Chính trị

Muốn thành công phải lăn lộn với nghề

P.V 28/05/2024 10:04

Đằng sau mỗi tác phẩm bao chí là bao chuyện vui buồn. Nhà báo muốn có những tác phẩm hay, để đời thì phải lao động miệt mài, phải dấn thân, lăn lộn với nghề

anh-web.jpg

Đằng sau mỗi tác phẩm bao chí là bao chuyện vui buồn. Nhà báo muốn có những tác phẩm hay, để đời thì phải lao động miệt mài, phải dấn thân, lăn lộn với nghề.

tit-phu-so-ct-1-.jpg

Trong một lần tác nghiệp tại xã Đắk Sắk, huyện Đắk Mil, Đắk Nông, tôi được nghe người dân nói về du sam - một loại cây quý hiếm, được xếp vào nhóm 1A hiện nay đang bị triệt hạ.

Từ đó, tôi đã từng bước tìm hiểu, xâu chuỗi vấn đề, lên kế hoạch để viết loạt bài về “Quần thể du sam trên đỉnh Nâm Nung bị triệt hạ”.

z5468640553403_2670b5538697be9a2fda004bfc244f35(1).jpg
Nhà báo Cao Song Việt, Báo Đắk Nông tiếp cận hiện trường vụ phá rừng quy mô lớn tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Nâm Nung năm 2016

Ấp ủ đề tài trong 6 tháng trời, ngày nào tôi cũng suy nghĩ, tìm cách “mục sở thị” việc khai thác du sam để có những hình ảnh chân thật nhất. Thế là tôi và một đồng nghiệp ở Báo Nhân Dân quyết định hành trình khám phá về cây du sam.

Khu vực mà chúng tôi hướng đến là tiểu khu 1133. Tiểu khu này vốn được cánh lâm tặc gọi là “đỉnh trời”, vì có độ cao lên tới hơn 1.500m so với mực nước biển.

Đây là nơi có địa hình hiểm trở nên rất ít người lui tới. Chúng tôi phải cậy nhờ vào một thợ săn dày dạn kinh nghiệm dẫn đường mới tới nơi thành công.

d87698b0(1).jpg
Nhà báo Cao Song Việt, cây bút chuyên điều tra của Báo Đắk Nông trong nhiều năm

Trên đường di chuyển, tôi chỉ mang những lương thực nhẹ chủ yếu là bánh mì và duy nhất một bộ quần áo đang mặc với máy móc tác nghiệp nhỏ gọn để vượt rừng, băng suối. Tờ mờ sáng, chúng tập kết tại chân núi Nâm Nung và bắt đầu hành trình leo lên “đỉnh trời”.

Sau hơn 8 giờ đi bộ, vượt qua nhiều ngọn núi, băng qua nhiều khe suối, sức lực của chúng tôi cũng dần cạn kiệt. Thế nhưng, bằng tình yêu, trách nhiệm của người làm báo, chúng tôi tự động viên bản thân vượt qua vất vả để đóng góp một phần gìn giữ, bảo vệ loại cây quý hiếm này.

z5468639598633_5aa4f8ef238fdfa4b4a240fe82acd1c1.jpg
Nhà báo Cao Song Việt, Báo Đắk Nông luôn tâm niệm: "Muốn có tác phẩm hay, để đời, nhà báo cần phải dấn thân, lăn lộn với nghề"

Khi đã vào được hiện trường là khoảng 6 giờ tối, trời bỗng nhiên đổ mưa lớn, trong khi ánh sáng của đèn pin chỉ le lói nên chúng tôi đã tranh thủ từng giây, từng phút để ghi hình, chụp lại những bức ảnh phản ánh rõ nét nhất câu chuyện khai thác du sam, tất cả gói gọn chỉ trong 30 phút.

Khi trở lại nơi tập kết, đường đi nguy hiểm rình rập, sấm sét, mưa như trút nước xối xả, vừa đi chúng tôi vừa sợ cành cây gãy đổ vào người. Cuối cùng, chúng tôi cũng về đến nơi tập kết. Thế nhưng lúc này, chân tay rũ rượi không buồn nhấc, quần áo lấm lem bùn đất…

14.jpg

Giải thưởng Báo chí quốc gia là nguồn động viên tinh thần lớn lao với mỗi người làm báo để tiếp tục nỗ lực, đam mê, gắn bó với nghề với tinh thần, trách nhiệm cao nhất.

Nhà báo Cao Song Việt, Trưởng Phòng Kinh tế, Báo Đắk Nông

Trên hành trình trở về, khi nhìn thấy nhà dân, đầu óc chúng tôi chỉ huy phải vui, vẫn nhận thức là mừng mà chân tay thì nặng trịch. Tôi chỉ biết đứng yên hoặc ngồi bệt một chỗ, chứ không muốn đụng tay đụng chân bất cứ chuyện gì.

Về đến nhà, chúng tôi đã cố gắng viết ngay tác phẩm này để phản ánh về quần thể du sam càng sớm càng tốt, dù vẫn còn rất mệt và bị đe dọa đến an toàn tính mạng.

Nhà báo Ngàn Sâu, Báo Đắk Nông (thứ 2 bên phải qua) nhận giải C Giải báo chí quốc gia năm 2016 với loạt bài phóng sự điều tra
Nhà báo Cao Song Việt, Báo Đắk Nông (thứ 2 bên phải qua) nhận giải C Giải báo chí quốc gia năm 2016 với loạt bài phóng sự điều tra “Quần thể du sam trên đỉnh Nâm Nung đang bị triệt hạ”

Với nỗ lực đó, loạt bài “Quần thể du sam trên đỉnh Nâm Nung đang bị triệt hạ” đã đoạt giải C Giải báo chí quốc gia năm 2016. Đây cũng là lần đầu Báo Đắk Nông cũng như báo chí của tỉnh Đắk Nông đoạt giải cao ở sân chơi tầm cỡ quốc gia.

phat-ngon-an-tuong-huy-5-.jpg

Mỗi tác phẩm là một đứa con tinh thần do mình ấp ủ, nuôi lớn. Đứa con được khen thì niềm vui, hạnh phúc càng nhân lên. Do đó, khi được nhận giải ở cấp quốc gia, tôi vui mừng, sung sướng vô cùng.

Đây chính là nguồn động viên tinh thần lớn lao với mỗi người làm báo để chúng tôi tiếp tục nỗ lực, đam mê, gắn bó với nghề với tinh thần, trách nhiệm cao nhất.

Tôi luôn tâm niệm "làm báo là phải dấn thân, không ái ngại gian khó, dũng cảm đấu tranh trước cái xấu thì sẽ có những tác phẩm để đời".

Hình ảnh phóng viên Báo Đắk Nông điều tra phá rừng
tit-phu-so-ct(1).jpg

Viết về nông sản là đề tài không có gì lạ lẫm và đã được nhiều nhà báo. Thế nhưng, những bài viết về chuyện xây dựng và phát huy thương hiệu cho nông sản thì chưa nhiều.

Làm sao triển khai được chuỗi bài viết để dẫn dắt câu chuyện có đầu, có đuôi, từ các vấn đề đang nảy sinh đối với người nông dân trực tiếp làm nông sản, đối với các doanh nghiệp tham gia chuỗi sản xuất nông sản, đến trách nhiệm của các cơ quan, ban, ngành, địa phương chịu trách nhiệm thực hiện các chính sách có liên quan luôn là vấn đề được Nhà báo Nguyễn Văn Hải (Báo Đắk Nông) trăn trở.

z5047500486868_0cf9271a116634a9291044e08f3432ad.jpg
Nhà báo Nguyễn Văn Hải, Phó Tổng Biên tập Báo Đắk Nông có tác phẩm viết về nông sản đoạt giải C Giải Báo chí quốc gia nhờ lăn lộn, am hiểu về nông nghiệp

Cũng từ đó, anh đã lên ý tưởng để viết chuỗi bài 3 kỳ: “Vì sao nông sản Đắk Nông mãi chưa có “tên”, có “tuổi”?. Để có được loạt bài này, trong quá trình tác nghiệp, anh Hải gặp khá nhiều khó khăn về vấn đề, chọn người phỏng vấn liên quan đến nhãn hiệu tập thể “Khoai lang Tuy Đức”, chưa kể Ban Chấp hành của Hội khoai lang Tuy Đức, người thì chuyển công tác khỏi địa phương đã lâu, người thì đã nghỉ việc, người thì bị đình chỉ công tác, người thì kiêm nhiệm ít quan tâm nên không nắm được vấn đề để trả lời phỏng vấn.

z5047498674322_8cfbc6d310ae113a64937789857d77a9.jpg
Nhà báo Nguyễn Văn Hải, Phó Tổng Biên tập Báo Đắk Nông cho rằng, đôi khi không cần phải "đao to, búa lớn" mà chỉ cần những đề tài gần gũi sát thực với đời sống cũng có thể tạo nên tác phẩm hay

Cuối cùng, anh phải xoay nội dung cần phỏng vấn từ “Làm gì để phát huy Hội khoai lang Tuy Đức trong vấn đề làm trung tâm kết nối hội viên nhằm phát huy thương hiệu khoai lang Tuy Đức” sang vấn đề “Trách nhiệm của những người có liên quan, vì sao lại bỏ bê vấn đề nhãn hiệu khoai lang Tuy Đức suốt nhiều năm qua”. Còn đối với nhãn hiệu tập thể "Hồ tiêu Đắk Song" và hàng loạt nhãn hiệu hàng hóa cá nhân khác sau khi được Cục Sở hữu Trí tuệ công nhận cũng bị bỏ bê, rất cần có sự hỗ trợ từ nhiều phía để vực dậy phát triển.

Theo anh Hải, đây là đề tài liên quan trực tiếp đến thực tiễn sản xuất của nhiều nông dân Đắk Nông, nhất là đối với người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số mà nơi đó việc thực hiện các chủ trương, chính sách còn nhiều bất cập.

12.jpg
Nhà báo Nguyễn Văn Hải, Phó Tổng Biên tập Báo Đắk Nông có nhiều tâm đắc với lĩnh vực nông nghiệp

Từ đó, từ bài viết của mình, anh muốn giúp các cấp chính quyền có cách nhìn nhiều chiều, điều chỉnh chính sách, kiến nghị điều chỉnh, xây dựng chính sách phục vụ tốt hơn quyền lợi chính đáng của người dân.

Anh Hải cho biết: “Khi viết một tác phẩm nào đó, không cần đề tài phải đao to búa lớn, đôi khi chỉ là những vấn đề gần gũi với đời sống của người dân nhưng vẫn có thể tạo nên được tác phẩm hay, mang đậm hơi thở cuộc sống. Điều quan trọng đó là nhà báo cần phải có cái tâm với nghề. Ở đây là cái tâm đối với đề tài, nhân vật trong tác phẩm báo chí của mình và cái tâm đối với công chúng của mình”.

phat-ngon-an-tuong-huy-4-.jpg

Cũng theo anh Hải, mỗi người làm báo cần phải có năng lực nắm bắt thực tiễn, đi sâu vào cuộc sống để biết xã hội thay đổi như thế nào, biết cuộc sống đang cần gì, Nhân dân cần gì, từ đó phát hiện ra cái mới, ủng hộ và cổ vũ cho cái mới và phải có chính kiến cá nhân, dám làm và dám chịu trách nhiệm thì tác phẩm mới được đón nhận. Với loạt bài này, anh Hải đã đạt được giải C giải báo chí quốc gia năm 2017.

z5472114006604_ad298a511e0e9a3f89089fff0a67198c(1).jpg
Nhà báo Nguyễn Văn Hải trao đổi về kỹ năng viết tin, bài đối với trang thông tin điện tử

“Đối với những người làm báo, giải báo chí quốc gia về một góc độ nào đó đã ghi nhận những nỗ lực lao động sáng tạo của nhà báo đối với các vấn đề của đất nước, qua đó gúp cho nhà nước và các cấp chính quyền địa phương điều chỉnh, thực hiện chính sách pháp luật ngày càng hiệu quả hơn. Giải thưởng là nguồn động viên tinh thần rất lớn để những người làm nghề tiếp tục nỗ lực hơn nữa, cống hiến hơn nữa và trách nhiệm lớn lao hơn nữa đối với các vấn đề của xã hội”, anh Hải cho biết thêm.

giai-c-v-hai-1-5c790dfa41cfe81db4b6993b148065f2.jpg
Nhà báo Nguyễn Văn Hải, Phó Tổng Biên tập Báo Đắk Nông nhận giải C Giải Báo chí quốc gia năm 2017
bai-quy-hoach-goc-anh-16-(2).jpg

Giải thưởng Báo chí quốc gia là nguồn động viên tinh thần rất lớn để những người làm nghề tiếp tục nỗ lực hơn nữa, cống hiến hơn nữa và trách nhiệm lớn lao hơn nữa đối với các vấn đề của xã hội.

Nhà báo Nguyễn Văn Hải, Phó Tổng Biên tập Báo Đắk Nông

tit-phu-so-ct-3-(1).jpg

Nuôi đề tài 3 tháng, nhiều lần xuống tận nơi tác nghiệp, không nhận được cái gật đầu đồng ý trả lời phỏng vấn, phải đi về không, thế nhưng chính tình yêu nghề thôi thúc Nhà báo Đỗ Công Tính kiên trì đeo đuổi để viết nên loạt bài “Góc khuất từ một số dự án đầu tư sản xuất nông lâm nghiệp”.

Nhiều lúc, anh nghĩ rằng, bài viết này thất bại, không thể làm được. Thế nhưng, không làm thì lại áy náy, bởi mình không làm thì niềm tin của người dân vào nhà báo sẽ khó được cải thiện. Cho nên, anh lại khăn gói, suy nghĩ tìm mọi cách để thuyết phục người dân trả lời phỏng vấn.

z5470730531731_b5b6ffd13cf3315542e7d854457a3c8c(1).jpg
Nhà báo Đỗ Công Tính (bên phải), Báo Đắk Nông luôn bám sát cơ sở để khai thác các đề tài hay

Trong quá trình triển khai đề tài, nhiều lúc cũng lo sợ sẽ bị đập phá xe hay ảnh hưởng đến an toàn bản thân, nhưng với bản lĩnh của người làm báo cách mạng, anh đã chiến thắng nỗi sợ hãi để hoàn thành tác phẩm.

Theo anh Tính cái khó của một sản phẩm Báo Điện tử đó chính là hình ảnh và âm thanh, lời ít nhưng ý phải nhiều và đầy đủ, nên đòi hỏi người làm báo phải biết tư duy hình ảnh, phỏng vấn những nội dung trọng tâm, cốt lõi vừa đúng vừa trúng, ngắn gọn và quan trọng là bảo đảm tính tự nhiên, thuyết phục cao.

Người dân phản ánh phá rừng và tranh chấp đất đai được nhà báo Đỗ Công Tính ghi lại trong loạt bài “Góc khuất từ một số dự án đầu tư sản xuất nông lâm nghiệp”

Khi người dân đã không thiện cảm với báo chí, nên để họ trả lời phỏng vấn, anh đã hao tâm tổn trí rất nhiều, không chỉ thuyết phục bằng lời nói mà còn phải chứng minh cho họ thấy, báo chí cũng là một vũ khí chiến đấu, là cơ quan ngôn luận sẵn sàng đưa lên diễn đàn những ý kiến góp ý của người dân và tính chiến đấu của báo chí rất cao. Hơn nữa, thông qua báo chí, các cơ quan chức năng, chính quyền các cấp sẽ có cách nhìn nhận vấn đề sâu và thực tiễn hơn chứ không báo cáo một chiều.

phat-ngon-an-tuong-huy-6-.jpg

Cứ như vậy mưa dầm thấm lâu, dần dần, anh đã thuyết phục được người dân trả lời phỏng vấn và sẵn sàng nói lên tâm tư, nguyện vọng, ý kiến của mình để các cơ quan chức năng có cách nhìn thực tiễn hơn. Cũng từ đó, khi đã có ý kiến của người dân cộng với nguồn tư liệu đã thu thập được, anh đã xâu chuỗi sắp xếp lại các vấn đề để xây dựng nên tác phẩm dài 3 kỳ.

anh-tinh(1).jpg
Nhà báo Đỗ Công Tính, Báo Đắk Nông (bên trái) luôn có góc nhìn sắc sảo trước các vấn đề mà mình khai thác

Với việc đổi mới trong cách viết, tư duy hình ảnh, biết lật ngược, xoay chuyển vấn đề, tác phẩm này đã đạt giải khuyến khích Giải báo chí quốc gia năm 2018. Theo anh Tính, may mắn của anh là kinh qua nhiều vị trí việc làm khác nhau, nên đứng trước một vấn đề, anh đều có cách nhìn bao quát, xâu chuỗi, hiểu rộng hơn về vấn đề của cuộc sống nhằm tạo nên tính sinh động cho tác phẩm…

13(2).jpg

Những người làm báo hãy tự tìm cho mình những đề tài hay để đầu tư công sức, làm hết trách nhiệm, gửi gắm vào đó niềm yêu nghề để đáp ứng nhu cầu đọc báo ngày càng cao của độc giả.

Nhà báo Đỗ Công Tính, Trưởng Phòng Hành Chính - Trị sự, Báo Đắk Nông

Và giải thưởng báo chí quốc gia chính là ghi nhận sự cống hiến của anh đối với làng báo và là động lực để anh có nhiều tác phẩm chất lượng hơn. Anh cũng mong muốn những người làm báo hãy tự tìm cho mình những đề tài hay để đầu tư công sức, làm hết trách nhiệm, gửi gắm vào đó niềm yêu nghề để đáp ứng nhu cầu đọc báo ngày càng cao của độc giả.

Diện tích rừng, đất rừng của Công ty Đỉnh Nghệ bị phá làm nương rẫy được nhà báo Đỗ Công Tính ghi lại trong loạt bài “Góc khuất từ một số dự án đầu tư sản xuất nông lâm nghiệp”

Nội dung, ảnh: P.V

Trình bày: Thế Huy - Nguyễn Hiền

Đọc tiếp

    Nổi bật

        Mới nhất
        Muốn thành công phải lăn lộn với nghề
        • Mặc định
        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO