Để bảo vệ và phát triển bền vữngcác hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, các loài và nguồn gene quý hiếm, Việt Namcó kế hoạch đến năm 2020 sẽ thành lập 41 khu bảo tồn mới.
Vườn quốc gia Cát Tiênđược xem như là "báu vật" thiên nhiên của Việt Nam với rất nhiều loàiđộng, thực vật quý hiếm |
Ngày 24/9,Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã giới thiệu Chiến lược quốcgia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030. Cụ thể, năm 2020,diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên trên cạn đạt 9% diện tích lãnh thổ;diện tích khu bảo tồn biển đạt 0,24% diện tích vùng biển; độ che phủ rừngđạt 45%; có 10 khu Ramsar, 10 khu dự trữ sinh quyển, 10 vườn di sảnASEAN.
Tổng cụcMôi trường cũng công bố Dự thảo quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học củacả nước. Theo đó, Việt Namsẽ thành lập 41 khu bảo tồn với tổng diện tích 775.000 ha. Năm 2030, Việt Nam lập thêm 23khu bảo tồn nữa. Hiện Việt Namcó 148 khu bảo tồn.
Theo ôngPhạm Anh Cường, Cục trưởng Cục bảo tồn đa dạng sinh học, Việt Nam là nước có đa dạng sinh học caotrên thế giới với nhiều kiểu sinh thái, sinh cảnh. Việt Nam nằm trong 238 vùngsinh thái ưu tiên toàn cầu được Quỹ bảo tồn thiên nhiên quốc tế (WWF) ghi nhận,trong đó nhiều loài đặc hữu, nguy cấp được ghi nhận trong sách dó của ICUN vàcủa Việt Nam.
Tuy nhiên,theo ông Cường, mặc dù Chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong bảo tồn đa dạng sinhhọc, nhiều văn bản chính sách được ban hành, nhưng thực tế, đa dạng sinh họctrên đà suy giảm và suy thoái. Nguyên nhân do việc khai thác quá mức, trái phépvà buôn bán tiêu thụ trái phép động thực vật hoang dã. Ngoài ra còn do sự xâmlấn của các loài sinh vật ngoại lại, sinh cảnh bị chia cắt do chuyển đổi mụcđích sử dụng đất, phát triển hạ tầng, thủy điện.
Đa dạngsinh học là nền tảng của nền kinh tế xanh, bảo tồn đa dạng sinh học là mộttrong các giải pháp then chốt nhằm thích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổikhí hậu. Bảo tồn đa dạng sinh học gắn với sử dụng bền vững đa dạng học góp phầngiảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
|
Nguồn Vnexpress