Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng chỉ ra 4 điểm để phát triển ngành công nghiệp đất hiếmSớm tìm giải pháp để “Kho báu” mỏ đất hiếm Đông Pao toả sáng |
Tại Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Lai Châu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, ngày 23/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh, với trữ lượng tiềm năng về đất hiếm phục vụ công nghiệp bán dẫn, pin năng lượng, Lai Châu cần quản lý thật tốt, tránh khai thác tùy tiện, xuất khẩu thô mà đầu tư bài bản, chiến lược cho ngành công nghiệp khai thác, chế biến sâu, kết hợp với các tuyến giao thông, hạ tầng logistics nhằm nâng cao giá trị.
Lai Châu tránh khai thác tuỳ tiện, xuất khẩu thô đất hiếm. Ảnh minh họa |
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cũng cho rằng, quy hoạch của tỉnh chỉ mang tính chiến lược, cần rà soát, lập các quy hoạch chi tiết xác định không gian phát triển cũng như đặt trong mối quan hệ, tư duy kết nối với quy hoạch vùng trung du miền núi phía Bắc, cũng như với các vùng khác để Lai Châu tiếp nối, tận dụng phát triển.
Theo Quy hoạch tỉnh Lai Châu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, mục tiêu phát triển đến năm 2030, Lai Châu nắm bắt và khai thác hiệu quả các cơ hội, nguồn lực bên trong và bên ngoài để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, xây dựng Lai Châu phát triển xanh, nhanh, bền vững và toàn diện trên tất cả các mặt kinh tế-xã hội, an ninh-quốc phòng, phấn đấu đưa Lai Châu trở thành tỉnh phát triển trung bình của vùng trung du và miền núi phía Bắc.
Đến năm 2050, Lai Châu là tỉnh phát triển xanh, bền vững, văn minh, giàu bản sắc văn hóa, phát triển toàn diện; kết cấu hạ tầng nông thôn được hiện đại hóa, đạt đầy đủ các tiêu chí của nông thôn mới. Bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia, giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Phấn đấu đưa Lai Châu trở thành tỉnh có kinh tế, xã hội trên mức trung bình của cả nước.
3 trụ cột phát triển kinh tế của tỉnh gồm: Kinh tế dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp.
Về kinh tế dịch vụ, tập trung vào phát triển du lịch gắn với bản sắc văn hóa và kinh tế biên mậu.
Về phát triển công nghiệp, tập trung vào công nghiệp năng lượng, công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản và công nghiệp chế biến nông-lâm-thủy sản.
Về phát triển nông nghiệp, tập trung vào các sản phẩm nông nghiệp đa giá trị, nông nghiệp hữu cơ gắn với chuỗi giá trị, dựa vào các sản phẩm nông, lâm sản có lợi thế, có giá trị gia tăng cao.