Quy chế tuyển sinh đại học chính quy tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Mới đây, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội đã ban hành quyết định số 1328/QĐ-ĐHQGHN về việc ban hành Quy chế tuyển sinh đại học chính quy tại Đại học Quốc gia Hà Nội.
Văn bản gồm 03 chương, 25 điều quy định nguyên tắc, yêu cầu, tiêu chuẩn, quy trình, quy định cụ thể về xét tuyển, quyền hạn và trách nhiệm của các bên liên quan trong công tác tuyển sinh đại học chính quy tại Đại học Quốc gia Hà Nội.
Quy chế này áp dụng đối với các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác tuyển sinh đại học chính quy vào các chương trình đào tạo do Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, Hiệu trưởng các trường thành viên cấp bằng và các chương trình đào tạo liên kết với cơ sở giáo dục nước ngoài do Đại học Quốc gia Hà Nội cấp bằng, hai bên cùng cấp bằng (không áp dụng đối với tuyển sinh các chương trình đào tạo liên kết do các cơ sở giáo dục nước ngoài cấp bằng).
Đối tượng, điều kiện dự tuyển
Theo quy chế, đối tượng dự tuyển được xác định tại thời điểm xét tuyển (trước khi công bố kết quả xét tuyển chính thức), bao gồm: Người đã được công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) của Việt Nam hoặc có bằng tốt nghiệp của nước ngoài được công nhận trình độ tương đương; Người đã có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành nghề thuộc cùng nhóm ngành dự tuyển và đã hoàn thành đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa cấp THPT theo quy định của pháp luật.
Đối tượng dự tuyển phải đáp ứng các điều kiện sau: Đạt ngưỡng đầu vào về chuyên môn, ngoại ngữ và các năng lực khác (nếu có) theo quy định tại Điều 9 Quy chế này; Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành; Có đủ thông tin cá nhân, hồ sơ dự tuyển theo quy định.
Đối với một chương trình đào tạo hoặc một nhóm ngành/ngành đào tạo áp dụng đồng thời nhiều phương thức tuyển sinh, đơn vị đào tạo có thể quy định cụ thể về đối tượng, điều kiện dự tuyển cho mỗi phương thức tuyển sinh nhưng phải tuân thủ nguyên tắc quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Quy chế này.
Đối với thí sinh khuyết tật bị suy giảm khả năng học tập, đơn vị đào tạo thực hiện các biện pháp cần thiết và tạo điều kiện tốt nhất để thí sinh có nguyện vọng được đăng ký dự tuyển và theo học các ngành phù hợp với điều kiện sức khỏe của thí sinh.
Phương thức tuyển sinh
Các phương thức tuyển sinh gồm: Thí sinh thuộc đối tượng xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và dự bị đại học xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT, Quy định cơ chế đặc thù trong tuyển sinh của ĐHQGHN và các quy định tại Quy chế này;
Thí sinh sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT của năm tuyển sinh đạt ngưỡng đầu vào do ĐHQGHN quy định;
Thí sinh có kết quả thi đánh giá năng lực học sinh THPT do ĐHQGHN tổ chức đạt tối thiểu 80/150 điểm;
Các phương thức tuyển sinh khác: Thí sinh có kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đạt tối thiểu 750/1200 điểm;
Thí sinh có chứng chỉ quốc tế của Trung tâm Khảo thí Đại học Cambridge, Anh (Cambridge International Examinations A-Level, UK; sau đây gọi tắt là chứng 6 chỉ A-Level): Thí sinh có kết quả 3 môn thi trong đó bắt buộc có môn Toán hoặc Ngữ văn theo các tổ hợp quy định của ngành đào tạo tương ứng đảm bảo mức điểm mỗi môn thi đạt tối thiểu 60/100 điểm (tương ứng điểm C, PUM range ≥ 60);
Thí sinh có kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa SAT (Scholastic Assessment Test, Hoa Kỳ) đạt tối thiểu 1100/1600 điểm. Mã đăng ký của ĐHQGHN với tổ chức thi SAT (The College Board) là 7853-Vietnam National University-Hanoi (thí sinh cần khai báo mã đăng ký trên khi đăng ký thi SAT);
Thí sinh có kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa ACT (American College Testing) đạt tối thiểu 22/36 điểm; - Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh IELTS tối thiểu 5.5 hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ khác (Phụ lục IV) và có tổng điểm 2 môn thi còn lại trong tổ hợp xét tuyển (trong đó bắt buộc có môn Toán hoặc môn Ngữ văn) đạt tối thiểu 14 điểm trong kỳ thi tốt nghiệp THPT của năm tuyển sinh. Đối với ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe (Y khoa, Dược học, Răng – Hàm - Mặt và các ngành đào tạo có cạnh tranh cao ưu tiên xét tuyển những thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh IETLS đạt tối thiểu 6.5 kết hợp với các môn chuyên môn (điểm 2 môn còn lại trong tổ hợp xét tuyển phải đạt tối thiểu 16 điểm).
Nguyên tắc xét tuyển: Quy đổi điểm ngoại ngữ cộng với điểm 2 môn còn lại trong tổ hợp xét tuyển và xét từ cao xuống thấp đến hết chỉ tiêu công bố (đơn vị có thể quy định thêm các tiêu chí phụ); Tỉ lệ phân bổ chỉ tiêu của một phương thức thực hiện theo quy định tại điểm b, khoản 6, Điều 6 Quy chế này.
Để đảm bảo chất lượng đầu vào, đối với ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe việc xét tuyển theo kết quả thi đánh giá năng lực phải kết hợp với kết quả học tập môn Sinh, môn Hóa (tùy ngành) ở cấp THPT theo quy định tại Quy chế này hoặc kết hợp điểm thi tốt nghiệp THPT môn Sinh, môn Hóa (tùy ngành);
Đối với các ngành ngôn ngữ tiếng nước ngoài việc xét tuyển theo kết quả thi đánh giá năng lực phải kết hợp với kết quả học tập cấp THPT hoặc điểm thi tốt nghiệp THPT môn ngoại ngữ; việc sử dụng thí điểm kết quả thi VSTEP - tiếng Anh (bài thi phải được thực hiện hoàn toàn trên phần mềm đã được Bộ GD&ĐT sử dụng) kết hợp với kết quả thi tốt nghiệp THPT hoặc kết quả học tập cấp THPT tối thiểu từ loại Khá trở lên (học sinh được xếp loại từ Khá trở lên theo từng năm học). Tỉ lệ chỉ tiêu và phương thức xét tuyển kết hợp VSTEP do ĐHQGHN quyết định.
Các chứng chỉ quốc tế, chứng nhận kết quả thi đánh giá năng lực, chứng chỉ VSTEP phải còn hạn sử dụng tính đến ngày đăng ký xét tuyển (thời hạn sử dụng 02 năm kể từ ngày dự thi).
Ngoài các phương thức tuyển sinh trên, một số đơn vị có ngành/chương trình đào tạo, lĩnh vực đặc thù có đối tượng, phương thức tuyển sinh riêng (thi năng khiếu hoặc phỏng vấn kết hợp với kết quả học tập cấp THPT/kết quả thi tốt nghiệp THPT/kết quả thi đánh giá năng lực/chứng chỉ quốc tế) cần xây dựng phương án cụ thể, báo cáo ĐHQGHN xem xét, phê duyệt.
Mỗi phương thức tuyển sinh của đơn vị phải quy định rõ các tiêu chí đánh giá, xét tuyển và cách thức sử dụng kết hợp các tiêu chí để phân loại, xếp hạng và xác định điều kiện trúng tuyển đối với thí sinh theo yêu cầu của ngóm ngành/ngành, chương trình đào tạo. Tiêu chí đánh giá, xét tuyển phải dựa trên yêu cầu về kiến thức nền tảng và năng lực cốt lõi mà thí sinh cần có để theo học nhóm ngành/ngành, chương trình đào tạo.
Đối với phương thức tuyển sinh dựa trên kết quả học tập, kết quả thi theo từng môn (bao gồm điểm tổng kết các môn học cấp THPT, điểm thi các môn tốt nghiệp THPT và các kết quả đánh giá khác): Tổ hợp môn dùng để xét tuyển bao gồm ít nhất 3 môn phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của chương trình đào tạo, trong đó có môn Toán hoặc Ngữ văn; Một nhóm ngành/ngành, một chương trình đào tạo có thể sử dụng đồng thời một số tổ hợp môn, trong đó có thể quy định điểm chênh lệch giữa các tổ hợp khi xác định điều kiện trúng tuyển; Không sử dụng quá 4 tổ hợp xét tuyển cho một nhóm ngành/ngành, một chương trình đào tạo (trừ trường hợp các tổ hợp môn chỉ khác nhau ở môn ngoại ngữ).
Các chương trình đào tạo tài năng, chất lượng cao phải xét tuyển có điều kiện ngoại ngữ đầu vào: kết quả môn ngoại ngữ trong kì thi tốt nghiệp THPT của năm tuyển sinh đạt tối thiểu 5.0 điểm (theo thang điểm 10) hoặc kết quả học tập từng kỳ (6 học kỳ) môn ngoại ngữ bậc THPT đạt tối thiểu 7.0 điểm hoặc sử dụng các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế quy đổi tương đương theo quy định tại Quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành.
Tùy theo yêu cầu của nhóm ngành/ngành, chương trình đào tạo, các đơn vị có thể quy định bài thi/môn thi chính được nhân hệ số khi xét tuyển và các điều kiện phụ (nếu có).
Đối với một nhóm ngành/ngành, chương trình đào tạo có chỉ tiêu riêng cho từng phương thức xét tuyển hoặc tổ hợp xét tuyển: Việc phân bổ chỉ tiêu giữa các phương thức, tổ hợp xét tuyển phải có căn cứ hợp lý; không gây mất công bằng cho các thí sinh chọn phương thức, tổ hợp xét tuyển khác nhau;
Việc thay đổi, bổ sung phương thức hoặc tổ hợp xét tuyển phải có căn cứ và lộ trình hợp lý; không làm tỉ lệ phân bổ chỉ tiêu của một phương thức, tổ hợp đã sử dụng trong năm trước giảm quá 30% (trong cơ cấu chỉ tiêu của ngành, chương trình đào tạo) trừ trường hợp việc thay đổi, bổ sung đó đã được công bố trước thời điểm mở đăng ký dự tuyển ít nhất 1 năm.
Đơn vị đào tạo chịu trách nhiệm giải trình về căn cứ khoa học và thực tiễn trong xác định phương thức tuyển sinh, phương thức xét tuyển, tổ hợp xét tuyển và phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh; trong đó có dựa trên phân tích, đánh giá và đối sánh kết quả học tập của sinh viên trúng tuyển hàng năm.
Căn cứ Quy chế này và các phương thức tuyển sinh riêng được ĐHQGHN phê duyệt, các đơn vị xây dựng quy định, hướng dẫn chi tiết quy trình xét tuyển, tổ chức thi năng khiếu/phỏng vấn kết hợp kết quả học tập cấp THPT hoặc kết quả thi đánh giá năng lực, kết quả thi tốt nghiệp THPT của năm tuyển sinh (nếu có).
Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh
Ưu tiên theo khu vực: Mức điểm ưu tiên áp dụng cho khu vực 1 (KV1) là 0,75 điểm, khu vực 2 nông thôn (KV2-NT) là 0,5 điểm, khu vực 2 (KV2) là 0,25 điểm; khu vực 3 (KV3) không được tính điểm ưu tiên;
Khu vực tuyển sinh của mỗi thí sinh được xác định theo địa điểm trường mà thí sinh đã học lâu nhất trong thời gian học cấp THPT (hoặc trung cấp); nếu thời gian học (dài nhất) tại các khu vực tương đương nhau thì xác định theo khu vực của trường mà thí sinh theo học sau cùng;
Các trường hợp sau đây được hưởng ưu tiên khu vực theo địa chỉ thường trú:
Học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú được hưởng các chế độ ưu tiên, ưu đãi của Nhà nước theo quy định;
Học sinh có nơi thường trú (trong thời gian học cấp THPT hoặc trung cấp) trên 18 tháng tại các xã khu vực III và các xã có thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và 9 Thủ tướng Chính phủ; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 (theo Quyết định số 135/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ); các thôn, xã đặc biệt khó khăn tại các địa bàn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ nếu học cấp THPT (hoặc trung cấp) tại địa điểm thuộc huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có ít nhất một trong các xã thuộc diện đặc biệt khó khăn;
Quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân được cử đi dự tuyển, nếu đóng quân từ 18 tháng trở lên tại khu vực nào thì hưởng ưu tiên theo khu vực đó hoặc theo nơi thường trú trước khi nhập ngũ, tùy theo khu vực nào có mức ưu tiên cao hơn; nếu đóng quân từ 18 tháng trở lên tại các khu vực có mức ưu tiên khác nhau thì hưởng ưu tiên theo khu vực có thời gian đóng quân dài hơn; nếu dưới 18 tháng thì hưởng ưu tiên khu vực theo nơi thường trú trước khi nhập ngũ.
Thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp THPT (hoặc trung cấp) và một năm kế tiếp.
Ưu tiên theo đối tượng chính sách: Mức điểm ưu tiên áp dụng cho nhóm đối tượng UT1 (gồm các đối tượng 01 đến 04) là 2,0 điểm và cho nhóm đối tượng UT2 (gồm các đối tượng 05 đến 07) là 1,0 điểm;
Mức điểm ưu tiên cho những đối tượng chính sách khác (được quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành) do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quyết định;
Thí sinh thuộc nhiều diện đối tượng chính sách quy định tại các điểm a, b khoản này chỉ được tính một mức điểm ưu tiên cao nhất.
Các mức điểm ưu tiên được quy định trong Điều này tương ứng với tổng điểm 3 môn (trong tổ hợp môn xét tuyển) theo thang điểm 10 đối với từng môn thi (không nhân hệ số); trường hợp phương thức tuyển sinh sử dụng thang điểm khác thì mức điểm ưu tiên được quy đổi tương đương. Các đơn vị đào tạo quy đổi cụ thể theo nguyên tắc chung và công bố công khai trong Đề án tuyển sinh của đơn vị.
Đối với phương thức xét tuyển bằng kết quả thi đánh giá năng lực do ĐHQGHN tổ chức: Mức điểm ưu tiên áp dụng cho nhóm đối tượng UT1 (gồm các đối tượng 01 đến 04) là 10 điểm và cho nhóm đối tượng UT2 (gồm các đối tượng 10 05 đến 07) là 5 điểm; Mức điểm ưu tiên áp dụng cho khu vực 1 (KV1) là 3,75 điểm, khu vực 2 nông thôn (KV2-NT) là 2,5 điểm, khu vực 2 (KV2) là 1,25 điểm; khu vực 3 (KV3) không được tính điểm ưu tiên.
Điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) được xác định theo công thức sau: Điểm ưu tiên = [(30 – Tổng điểm đạt được)/7,5] × Mức điểm ưu tiên quy định tại khoản 1, 2 Điều này.
Đối với từng phương thức tuyển sinh và đối tượng tuyển sinh riêng của đơn vị, có thể sử dụng các chính sách ưu tiên tuyển sinh riêng quy định cụ thể trong đề án tuyển sinh, công bố công khai trên trang thông tin điện tử của đơn vị và không trái các quy định của Quy chế này.
Đối tượng xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển
1. Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Chiến sĩ thi đua toàn quốc được tuyển thẳng vào các nhóm ngành/ngành, chương trình do đơn vị đào tạo quy định.
2. Thí sinh đạt thành tích cao trong các kỳ thi, cuộc thi, giải đấu cấp quốc gia hoặc quốc tế, do Bộ GD&ĐT, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức cử tham gia, được xét tuyển thẳng trong năm tốt nghiệp THPT (hoặc tốt nghiệp trung cấp các trường năng khiếu nghệ thuật) vào các ngành phù hợp với môn thi, nội dung đề tài hoặc nghề dự thi, thi đấu, đoạt giải; cụ thể trong các trường hợp sau:
a) Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, quốc tế hoặc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, quốc tế do Bộ GD&ĐT tổ chức, cử tham gia; thời gian đoạt giải không quá 3 năm tính tới thời điểm xét tuyển thẳng;
b) Thí sinh đoạt giải chính thức trong các cuộc thi nghệ thuật quốc tế về ca, múa, nhạc, mỹ thuật được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận; thời gian đoạt giải không quá 4 năm tính tới thời điểm xét tuyển thẳng;
c) Thí sinh tham gia đội tuyển quốc gia thi đấu tại các giải quốc tế chính thức được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xác nhận đã hoàn thành nhiệm vụ, bao gồm: Giải vô địch thế giới, Cúp thế giới, Thế vận hội Olympic, Đại hội Thể thao châu Á (ASIAD), Giải vô địch châu Á, Cúp châu Á, Giải vô địch Đông Nam Á, Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games), Cúp Đông Nam Á; thời gian đoạt giải không quá 4 năm tính tới thời điểm xét tuyển thẳng;
d) Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong các kỳ thi tay nghề khu vực ASEAN và thi tay nghề quốc tế do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cử đi; thời gian đoạt giải không quá 3 năm tính tới thời điểm xét tuyển thẳng;
đ) Thí sinh thuộc diện xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo Quy định cơ chế đặc thù trong tuyển sinh và đào tạo liên thông bậc THPT và bậc đại học tại ĐHQGHN.
Thủ trưởng đơn vị đào tạo căn cứ kết quả học tập cấp THPT của thí sinh và yêu cầu của ngành đào tạo để xem xét, quyết định nhận vào học những trường hợp quy định dưới đây (trường hợp cần thiết kèm theo điều kiện thí sinh phải học 01 năm bổ sung kiến thức trước khi vào học chính thức):
Thí sinh là người khuyết tật đặc biệt nặng có giấy xác nhận khuyết tật của cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định, có khả năng theo học một số ngành do đơn vị đào tạo quy định nhưng không có khả năng dự tuyển theo phương thức tuyển sinh bình thường;
Thí sinh là người dân tộc thiểu số rất ít người theo quy định hiện hành của Chính phủ và thí sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ;
Thí sinh có nơi thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo (học sinh học phổ thông dân tộc nội trú tính theo nơi thường trú) theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
Thí sinh là người nước ngoài có kết quả kiểm tra kiến thức và năng lực Tiếng Việt hoặc năng lực ngoại ngữ đáp ứng quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT và của ĐHQGHN; đ) Thí sinh là người Việt Nam đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương ở nước ngoài có kết quả học tập 3 môn học bậc THPT theo tổ hợp môn xét tuyển tương ứng của ngành để học (điểm các môn học xét tuyển tương đương với yêu cầu xét tuyển thí sinh có chứng chỉ A-Level Quy định tại Quy chế này) kết hợp với kiểm tra kiến thức chuyên môn và năng lực Tiếng Việt hoặc năng lực ngoại ngữ (tùy theo yêu cầu của ngành học để xét tuyển) đáp ứng quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT và của ĐHQGHN.
Đơn vị đào tạo quy định hình thức ưu tiên xét tuyển khác đối với các trường hợp sau đây: Thí sinh quy định tại khoản 1, 2 Điều này dự tuyển vào các ngành theo nguyện vọng (không dùng quyền ưu tiên tuyển thẳng);
Thí sinh đoạt giải khuyến khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; thí sinh đoạt giải tư trong cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dự tuyển vào ngành phù hợp với môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi đã đoạt giải; thời gian đoạt giải không quá 3 năm tính tới thời điểm xét tuyển; Thí sinh đoạt huy chương vàng, bạc, đồng các giải thể dục thể thao cấp quốc gia tổ chức một lần trong năm và thí sinh được Tổng cục Thể dục thể thao có quyết định công nhận là kiện tướng quốc gia dự tuyển vào các ngành thể dục thể thao phù hợp; thời gian đoạt giải không quá 4 năm tính tới thời điểm xét tuyển; Thí sinh đoạt giải chính thức trong các cuộc thi nghệ thuật chuyên nghiệp chính thức toàn quốc về ca, múa, nhạc, mỹ thuật dự tuyển vào các ngành nghệ thuật phù hợp; thời gian đoạt giải không quá 3 năm tính tới thời điểm xét tuyển; Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba tại các kỳ thi tay nghề khu vực ASEAN và thi tay nghề quốc tế dự tuyển vào các ngành phù hợp với nghề đã đoạt giải; thời gian đoạt giải không quá 3 năm tính tới thời điểm xét tuyển.
Ưu tiên xét tuyển thí sinh khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ: thí sinh có nơi thường trú từ 3 năm trở lên, có nguyện vọng và cam kết sau khi tốt nghiệp về làm việc tại địa phương, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ được Uỷ ban nhân dân tỉnh cử đi học theo Đề án thu hút học sinh Nam Trung Bộ và Nam Bộ tại ĐHQGHN đạt ngưỡng đầu vào, yêu cầu của ngành/chương trình đào tạo và Đề án được phê duyệt.
Các đơn vị đào tạo quy định cụ thể và công bố trong đề án tuyển sinh, kế hoạch tuyển sinh, đối tượng, chỉ tiêu, tiêu chí, phạm vi tuyển sinh, ngành, chương trình đào tạo để xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển.
Bảo lưu kết quả trúng tuyển
Thí sinh đã có giấy báo trúng tuyển được bảo lưu kết quả trúng tuyển trong những trường hợp sau:
Đi nghĩa vụ quân sự hoặc đi thanh niên xung phong tập trung ngay trong năm trúng tuyển theo quyết định hoặc lệnh của cơ quan có thẩm quyền;
Bị bệnh nặng hoặc bị tai nạn nghiêm trọng không thể nhập học đúng hạn, có hồ sơ y tế và xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.
Thí sinh thuộc diện quy định tại khoản 1 phải gửi đơn xin bảo lưu kèm theo giấy tờ minh chứng tới đơn vị đào tạo gọi nhập học. Thời gian tối đa được bảo lưu kết quả là 3 năm.
Ngay sau khi đủ điều kiện đi học trở lại, người được bảo lưu kết quả trúng tuyển phải thực hiện các thủ tục nhập học theo quy định của đơn vị đào tạo, trong đó phải cung cấp minh chứng đã hoàn thành nhiệm vụ hoặc đã được điều trị hồi phục.
Đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này có thời gian bảo lưu từ 3 năm trở lên, đơn vị đào tạo xem xét giới thiệu vào các trường, lớp dự bị đại học để ôn tập trước khi vào học chính thức.