Những năm gần đây, do thời tiết hạn hán nên mùa khô đến sớm hơn. Năm nay, chỉ mới tháng 2 dương lịch nhưng cái nắng, cái nóng đã làm cho Đắk Nông trở nên khô khan và báo hiệu một mùa khô gay gắt đang đến...
Những năm gần đây, do thời tiết hạn hánnên mùa khô đến sớm hơn. Năm nay, chỉ mới tháng 2 dương lịch nhưng cái nắng,cái nóng đã làm cho Đắk Nông trở nên khô khan và báo hiệu một mùa khô gay gắtđang đến. Đó là chuyện của “ông trời”, còn với “cánh thợ” làm nghề đào giếngthì đây chính là cơ hội tốt đểcó một“mùa” làm ăn dài hơi…
“Cái nghề này thời này đang “ăn nên làmra” vì trời càng ngày càng hạn hán”, anh Phan Văn Thịnh, một thợ đào giếng cókinh nghiệm ở thị xã Gia Nghĩa cho biết như thế. Anh giải thích: “Mấy năm naycứ đến mùa khô là nhiều nhà giếng cạn nước nên bà con đào, vét khá nhiều. Chẳngnói đâu xa, ở trung tâm tỉnh nhưng các xã, phường xung quanh thị xã Gia Nghĩavẫn phải chịu cảnh thiếu nước sinh hoạt vì đường ống nước máy chưa đến nơi vàkhông phải ai cũng đủ điều kiện để khoan giếng. Nhiều hộ dân ở những vùng nàylấy nước sinh hoạt từ giếng đào cho nên cứ đến mùa khô là phải thuê thợ đàogiếng hoặc vét thêm vài mét thì mới có thêm nước chống chịu với khô hạn. Dụngcụ hành nghề của chúng tôi khá đơn giản, chỉ cần xẻng và một bộ trục quay thếlà đủ. Ai có điều kiện thì sắm thêm bình thông gió để phụ trợ cho việc cung cấpôxi trong khi đào. Anh em chúng tôi cũng có khá nhiều việc trong mùa này. Mớiđầu mùa nhưng năm nay, chúng tôi cũng đã nhận lời của nhiều bà con trong vùngđến đào, vét giếng. Tuy vậy, không phải thấy cảnh nhà người ta khát nước màmình bắt ép mà tính với giá vừa phải. Năm nay có tăng hơn mọi năm chút đỉnh vìbây giờ giá cả mọi thứ đều tăng vọt, chúng tôi cũng phải “cân đối” để đảm bảocho công cán của mình thôi. Hiện giá công đào thường từ 300.000 - 500.000đồng/mét, tùy vào từng loại đất và những trường hợp vét giếng, đào thêm thì caohơn. Làm cái nghề này cũng “hái ra tiền” đấy, mỗi ngày nếu tích cực, tôi cũngkiếm được khoảng 500.000 đồng”.
Đem lại thu nhập khá cao, nhưng đổi lại côngviệc của người làm nghề đào giếng rất vất vả,nguy hiểm và không phải ai cũng làm được. Chính thợ đào giếng cũng biếtnhưng vì lo toan cho cuộc sống gia đình nên nhiều người đã theo nghề. Anh LêXuân Hiền, một thợ đào giếng có thâm niên, nhà ở Đắk Lắk, thông qua người quengiới thiệu cũng vừa đến Đắk Nông nhận đào giếng cho một hộ dân ở xã Trường Xuân(Đắk Song). Dưới cái nắng như lửa đốt, vừa lên khỏi miệng giếng, mồ hôi còn ướtnhư tắm, nghỉ chốc lát, anh Hiền tâm sự: “Từ khi 17 tuổi đã bập bẹ làm cái nghềnày, đến nay đã gần 20 năm rồi và cũng đi nhiều nơi nhưng tôi thấy đất Đắk Songkhá khô cằn. Nhiều nhà còn có “hợp đồng miệng” khá khắt khe như phải đào cóđược mấy mét nước chẳng hạn… mà xui xẻo gặp phải đá bàn thì đành “bỏ cuộc” vàxem như làm công không thôi! Cánh thợ chúng tôi vẫn thường nói đây là cái nghề“ăn cơm dương gian, làm việc âm phủ” để nói về cái sự nguy hiểm của người làmnghề đào giếng. Thường thì ở vùng đất Tây Nguyên này muốn giếng có nước cũngphải đào sâu khoảng 10 mét có nơi phải đến 20 mét. Ở độ sâu như thế, chỉ cầnbất trắc nhỏ như viên sỏi rời hay thùng đất đứt là bị tai nạn như chơi. Có lầndo chỉ vì cục sỏi rơi trúng lưng mà tôi bị thương khá nặng phải nằm viện”.
Theo những người trong cuộc thì ngoàiđiều kiện phải có sức khỏe dẻo dai thì một “nguyên tắc” không thể thiếu để hànhnghề đào giếng, đó là phải có tính cẩn thận từ khâu chuẩn bị dụng cụ cho đếnkiểm tra khí độc thì mới an toàn. Những người đào giếng lành nghề còn tư vấncho gia đình nên chọn vị trí tốt nhất để có nguồn nước sinh hoạt tốt nhất. Thựctế hiện nay, nhiều người vẫn chưa chú ý đến việc bảo hộ lao động, dụng cụ,phương tiện để hành nghề cũng rất thô sơ và có khi còn không đảm bảo. Từ câuchuyện của những người thợ đào giếng, họ cho biết cũng đã có những người gặptai nạn và mất mạng vì nghề này. Với những người đang mưu sinh bằng nghề đàogiếng thì đó cũng là những bài học kinh nghiệm quí giá.
PhanĐinh