Múa trống Chhay-dăm

H’Mai (th)| 10/11/2022 10:28

Múa trống Chhay-dăm là loại hình nghệ thuật được Phối sư Thái Chia Thanh (người Campuchia) truyền dạy cho bà con dân tộc Khmer tại Việt Nam vào năm 1972 để biểu diễn trong các lễ hội Cao Đài tại Tòa thánh Tây Ninh.

ADQuảng cáo

Đến nay, ngoài các lễ hội trên, múa trống Chhay-dăm còn được biểu diễn vào dịp Tết Chol Chnam Thmay, lễ hội Ok Om Bok, lễ Đolta… của người Khmer ở Bàu Ếch thuộc ấp Trường An, xã Trường Tây, huyện Hòa Thành. Để biểu diễn múa trống Chhay-dăm phải có ít nhất 12 người, mỗi người mang trên mình một chiếc trống. Tùy vào người lớn hay nhỏ mà sử dụng trống to hay trống bé. Phần đầu trống phình to được bịt da trâu hay trăn khô, phần đuôi trống nhỏ hơn, được kết nối với chân trống làm bằng kim loại. Các động tác múa trống Chhay-dăm giống như múa võ và phối hợp với nhau cùng múa: múa đơn, múa đôi múa ba hay múa tư...  Ngoài giữ tiếng trống luôn đều đặn, nhịp nhàng cùng tập thể, người múa còn dùng cùi chỏ, đầu gối, gót chân để đánh vào trống của mình và của bạn đồng diễn. Các động tác phải mạnh mẽ, dứt khoát. Trong lúc nhào lộn, phần chân trống làm bằng kim loại chạm vào sàn diễn tạo âm thanh lốp cốp đặc trưng riêng.

Người múa phải biết khéo léo kết hợp giữa tiết tấu trống với điệu bộ hình thể

ADQuảng cáo

Trống sử dụng trong múa Chhay-dăm được làm bằng thân cau già, khoét rỗng ruột

Nghệ nhân ưu tú Trần Văn Xén ở xã Long Thành Bắc, huyện Hòa Thành nỗ lực giữ nghệ thuật múa trống Chhay-dăm

H’Mai (th)

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Múa trống Chhay-dăm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO