, chăm lo, đầu tư phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộquản lý giáo dục; thứ tư, phát triển mạng lưới trường, lớp và tăng cườngcơ sở vật chất, thiết bị giáo dục.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nhấn mạnh,ngành giáo dục tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức vàphong cách Hồ Chí Minh; đẩy mạnh cuộc vận động "Mỗi thầy, cô giáo là mộttấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua "Xâydựng trường học thân thiện, học sinh tích cực".
Tiếp tục rà soát, điều chỉnh nộidung dạy học và kiểm tra, đánh giá ở giáo dục phổ thông theo hướng giảm tải,phù hợp mục tiêu giáo dục. Tăng cường công tác giáo dục toàn diện và quản lýhọc sinh, sinh viên. Chú trọng và tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị, vănhóa truyền thống, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, kỹ năng thực hành, ý thứctrách nhiệm xã hội; tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thểthao, công tác chăm sóc sức khỏe; chú trọng công tác bảo đảm an ninh, trật tựtrường học; giáo dục an toàn giao thông; phòng chống bạo lực, tệ nạn xã hội, tainạn thương tích, đuối nước, dịch bệnh đối với học sinh, sinh viên.
Tiếp tục khảo sát, nghiên cứu, điềuchỉnh, bổ sung và thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ giáo viên và học sinh,đặc biệt đối với học sinh bán trú ở vùng dân tộc, miền núi, hải đảo, vùng đặcbiệt khó khăn. Từng bước nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục của trườngphổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú. Tổ chức triển khai cóhiệu quả các giải pháp tăng cường tiếng Việt, dạy và học tiếng dân tộc thiểu sốở các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.Quan tâm đặc biệt đối với học sinh các dân tộc rất ít người.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thôngtin trong đổi mới phương pháp dạy - học và công tác quản lý giáo dục. Tập trungthanh tra chuyên đề, thanh tra chuyên môn. Tăng cường thanh tra các cơ sở giáodục và đào tạo ngoài công lập và cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài. Nâng caochất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức, viênchức và học sinh, sinh viên trong toàn ngành.
Ngoài những nhiệm vụ chung, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cũng đưa ra yêu cầu đốivới từng cấp học.
Cụ thể, đối với Giáo dục mầm non,tiếp tục củng cố, mở rộng quy mô, mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non phù hợp vớitình hình thực tiễn của địa phương, tăng tỷ lệ huy động trẻ đến trường, đạt 25%trẻ độ tuổi nhà trẻ và 85% trẻ ở độ tuổi mẫu giáo.
Thực hiện Đề án phổ cập giáo dục mầmnon cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010-2015, tập trung chỉ đạo các địa phương ưutiên các nguồn lực để đảm bảo lộ trình thực hiện phổ cập, trong năm học này cóít nhất 10 tỉnh được công nhận đạt chuẩn. Đầu tư đồ dùng, đồ chơi, trang thiếtbị giáo dục tối thiểu phục vụ triển khai mở rộng việc thực hiện chương trìnhgiáo dục mầm non mới. Triển khai tự đánh giá tất cả các trường mầm non, trườngmẫu giáo, nhà trẻ. Thí điểm đánh giá ngoài một số trường để triển khai đại tràtrong năm học tiếp theo.
Đối với Giáo dục phổ thông:Tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổcập giáo dục trung học cơ sở; củng cố, nâng cao chất lượng công tác phổ cậpgiáo dục.
Điều chỉnh nội dung dạy học theohướng giảm tải, tiếp tục đổi mới phương pháp giáo dục, phương pháp dạy học vàkiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổthông; điều chỉnh để từng bước hoàn thiện việc tổ chức thi tốt nghiệp trung họcphổ thông nhằm khắc phục những bất cập trong những năm qua; triển khai tự đánhgiá, đẩy mạnh triển khai đánh giá ngoài các trường tiểu học, trung học cơ sở,trung học phổ thông.
Bên cạnh đó, triển khai Đề án dạy vàhọc ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020 đối với cáctrường tiểu học, trung học cơ sở có đủ điều kiện, tích cực chuẩn bị các điềukiện để thực hiện đề án của các trường khác; tiếp tục triển khai Đề án pháttriển hệ thống trường trung học phổ thông chuyên giai đoạn 2010-2020. Từng bướctham gia chương trình quốc tế (PISA)đánh giá kết quả học tập của học sinh phổ thông.
Đối với Giáo dục thườngxuyên, nâng cao nhận thức cho mọi người về học tập suốt đời và xâydựng xã hội học tập. Củng cố mô hình hoạt động của các trung tâm giáo dụcthường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng theo hướng một cơ sở thực hiện nhiềunhiệm vụ; tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và pháttriển đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các cơ sở giáo dục thường xuyên; tăng cườngcác biện pháp nâng cao chất lượng dạy học chương trình giáo dục thường xuyên;trình Chính phủ phê duyệt và triển khai Đề án xây dựng xã hội học tập và Đề ánXóa mù chữ giai đoạn 2011-2020.
Đối với Giáo dục chuyên nghiệp,thực hiện phân luồng và tăng quy mô, chất lượng, hiệu quả đào tạo trung cấpchuyên nghiệp; triển khai thực hiện các giải pháp để phân luồng học sinh sautrung học cơ sở vào học trung cấp chuyên nghiệp. Tăng cường các điều kiện đảmbảo chất lượng đào tạo, chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cánbộ quản lý cơ sở giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Tiếp tục triển khai nhiệm vụđào tạo theo nhu cầu xã hội, đáp ứng quy hoạch phát triển nguồn nhân lực củacác địa phương; đẩy mạnh hợp tác với các đơn vị sử dụng nhân lực; tăng cườnghợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.
V.D (Theo Dantri)