Lao động trẻ chưa “mặn mà” với xuất khẩu lao động

31/10/2013 09:00

Theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LÐTB-XH), trong năm 2013, tỉnh được giao chỉ tiêu đưa 170 lao động (chủ yếu lao động trẻ có tuổi đời từ 18 đến 35 tuổi) đi xuất khẩu lao động (XKLÐ) ở thị trường các nước.

ADQuảng cáo

Tuy nhiên, nếu phấn đấu đến hết năm, toàn tỉnh cũng chỉ thực hiện được khoảng 30% chỉ tiêu nêu trên. Nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu XKLÐ trên địa bàn tỉnh, nhất là ở khu vực nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay còn rất thấp.

Chỉ đơn cử như từ năm 2011 đến nay, nguồn vốn Trung ương hỗ trợ cho XKLÐ bình quân mỗi năm khoảng trên 1,2 tỷ đồng. Thế nhưng, số tiền này hầu như không giải ngân được, liên tục phải chuyển nguồn sang năm sau vì đối tượng thuộc diện thụ hưởng không có nhu cầu đi XKLÐ.

Theo quy định, nguồn vốn này sẽ dùng để hỗ trợ một số kinh phí như học ngoại ngữ, thủ tục xuất nhập cảnh, bảo lãnh... Theo đó, đối với các lao động là con em gia đình chính sách, hộ nghèo, lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số… sẽ được thụ hưởng nguồn vốn này thông qua một công ty có chức năng trong lĩnh vực XKLÐ được Nhà nước công nhận.

Thời gian qua, tỉnh cũng đã liên kết với một số công ty đủ điều kiện để đưa nguồn vốn này đến đối tượng thụ hưởng, nhưng hầu như năm nào cũng không giải ngân được vì không có đối tượng thuộc diện quy định đi XKLÐ.

Cụ thể, nguồn hỗ trợ lao động đi làm việc ở nước ngoài do Sở LÐTB-XH quản lý năm 2012 phải chuyển sang năm 2013 là 1,45 tỷ đồng. Trong năm 2013, nguồn này cũng được Trung ương phân bổ khoảng 1,2 tỷ đồng, nhưng hiện cũng khó giải ngân.

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo

Theo ông Nguyễn Ðức Nguyên, Giám đốc Sở LÐTB-XH thì người lao động thuộc diện hỗ trợ là đối tượng khó khăn, có mặt bằng học vấn thấp, chỉ phù hợp với những thị trường lao động “dễ tính”, với mức lương bình quân khoảng 4- 5 triệu đồng/tháng.

Trong khi đó, với mức thu nhập này, vào mùa vụ, người lao động rất dễ kiếm được từ việc làm công ngay trên địa bàn tỉnh. Với những thị trường lao động có mức thu nhập cao thì lại đòi hỏi khá khắt khe về trình độ học vấn, tay nghề, ngoại ngữ và kỷ luật lao động. Những yếu tố này hầu như lại rơi vào “điểm yếu” đối với lao động trong tỉnh nên ít có người “lọt” được vào các thị trường này.

Chưa kể đến, phần đông những người tham gia XKLÐ trên địa bàn tỉnh thời gian qua cũng chủ yếu là người từ các tỉnh phía Bắc vào, chứ người tại chỗ hoặc sống ổn định tại tỉnh là rất ít. Vì thế, nguồn ngoại tệ từ XKLÐ hàng năm gửi về tỉnh cũng không được bao nhiêu.

Thực tế, thời gian qua, Sở LÐTB-XH cũng đã có nhiều hoạt động trong việc tuyên truyền, quảng bá và giới thiệu nhu cầu sử dụng lao động của các nước đến người lao động trong tỉnh cũng như chiêu sinh các lớp đào tạo nghề.

Nhưng nhìn chung, nhiều người trong độ tuổi lao động, nhất là giới trẻ chưa thực sự quan tâm đến việc học nghề, lại ngại học ngoại ngữ nên không mấy “mặn mà” với việc XKLÐ. Vì vậy, Sở  LÐTB-XH cũng đang tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, xúc tiến một số nội dung trong lĩnh vực XKLÐ để lao động trẻ trong tỉnh, nhất là lao động thuộc diện gia đình chính sách, hộ nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhận thức được lợi ích, có sự lựa chọn phù hợp, tiếp cận được hướng lập thân, lập nghiệp mang tính bền vững.

Hà An

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Lao động trẻ chưa “mặn mà” với xuất khẩu lao động
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO