Lễ kết nghĩa các bon: Cầu nối cho tình đoàn kết cộng đồng

10/04/2011 10:31

Cũng như các dân tộc bản địa khác ở Tây Nguyên, trong quá trình lao động, đấu tranh để tồn tại và phát triển, đồng bào M’nông đã sản sinh ra một nền văn hóa đa dạng và phong phú...

ADQuảng cáo

Cũng như các dân tộc bản địa khác ở Tây Nguyên, trongquá trình lao động, đấu tranh để tồn tại và phát triển, đồng bào M’nông đã sảnsinh ra một nền văn hóa đa dạng và phong phú. Tiêu biểu nhất là các nghi lễ nhưlễ cúng thần rừng, lễ mừng được mùa, lễ mừng thọ, lễ kết nghĩa các bon… Trongđó, lễ kết nghĩa các bon của người M’nông là một trong những lễ hội truyềnthống được tổ chức từ 2 đến 3 năm một lần. Lễ hội này mang tính nhân văn caocả, diễn ra nhằm mục đích liên kết các bon trên địa bàn lại với nhau, cùng nhauđoàn kết chống lại thiên tai, địch họa, đồng thời cầu mong thần linh phù hộ chomưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, bội thu.


Già làng Ma Rin truyền lửa cho thế hệ trẻ của 8 bon kết nghĩa. Ảnh: N.T

Theo phong tục truyền thống của đồng bàoM’nông, trước khi làm lễ kết nghĩa thì già làng của các bon cùng nhau bàn bạc,quyết định ngày kết nghĩa. Tất cả các bon làm lễ kết nghĩa đều phải làm mộtngôi nhà truyền thống của dân tộc mình. Tuy đơn sơ nhưng ngôi nhà chứa đựng tấtcả các vật dụng liên quan đến đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào như chérượu cần, cồng chiêng, gùi, củi, gạo, ngô, thịt… Bao nhiêu ngôi nhà là tượng trưng cho bấynhiêu bon kết nghĩa. Ngôi nhà là nơi dành cho mọi người trong bon nghỉ ngơi,hỏi thăm sức khỏe, trao đổi kinh nghiệm làm ăn, sinh con đẻ cái… Cũng như cáclễ nghi khác, lễ kết nghĩa các bon cũng diễn ra đúng trình tự truyền thống. Saukhi các phần lễ kết thúc thì già làng (đại diện cho bon chủ nhà) trao vòng cầusức khỏe cho các bon tham gia kết nghĩa, đồng thời cùng đốt lửa truyền thống,làm nghi lễ khai rượu cần, trao những món quà nhỏ làm chứng cho lễ giao kết.Sau đó, đồng bào từng bon đến nhà truyền thống của các bon khác để giao lưu,trò chuyện với nhau. Đối với đồng bào M’nông, lễ kết nghĩa các bon có ý nghĩarất to lớn trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào. Nó không chỉ là “chấtkeo” kết dính tình làng, nghĩa xóm giữa các bon mà còn là nơi thắt chặt tìnhđoàn kết giữa các cá thể trong bon làng. Tâm sự về điều này, già Ma Rin ở bonBu P’râng, xã Đắk N’drung (Đắk Song) cho biết: “Đối với đồng bào chúng tôi, lễkết nghĩa các bon có ý nghĩa rất to lớn, là nơi chúng tôi trao đổi kinh nghiệmsống, đoàn kết, giúp đỡ nhau để vượt qua mọi khó khăn thử thách của cuộc sống.Bên cạnh đó, đây còn là dịp để người già, người trẻ, các chàng trai, cô gáiM’nông hòa vang bài ca đoàn kết, cùng nhau giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thốngcủa dân tộc. Vì thế, mỗi khi lễ kết nghĩa các bon được tổ chức thì đồng bào chúngtôi chuẩn bị chu đáo các vật dụng cần thiết để cho buổi lễ kết nghĩa diễn ramột cách trang trọng và đầy đủ”. Còn già Ma Kan, ở bon Bu Đốp tâm sự: “Cứ mỗidịp lễ kết nghĩa các bon diễn ra thì chúng tôi, những người già trong bon lạicó thêm cơ hội nhắc lại cho con cháu, thế hệ trẻ về những phong tục truyềnthống của dân tộc mình. Trước sự du nhập của các luồng văn hóa hiện đại thì sựmai một các giá trị văn hóa truyền thống là lẽ đương nhiên và lễ kết nghĩa cácbon đã làm sống lại các giá trị văn hóa tinh thần đó. Thông qua lễ kết nghĩa,chúng tôi lại có cơ hội gặp gỡ những người bạn thời trai trẻ nhưng do cuộc sốngmưu sinh nên không gặp được. Vì thế, mỗi khi lễ hội kết nghĩa diễn ra thì mọikhía cạnh đời thường dường như đã được nâng lên thành “đời thiêng”, chúng tôirất vui vì điều đó”.

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo

Bên cạnh những giá trị tinh thần thì thông qua lễ kếtnghĩa, đồng bào có thể trao đổi kinh nghiệm về cách làm giàu, việc chăn nuôi,chăm sóc cây trồng đúng cách cho hiệu quả kinh tế cao, cùng nhau áp dụng tiếnbộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần ổn định cuộc sống, các tập tục lạchậu, mê tín được xóa bỏ. Chị Thị Ngông, ở bon Bu Đốp, xã Đắk N’drung cho biết:“Lễ kết nghĩa các bon là cơ hội để lớp trẻ, thanh niên biết được các nghi lễphong tục truyền thống của dân tộc mình và đặc biệt hơn là được giao lưu vớicác bạn ở những bon khác để trao đổi kinh nghiệm sống cho nhau, cùng nhau sốngnhư thế nào cho đúng với pháp luật của Đảng và Nhà nước”.

Có thể nói, lễ kết nghĩa các bon là cầu nối gắn kếtmọi người sinh sống trên địa bàn lại với nhau, đoàn kết để giúp nhau vượt quakhó khăn, vui buồn của cuộc sống, góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóatinh thần cho đồng bào dân tộc M’nông. Đồng thời, góp phần gìn giữ và phát huybản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng được đời sống văn hóa cơ sở, tạo được sânchơi lành mạnh cho đông đảo nhân dân.

Mỹ Hằng

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Lễ kết nghĩa các bon: Cầu nối cho tình đoàn kết cộng đồng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO