Trong những tháng mùa khô năm nay, hầuhết các diện tích cà phê trên địa bàn tỉnh đều bị ảnh hưởng do nắng hạn kéodài. Mặc dù đến trung tuần tháng 4 đã có mưa trên diện rộng, nhưng lượng mưathấp nên việc chăm sóc cà phê của nông dân gặp rất nhiều khó khăn. Theo kết quảkiểm tra của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh, đến giữa tháng 4, toàn tỉnh đã cótrên 11.000 ha cà phê bị thiếu nước tưới. Nhiều vườn cây bị héo lá, nặng hơnthì gây cháy mép lá, chết cành… tập trung nhiều nhất là ở các huyện Đắk Song,Đắk Mil, <_st13a_place w:st="on">Chư Jút…
Mặc dù trên địa bàn xã Thuận An (Đắk Mil) mấyngày qua đã xuất hiện mưa khá lớn, nhưng sau khi dứt mưa thời tiết trở lại oibức hơn, nhiều vườn cà phê vàng vọt càng thêm héo rũ hàng loạt. Ông Trần VănHải sau những ngày chống hạn lại càng lo lắng hơn với những thay đổi của thờitiết hiện tại. Ông Hải cho biết: “So với mùa khô năm 2008-2009, tình hình sinhtrưởng, phát triển của cà phê năm nay kém hơn rất nhiều. Nguyên nhân là do mùakhô kéo dài, lượng nước dự trữ chăm sóc cho cây trồng bị thiếu hụt nghiêmtrọng, nhất là trong các giai đoạn thụ phấn, hình thành quả, nuôi quả đòi hỏinhu cầu nước cao. Do vậy, không riêng gì gia đình tôi, mà nhiều diện tích càphê trong huyện năm nay khả năng năng suất đạt thấp là không tránh khỏi”. Cònđối với ông Trần Xuân Liệu ở xã Quảng Sơn (Đắk Glong) thì do trước đây chưa nắmvững về kỹ thuật trồng, chăm sóc nên ông đã trồng gần 2 ha cà phê trên vùng đấtdốc, không đủ nước tưới lại nghèo dinh dưỡng nên đợt ra hoa đầu tiên của vườncà phê đã bị nắng hạn làm khô cháy hoàn toàn. Theo ngành Nông nghiệp tỉnh thìdo trình độ canh tác của phần lớn nông dân vẫn còn quá đơn giản nên việc thâmcanh cây cà phê chưa đạt hiệu quả cao. Hơn nữa, các biện pháp kỹ thuật trồng vàchăm sóc như: kỹ thuật tỉa cành, tạo tán, chế độ dinh dưỡng, cây che bóng, chắngió… chưa được quan tâm chú trọng. Đến nay, toàn tỉnh mới chỉ có khoảng 40%diện tích cà phê có cây che bóng, chắn gió. Bên cạnh đó, do người dân thiếu vốnđầu tư, chăm sóc, giá phân bón, nhiên liệu, thuốc bảo vệ thực vật tăng cao nênviệc chăm sóc cây trồng cũng bị ảnh hưởng nhiều. Một số nơi ở huyện Đắk Glong,Tuy Đức… các hộ đồng bào dân tộc thiểu số vẫn chưa quan tâm đến việc tưới nướccho cây cà phê.
Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh thì từnhiều năm nay, người trồng cà phê trên địa bàn tỉnh đã đối mặt với không ít lầnhạn hán, nhưng do thiếu vốn đầu tư, trình độ kỹ thuật thấp, sản xuất manh múnkhông theo quy hoạch… đã khiến cho ngành sản xuất cà phê dễ bị “tổn thương” khigặp một vài tác động bất lợi xảy ra. Vì vậy, theo Sở Nông nghiệp-PTNT thì Nhànước cần có chính sách hỗ trợ nông dân về vay vốn, ký hợp đồng cung ứng phânbón, thuốc bảo vệ thực vật… ngay từ đầu vụ để giúp nông dân có điều kiện đầu tưtăng năng suất. Bước tiếp theo là tiến hành quy hoạch, phân vùng phát triển càphê tại những địa phương có đủ điều kiện trồng, chăm sóc; khuyến cáo nông dânkhông tự phát triển diện tích ngoài vùng quy hoạch; có chế tài xử phạt đối vớitrường hợp vi phạm cũng như có chính sách hỗ trợ cho nông dân trong vùng quyhoạch; đầu tư nâng cấp, xây dựng các công trình thủy lợi nhằm đảm bảo lượng dựtrữ nước đủ tưới cho các loại cây trồng khi mùa khô kéo dài. Ngoài ra, các cấpngành chuyên môn cần triển khai các lớp tập huấn, xây dựng mô hình trình diễnứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật về chăm sóc cà phê, khai thác tài nguyênnước hợp lý, tiết kiệm nước tưới… Đồng thời, các địa phương khuyến khích cácnhà đầu tư xây dựng nhà máy chế biến cà phê ướt để nâng cao giá trị cà phê xuấtkhẩu của tỉnh. Có như vậy, người trồng cà phê có thể chủ động hơn với nhữngdiễn biến bất lợi của thời tiết và tăng sức cạnh tranh giá trị hàng hóa trênthị trường tiêu thụ.
Văn Tâm