Mùa thu cách mạng năm ấy

13/08/2010 09:34

Hòa chung niềm vui dào dạt, mênh mông của những ngày nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền mùa Thu - 1945, nhà thơ Tố Hữu viết bài thơ Huế tháng Tám: “Chừ đây Huế, Huế ơi! Xiềng gông xưa đã gãy/ Hãy bay lên! Sông núi của ta rồi!... Gió gió ơi! Hãy làm giông làm tố/ Cuốn tung lên cờ đỏ máu thơm tươi/ Vàng vàng bay, đẹp quá, sao sao ơi! Ta ngã vật trong dòng người cuộn thác”.

Hòa chung niềmvui dào dạt, mênh mông của những ngày nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc Tổngkhởi nghĩa giành chính quyền mùa Thu - 1945, nhà thơ Tố Hữu viết bài thơ Huếtháng Tám: “Chừ đây Huế, Huế ơi! Xiềng gông xưa đã gãy/ Hãy bay lên! Sôngnúi của ta rồi!... Gió gió ơi! Hãy làm giông làm tố/ Cuốn tung lên cờ đỏ máuthơm tươi/ Vàng vàng bay, đẹp quá, sao sao ơi! Ta ngã vật trong dòng người cuộnthác”.


Những ngày tháng Tám lịch sử ở HàNội  Ảnh: Tư liệu

Huế tháng Tám đã bắt đúng nhịp một dân tộc đã ào đứngdậy và không gì ngoài hiện thực đã dâng lên, Huế đỏ rực cờ sao tạo cảm hứngxuyên suốt bài thơ. Cách mạng Tháng Tám mở đầu thời đại mới của Việt Nam trêncả hai bình diện giành độc lập và xây dựng thiết chế dân chủ cộng hòa với tuyênngôn “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành mộtnước tự do, độc lập” được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, đã thổi vào tâmhồn nhà thơ Tố Hữu cảm xúc Vui bất tuyệt: “Vui quá đêm nay/ Ta nhảy ta bay/Trong lòng Hà Nội/ Biển sống trào lên thành đại hội/ Muôn màu vũ trụ kết hoađăng/ Bay bay lên, hỡi đôi cánh thần tiên/ Đôi cánh mở đất trời giải phóng”.

Cách mạng tháng Tám là nguồn cảm hứng vô tận cho vănhọc nghệ thuật, làm thay đổi số phận của nhiều văn nghệ sĩ, hướng họ đến vớinhững dòng thơ ca chính thống phục vụ dân tộc, phục vụ nhân dân. Trong vô sốvăn nghệ sĩ “lột xác” bởi mùa thu cách mạng ấy, có nhà thơ Xuân Diệu - ngườiđược mệnh danh là ông hoàng của thơ tình. Cách mạng tháng Tám đã đem đến nguồnsinh lực mới, tâm hồn ông được rộng mở về phía cuộc đời rộng lớn của nhân dân,của đất nước. Khi ngọn gió thu mới đã ào về, nhà thơ đã đến với cách mạng, hòanhập và gắn bó hết lòng với thực tế đời sống đầy khó khăn gian khổ nhưng rấtđỗi hào hùng. Xuân Diệu viết với âm hưởng hào hùng trong không khí của sự kiệnlàm nên ý nghĩa của cuộc sống mới: “Việt <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Nam! Việt <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Nam! Cờ đỏ saovàng! Những ngực nén hít thở ngày độc lập/ Nguồn lực mới bốn phương lên tớitấp! Nếp cờ bay chen vỗ sóng bài ca/ Bốn nghìn năm trông mặt mẹ không già…”.Bước ngoặt lịch sử của đất nước, của dân tộc trong ngày độc lập tạo cảm hứngmới mẻ, lạ thường ngay giữa cá tính sáng tạo của Xuân Diệu và ngòi bút của nhàthơ đạt tới sự khoáng đạt, bay bổng: “Rượu đã tưới trên cành leo bụi quấn/Men đã tràn trên nội cỏ đồng sương/ Khắp ngô khoai như có ý lên đường/ Suốt nụlộc cũng ra chiều hể hả”. Chính trong sự hồi sinh của dân tộc, hồi sinh củavăn nghệ đó, Xuân Diệu - người đại diện tiêu biểu cho phong trào thơ mới, đãcho ra đời những vần thơ sục sôi, hào hứng. Chỉ trong vòng ba tháng, nhà thơ đãsáng tác và xuất bản hai trường ca lớn: Ngọn quốc kỳ và Hội nghị non sông. Đâylà hai trường ca mà Xuân Diệu gọi đó là những trường ca “viết bằng hồn”, khitâm hồn gắn với đất nước và nhân dân, và đất nước đã bước sang trang sử mới.

Trong những ngày sôi sục của mùa Thu -1945, các nhàthơ Việt <_st13a_country-region w:st="on">Nam sống với lòngtự hào chói lọi: “Ngẩng đầu lên: trong sáng tuyệt trần/ Tháng Tám mùa thuxanh thẳm/ Mây nhởn nhơ bay/ Hôm nay ngày đẹp lắm/ Mây của ta, trời thắm củata/ Nước Việt <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Namdân chủ cộng hòa”. Đó là lúc nhà thơ Tố Hữu khẳng định bằng thơ về ngày mớihuy hoàng của dân tộc, của Tổ quốc: “Đã tan tác những bóng thù hắc ám/ Đãsáng lại trời thu tháng Tám/ Trên đường về lại thủ đô/ Cờ đỏ bay quanh tóc bạcBác Hồ”. Còn Chế Lan Viên diễn đạt cảm nhận của mình về hình hài, ánh sángcủa một Tổ quốc mới: “Xanh biết mấy là trời xanh Tổ quốc/ Khi tự do về chóiở trên đầu”. Tố Hữu ngân nga một giai điệu thơ: “Thơ ta ơi! Hãy cất caotiếng hát/ Ca ngợi trăm lần Tổ quốc chúng ta! Mùa thu đó, đã bắt đầu trái ngọt/Và bắt đầu nở rộ những vườn hoa”. Cách mạng tháng Tám và Ngày Độc lập đãthực sự làm nên tầm cao rộng của tâm thức và tình cảm cộng đồng, trong đó cócác nhà thơ cách mạng Việt Nam với tâm trạng Nao nao lòng lại mơ theo cờhồng và ý thức “Tương lai đó, trước mắt ta biển rộng/ Trên đầu ta lồng lộng giótrời cao/ Rồi mai đây, giữa một buổi xuân đào/ Ta sẽ tới ru mình trong vịnh bạc”như nhà thơ Tố Hữu đã reo vui. Các nhà thơ Việt <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Nam đã nhập vào ngọn triều cáchmạng theo tiếng gọi Mau mau lên đứng dậy! Gươm gươm đâu, tuốt ra! Súng súngđâu, vác chạy/ Cứu cứu đồng bào ta khi trên mỗi khu vườn, góc phố/ Mỗi ô ruộng,đường quê/ Và rừng xanh, núi đỏ/ Đã vang động lời thề/… Tiến lên, giành quyềnsống/ Dưới cờ đỏ sao vàng để có ngày Nước non Hồng vang dội Tiến quân ca và Dânlà chủ, không làm nô lệ nữa. Khi đất nước Việt <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Nam hồi sinh với Trời cao đấtrộng bao la/ Bát cơm, tấm áo, hương hoa, hồn người. Chính niềm vui chan hòatột cùng ấy của dân tộc, của đất nước đã làm nên sức mạnh mới của mỗi con ngườiViệt <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Namtrong Ngày Độc lập: “Ngực lép bốn nghìn năm, trưa nay cơn gió mạnh/ Thổiphồng lên! Tim bỗng hóa mặt trời”. Đó là sự kỳ diệu của giờ phút lịch sử: “Mátdạ ông cha nghìn thuở trước/ Cho đời hai tiếng mới quang vinh…”.

Với một dân tộc mà xiềng xích chúng bay không khóađược, trời đầy chim và đất đầy hoa, súng đạn bây không bắn được, lòng dân tayêu nước thương nhà thì việc cả đất nước, mỗi một và tất cả các nhà thơcùng chung niềm vui trong ngày hội non sông Việt Nam từ máu lửa, rũ bùn đứngdậy sáng lòa là lẽ hẳn nhiên. Là một sự kiện chấn động đất nước, cả ĐôngDương, khu vực và thế giới, Cách mạng tháng Tám mãi mãi sống trong niềm tự hàocủa dân tộc Việt <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Nam.Chính sức mạnh phi thường của dân tộc đã làm nên Cách mạng tháng Tám và mộtnguồn cảm hứng thơ ca mới đã xuất hiện từ khoảnh khắc Chủ tịch Hồ Chí Minhtay nhịp cho đời cao tiếng hát, trời thu xanh ngát sáng Tuyên ngôn. Cảmhứng thi ca bất tuyệt ấy đã đến với các nhà thơ Việt <_st13a_country-region w:st="on">Namtừ cuộc hồi sinh, và cảm hứng nghệ thuật ấy cũng đã mở ra trong tầm nghĩ, cáinhìn của các nhà thơ hình tượng Tự do đã nở hoa hồng/ Trong dòng máu đỏ,trên đồng Việt <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Nam…

LH (th)

Theo baodaknong.org.vn
https://baodaknong.org.vn/van-hoa/mua-thu-cach-mang-nam-ay-5366.html
Copy Link
https://baodaknong.org.vn/van-hoa/mua-thu-cach-mang-nam-ay-5366.html
x

Nổi bật

    Mới nhất
    Mùa thu cách mạng năm ấy
    • Mặc định
    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO