Anh Nguyễn Văn Xuân ở thôn Xuân Phong, xã Đức Minh (Đắk Mil) hiện được xem là “triệu phú” về trồng cây cảnh ở vùng quê này. Ban đầu, với ít vốn tích cóp từ quê đem vào, anh mua được 2 sào đất để canh tác hoa màu...
Anh Nguyễn VănXuân ở thôn Xuân Phong, xã Đức Minh (Đắk Mil) hiện được xem là “triệu phú” vềtrồng cây cảnh ở vùng quê này. Ban đầu, với ít vốn tích cóp từ quê đem vào, anhmua được 2 sào đất để canh tác hoa màu. Tuy nhiên, sau đó, anh nảy ra ý địnhđưa giống cây vào trồng. Anh Xuân tâm sự: “Năm 2005, chỉ với bốn cây sanh LamĐiền trồng bên cạnh những luống rau, nhờ được tưới nước đầy đủ nên phát triểnrất nhanh và chỉ sau 2 năm tôi đã chiết được gần 100 cây giống, trồng trongvườn”.
Để có một câysanh cảnh có giá trị thì không đơn giản chỉ là trồng để cây lên tốt là được màcòn phải biết tạo thế, dáng cho từng cây. Anh Xuân chia sẻ: “Tôi mê cây từ hồicòn nhỏ, khi thấy nhiều người dân trong làng trồng, tôi đã thường xuyên đến để“học mót” cách trồng, chăm sóc, tạo thế, dáng cho cây. Nhưng khi bắt tay vàolàm, ngoài việc trồng cho cây phát triển tốt, tôi thường xuyên tìm hiểu quasách báo, truyền hình để tìm được cách tạo gốc, dáng, thế cho cây. Đây mới làphần khó nhất để đánh giá giá trị của cây. Nhờ cách “lấy ngắn nuôi dài”, hiệntôi đã có được vườn cây sanh có giá trị kinh tế cao”. Từ chỗ không ai biết đếnloại sanh Lam Điền, dần dần người dân đã mê loại cây này. Chỉ trong một đợt báncây sanh ra thị trường, anh Xuân đã thu về hơn 100 triệu đồng, tạo được “thươnghiệu” chơi cây cảnh trên địa bàn.
Hiện nay,trong khu vườn chỉ khoảng 2 sào đất của anh đã có hơn 200 cây sanh, chưa tínhđến lộc vừng và nhiều loại cây cảnh khác. Anh Xuân tâm sự: “Trồng cây cảnhkhông chỉ đam mê là được mà nó còn đòi hỏi nhiều về kiến thức và sự hiểu biếtcủa người trồng để có được những cây có giá trị kinh tế cao. Để khách hàng bỏhàng chục triệu đồng mua và không tiếc vì đã có được cây như ý, người trồngcũng phải tốn không ít công sức, trí tuệ trong đó”. Không chỉ bán cây cảnh, anhXuân còn là “địa chỉ” thường xuyên của những người mê cây cảnh trên địa bàn đếnđể học hỏi, trao đổi kinh nghiệm về cách chăm sóc cũng như tạo dáng, thế chocây. Anh Xuân cũng thường xuyên đến tận vườn nhà những “đồng nghiệp” trồng câycảnh để uốn, tạo thế giùm mà không cần trả một khoản chi phí nào.
Để chuẩn bị cung cấp cây cảnh cho thị trường trong dịp Tết Nguyên Đánsắp đến, hiện tại anh Xuân đang tích cực lên chậu, chăm sóc cho cây tươi tốt.Theo anh Xuân thì cây cảnh do anh trồng có thể cạnh tranh với loại cây cảnhcùng loại ở vùng khác vì giảm được chi phí vận chuyển, giá cả sẽ dễ chịu hơn.
Hưng Nguyên