Một số điểm mới và điểm cần chú ý khi thực hiện quy chế bầu cử trong Đảng

26/05/2010 09:46

Quy chế bầu cử trong Đảng (ban hành kèm theo Quyết định số 220-QĐ/TW, ngày 17-4-2009 của Bộ Chính trị khóa X) có 8 chương, 33 điều...

Quy chế bầu cử trong Đảng (ban hành kèmtheo Quyết định số 220-QĐ/TW, ngày 17-4-2009 của Bộ Chính trị khóa X) có 8chương, 33 điều.

Quy chế bầu cử trong Đảng chỉ rõ đốitượng và phạm vi điều chỉnh là bầu cử từ chi bộ đến đảng bộ trực thuộc Trungương. Để bảo đảm quyền ứng cử của đảng viên tham gia cấp ủy, Quy chế quyđịnh đối với đảng viên chính thức không phải là đại biểu của đại hội ứng cử vàocấp ủy từ cấp huyện và tương đương trở lên thì cấp ủy cơ sở – nơi đảng viênsinh hoạt có trách nhiệm xác nhận, nhận xét về người ứng cử. Người tự ứng cửcần thực hiện các thủ tục theo Quy định của Bộ Chính trị. Chỉ có đảng viênchính thức (ở đại hội đảng viên) và đại biểu chính thức (ở đại hội đại biểu)mới có quyền ứng cử để được bầu làm đại biểu đi dự đại hội đảng bộ cấp trêntrực tiếp. Đại hội không bầu đại biểu vắng mặt suốt thời gian đại hội đi dự đạihội cấp trên.

Về quyền đề cử. Ở đại hội đảng viên:Đảng viên chính thức, đảng viên sinh hoạt tạm thời và đảng viên dự bị đều cóquyền đề cử đảng viên chính thức của đảng bộ, chi bộ để được bầu làm đại biểudự đại hội đảng bộ cấp trên hoặc để được bầu vào cấp ủy của mình. Ở đại hội đạibiểu: Chỉ đại biểu chính thức mới có quyền đề cử những đảng viên là đại biểu vànhững đảng viên không phải là đại biểu của đại hội đảng bộ cấp mình tham giacấp ủy; đề cử đại biểu chính thức của đại hội cấp mình để được bầu dự đại hộiđảng bộ cấp trên.

Thẩm quyền giải quyết việc cho rút khỏidanh sách bầu cử ở đại hội là đoàn chủ tịch đại hội. Khi ý kiến còn khác nhauthì xin ý kiến đại hội quyết định. Thẩm quyền giải quyết việc cho rút khỏi danhsách bầu cử ở hội nghị ban chấp hành là do ban chấp hành quyết định.

Về phiếu bầu cử được quy định cụthể hơn là: Phiếu bầu cử phải ghi rõ họ và tên những người trong danh sách bầucử, phải đóng dấu của cấp ủy triệu tập đại hội ở góc trái phía trên của phiếubầu. Chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở đóng dấu của cấp ủy cơ sở. Điểm mới trongquy định là: Nơi có điều kiện thì in phiếu, nơi không có điều kiện thì ban kiểmphiếu đại hội ghi danh sách bầu cử trên phiếu. Trường hợp danh sách bầu khôngcó số dư, phiếu bầu được chia làm 4 cột gồm: số thứ tự, họ và tên, đồng ý,không đồng ý. Người bầu cử đánh dấu X vào ô đồng ý hoặc ô không đồng ý tươngứng với họ và tên người trong danh sách bầu cử. Quy định như vậy để đại biểu tựtin thể hiện rõ chính kiến của mình, tránh tình trạng khi phiếu bầu chỉ có mộtngười hoặc không có số dư thì một số đại biểu bỏ phiếu ngay, e ngại khi dùngbút thể hiện chính kiến vì sợ người khác để ý. Tiếp thu các quy định trước đâycủa Bộ Chính trị, Quy chế lần này quy định cụ thể hơn 6 nhiệm vụ của cấp ủytriệu tập đại hội, 6 nhiệm vụ của đoàn chủ tịch, 2 nhiệm vụ của đoàn thư ký đạihội; 3 nhiệm vụ của ban thẩm tra tư cách đại biểu.

Quy chế trước đây quy định cụ thể bankiểm phiếu của đại hội cho từng cấp, Quy chế lần này không quy định cụ thểmà giao cho đoàn chủ tịch đại hội mỗi cấp căn cứ tình hình cụ thể lựa chọn,giới thiệu đại hội biểu quyết thông qua số lượng. Ban kiểm phiếu có 3 nhiệm vụ.Cần chú ý: Ban kiểm phiếu chỉ hướng dẫn cách thức bỏ phiếu, việc phổ biếnnguyên tắc bầu cử là nhiệm vụ của đoàn chủ tịch.

Đại biểu dự đại hội đảngbộ các cấp gồm: Cấp ủy viên cấp triệu tập đại hội (đại biểu đương nhiên),đại biểu do đại hội cấp dưới bầu, đại biểu được chỉ định. Quy chế quy định rõhơn những trường hợp đặc biệt: các chi bộ, đảng bộ hoạt động ở ngoài nước; cácchi bộ, đảng bộ đa số đảng viên hoạt động trong điều kiện phân tán, đang làmnhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu hoặc vì thiên tai… mà không thể tổ chứcđại hội. Số lượng đại biểu dự đại hội đảng bộ các cấp do cấp ủy cấp triệu tậpđại hội quyết định theo quy định của Bộ Chính trị và hướng dẫn của cấp ủy cấptrên trước khi tiến hành đại hội. Cấp ủy triệu tập đại hội phân bổ số lượng đạibiểu cho các tổ chức đảng trực thuộc căn cứ vào số lượng đảng viên, số lượng tổchức đảng trực thuộc và vị trí quan trọng của từng tổ chức đảng.

Quy chế quy định rõ những trường hợpkhông triệu tập dự đại hội: Ở đại hội toàn thể đảng viên là những đảng viên,cấp ủy viên bị đình chỉ sinh hoạt đảng, đình chỉ sinh hoạt cấp ủy, bị khởi tố,bị truy tố, tạm giam. Ở đại hội đại biểu là những cấp ủy viên, những đại biểusau khi được bầu bị đình chỉ sinh hoạt đảng, sinh hoạt cấp ủy, bị khởi tố, bịtruy tố, tạm giam; những đại biểu được bầu nhưng không đúng nguyên tắc, thủ tụcbầu cử và cấp ủy triệu tập đại hội đã có thông báo hoặc quyết định bằng văn bảncủa cơ quan có thẩm quyền về việc nghỉ hưu, chuyển công tác ra ngoài đảng bộ,nếu thời điểm nghỉ hưu, thời điểm chuyển công tác trước ngày khai mạc đại hộithì cũng không triệu tập dự đại hội.

Những trường hợp không được thay thế đạibiểu: Đại hội bầu không đủ số lượng đại biểu chính thức được phân bổ để dự đạihội cấp trên, đại biểu bị bác tư cách, cấp ủy viên của cấp trên triệu tập đạihội vắng mặt suốt thời gian đại hội. Đại biểu đã được bầu dự đại hội đảng bộcấp trên, khi chuyển công tác sang đảng bộ khác nhưng vẫn trong đảng bộ cấptriệu tập đại hội, thì tham gia đoàn đại biểu đảng bộ cũ. Nếu được cử làmtrưởng đoàn đại biểu đảng bộ mới thì chuyển về sinh hoạt tại đoàn đại biểu mới,đảng bộ cũ không cử đại biểu dự khuyết thay thế đại biểu đó.

Việc bầu cử cấp ủy có một số nộidung cần chú ý: Đại hội chi bộ (kể cả chi bộ cơ sở và chi bộ trực thuộc đảng bộcơ sở) trực tiếp bầu chi ủy, sau đó bầu bí thư, phó bí thư trong số chi ủyviên. Nơi không có chi ủy thì chi bộ trực tiếp bầu bí thư, nếu cần thì bầu phóbí thư chi bộ. Chi bộ có đông đảng viên cũng không bầu quá 7 chi ủy viên, khôngbầu ban thường vụ. Đại hội đảng bộ từ cấp cơ sở trở lên, nếu có yêu cầu hoặc cóhướng dẫn của cấp ủy cấp trên, thì sau khi bầu cử cấp ủy tiến hành lấy phiếugiới thiệu của đảng viên hoặc đại biểu của đại hội đối với chức danh bí thư.Danh sách nhân sự do cấp ủy cấp trên triệu tập đại hội chuẩn bị được cung cấpnhư là tài liệu chính thức cho đại hội tham khảo (Quy chế cũ quy định chỉ cungcấp khi cần thiết hoặc theo yêu cầu của đa số đại biểu).

Việc bầu đại biểu dự đại hội đại biểuđảng bộ cấp trên cần bảo đảm: Một danh sách bầu được lập chung gồm đại biểuchính thức và dự khuyết (trước đây ở một số đại hội, có hai danh sách bầu đạibiểu chính thức và dự khuyết). Bầu đại biểu chính thức trước, số còn lại bầuđại biểu dự khuyết. Trường hợp bầu đại biểu chính thức đã đủ số lượng mà vẫncòn một số đại biểu có số phiếu được bầu nhiều hơn một nửa so với số đảng viênđược triệu tập hoặc nhiều hơn một nửa so với số đại biểu được triệu tập, thìđại biểu dự khuyết được lấy trong số các đại biểu đó theo thứ tự số phiếu đượcbầu từ cao xuống thấp. Nếu còn thiếu đại biểu dự khuyết theo số lượng đại hộiđã biểu quyết, có bầu tiếp hay không do đại hội quyết định.

Đối với phiên họp đầu tiên của cấp ủykhóa mới, Quy chế quy định như sau: Triệu tập viên phiên họp đầu tiên củacấp ủy khóa mới là đồng chí bí thư hoặc phó bí thư khóa trước được tái cử, hoặcđồng chí được cấp ủy cấp trên ủy nhiệm (nếu bí thư, phó bí thư khóa trước khôngtái cử). Đồng chí triệu tập viên khai mạc và chủ trì phiên họp cho đến khi bầuxong đoàn chủ tịch hoặc chủ tịch hội nghị. Sau khi báo cáo về tiêu chuẩn, sốlượng các chức danh cần bầu và hội nghị đã biểu quyết thông qua thì chủ tịchhoặc đại diện đoàn chủ tịch hội nghị báo cáo danh sách những đồng chí được cấpủy khóa trước giới thiệu để bầu vào ban thường vụ, bí thư, phó bí thư, ủy bankiểm tra khóa mới để hội nghị tham khảo. Đối với bí thư và phó bí thư thì báocáo ý kiến giới thiệu của cấp ủy cấp trên trực tiếp, kết quả lấy phiếu tínnhiệm tại đại hội đối với chức danh bí thư. Những đồng chí được rút khỏi danhsách bầu cử phải được đa số cấp ủy viên đồng ý.

Ngay sau khi bầu, ban thường vụ, bí thư,phó bí thư, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra điều hành công việc của cấp ủy, ủy bankiểm tra khóa mới. Đồng chí bí thư cấp ủy được ký văn bản với chức danhbí thư ngay sau khi được bầu. Đồng chí bí thưkhóa trước bàn giao công việc cho bí thư mới trong vòng 15 ngày làm việc kể từkhi có bí thư mới.

Quy chế bầu cử mới có thêm quy định vềviệc bầu bổ sung ủy viên ban thường vụ; bí thư, phó bí thư, ủy viên ủy bankiểm tra, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra (Điều 26). Quy trình bầu bổ sung ủyviên ban thường vụ, bí thư, phó bí thư, ủy viên ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm ủyban kiểm tra thực hiện như sau: Đồng chí bí thư hoặc đại diện cấp ủy chủ trìhội nghị báo cáo về yêu cầu bổ sung ủy viên ban thường vụ, bí thư, phó bí thư;ủy viên ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra cấp ủy; thảo luận và tiếnhành ứng cử, đề cử. Đồng chí chủ trì hội nghị báo cáo danh sách những đồng chíđược ban thường vụ cấp ủy hoặc cấp ủy cấp trên trực tiếp giới thiệu để được bầubổ sung. Việc tiến hành các thủ tục về bầu cử theo quy định tại các khoản 6, 7,8 Điều 23 (bầu bổ sung ban thường vụ); khoản 4, 5 Điều 24 (bầu bổ sung bí thư,phó bí thư); khoản 5, 6, 7 Điều 25 (bầu bổ sung ủy viên ủy ban kiểm tra, chủnhiệm ủy ban kiểm tra) của Quy chế bầu cử trong Đảng.

Quy chế bầu cử có một số điểm mới về cáchtính kết quả bầu cử: Trường hợp phiếu bầu nhiều người mà không có số dư(theo khoản 1 Điều 8), người bầu cử đánh dấu X vào cả ô đồng ý và ô khôngđồng ý hoặc không đánh dấu X vào cả hai ôđồng ý, không đồng ý đối với một người nào đó, thì phiếu bầu vẫn hợp lệ nhưngkhông tính vào kết quả phiếu bầu của người đó. Ở đại hội đảng viên, người trúngcử phải đạt số phiếu bầu quá một nửa so với tổng số đảng viên chính thức củađảng bộ, chi bộ được triệu tập (trừ số đảng viên đã được giới thiệu sinh hoạttạm thời ở đảng bộ khác, đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng khôngcó mặt ở đại hội, đảng viên bị khởi tố, truy tố, tạm giam, đảng viên chính thứcvắng mặt suốt thời gian đại hội có lý do chính đáng, được cấp ủy triệu tập đồngý và không tính vào số lượng đảng viên triệu tập dự đại hội). Ở đại hội đạibiểu, người trúng cử phải đạt số phiếu bầu quá một nửa so với tổng số đại biểuchính thức được triệu tập, trừ số cấp ủy viên cấp triệu tập đại hội vắng mặtsuốt thời gian đại hội, đại biểu bị bác tư cách, đại biểu chính thức vắng mặtsuốt thời gian đại hội không có đại biểu dự khuyết thay thế. Ở hội nghị cấp ủybầu ban thường vụ, bí thư, phó bí thư, ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm ủy ban kiểmtra, người trúng cử phải đạt số phiếu bầu quá một nửa so với tổng số cấp ủyviên (trừ số cấp ủy viên bị đình chỉ sinh hoạt cấp ủy, bị khởi tố, truy tố, tạmgiam không được triệu tập đến dự hội nghị cấp ủy).

Chậm nhất 7 ngày làm việc sau đại hội,cấp ủy khóa mới phải báo cáo lên cấp ủy cấp trên trực tiếp biên bản bầu cử cấpủy, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư, ủy viên ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm, phóchủ nhiệm ủy ban kiểm tra, danh sách trích ngang, sơ yếu lí lịch của từng thànhviên.

Chậm nhất là 15 ngày làm việc kể từ ngàynhận được báo cáo của cấp ủy cấp dưới về kết quả bầu cử, ban thường vụ cấp ủycấp trên trực tiếp chuẩn y danh sách cấp ủy và các chức vụ đã được bầu.

Sau khi có quyết định chuẩn y của cấp cóthẩm quyền thì các đồng chí phó bí thư, ủy viên thường vụ, chủ nhiệm, phó chủnhiệm ủy ban kiểm tra được ký tên với chức danh tương ứng trong các văn bản củađảng bộ.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từngày bế mạc đại hội, nếu có đơn, thư khiếu nại về bầu cử, thì ủy ban kiểm tracủa cấp ủy cấp trên trực tiếp có trách nhiệm kiểm tra và báo cáo để cấp ủy cùngcấp xem xét, quyết định.

Theo Tạp chí XDĐ

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Một số điểm mới và điểm cần chú ý khi thực hiện quy chế bầu cử trong Đảng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO