Trên phương diện pháplý, tất cả các bản Hiến pháp của nước ta từ trước đến nay (1946, 1959, 1980,1992) đều có những quy định về tự do ngôn luận, tự do báo chí và khẳng định đâylà một trong những quyền cơ bản nhất của con người, của mọi công dân. Ở mỗi bảnHiến pháp, nội dung này được kế thừa và phát triển phù hợp từng điều kiện vàhoàn cảnh lịch sử cụ thể của nước ta…
Phóngviên tác nghiệp tại Hội thao báo chí các tỉnh Tây Nguyên -Nam Trung Bộ năm 2013.Ảnh: Y Krăk |
Tính đến tháng 2/2013,cả nước có 812 cơ quan báo in với 1.084 ấn phẩm, trong đó 197 cơ quan có báo(gồm 84 báo chí Trung ương, 113 báo địa phương); 615 cơ quan có tạp chí (488tạp chí Trung ương và 127 tạp chí địa phương). Toàn quốc có 67 đài phát thanh -truyền hình Trung ương và địa phương, trong đó có 02 đài quốc gia, 01 đàitruyền hình kỹ thuật số, 64 đài phát thanh - truyền hình cấp tỉnh, 172 kênhchương trình phát thanh và truyền hình quảng bá (99 kênh truyền hình, 73 kênhphát thanh).
Ngoài hệ thống truyềnhình quảng bá, hệ thống truyền hình trả tiền ở nước ta phát triển mạnh bằngnhiều loại công nghệ truyền dẫn, như cáp, vệ tinh, số mặt đất và đang bước đầuthử nghiệm công nghệ IPTV. Trong lĩnh vực thông tin điện tử, cả nước có 74 báo,tạp chí điện tử, 336 trang mạng xã hội, 1.174 trang thông tin điện tử tổng hợp.
Hội Nhà báo Việt Namquản lý hơn 19.000 hội viên, trong đó gần 17.000 nhà báo đã được cấp thẻ hànhnghề đang làm việc tại hàng trăm cơ quan báo chí từ Trung ương đến địa phương,luôn khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để mọi nhà báo hoạt động tự do,sáng tạo trong khuôn khổ pháp luật.
Ở Việt Nam, báo chí đãthật sự là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị, xãhội, nghề nghiệp; là diễn đàn và công cụ quan trọng bảo vệ lợi ích và quyền tựdo của các tầng lớp nhân dân. Mọi người dân đều có quyền đề đạt nguyện vọng,phát biểu và đóng góp ý kiến trên tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội thông quacác phương tiện thông tin đại chúng, trong đó có báo chí.
Đồng thời, khi thamgia sinh hoạt, hoạt động ở tổ chức nào, họ đều có ấn phẩm báo chí của tổ chứcđó nhằm đáp ứng mọi nhu cầu và bảo đảm quyền được thông tin của mình. Chính vìlẽ đó, đông đảo các giai tầng xã hội ở Việt Nam tự thấy không có nhu cầu xuấtbản báo chí tư nhân…
Dù trong bất kỳ xã hộinào thì tự do báo chí chỉ mang tính tương đối, bởi tự do báo chí phải được thựchiện trong khuôn khổ của pháp luật, bị pháp luật điều hành, quản lý và phù hợpđiều kiện lịch sử cụ thể của từng nước. Chúng ta đang phấn đấu xây dựng một nềnbáo chí tự do, trong đó nhà báo được tự do hành nghề, tự do cống hiến sức sángtạo của mình để phục vụ công chúng theo đúng lương tâm và trách nhiệm của ngườilàm báo chân chính vì sự phát triển của đất nước, của dân tộc.
Tuy nhiên, điều đókhông đồng nghĩa với việc tùy tiện, muốn viết gì, viết như thế nào thì viết.Ngoài sự chi phối của pháp luật, còn có sự chi phối của lương tâm, trách nhiệmvà sự giác ngộ chính trị của người làm báo. Không thể có “tự do báo chí tuyệtđối”. Tự do sáng tạo trong báo chí trước hết thể hiện ở việc nhà báo phải cungcấp thông tin trung thực, chính xác, phục vụ sự tiến bộ của xã hội, vì lợi íchcủa đại đa số nhân dân.
Điều cần nhấn mạnh là,ngoài các quy định của pháp luật, mỗi nhà báo khi thao tác nghề nghiệp, xử lýmột thông tin, một sự kiện cần suy nghĩ, cân nhắc để tự trả lời câu hỏi: Nênhay không nên, hoặc chưa nên thông tin, bình luận nếu sự kiện đó làm tổn hạiđến lợi ích quốc gia, dân tộc.
Các thế lực cơ hội,thù địch từng la lối: “Việt Namđàn áp những người bất đồng chính kiến”(!). Đây là sự quy chụp, vu cáo trắngtrợn, vì trong thực tế, một số người bị ta xử lý về hành chính hoặc pháp luậtchính là vì họ đã sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng đưa tin xuyêntạc, bịa đặt, kích động chống lại Đảng, Nhà nước ta. Một số sự kiện “nóng” vừaqua trên Biển Đông; ở Mường Nhé (Điện Biên); ở Con Cuông (Nghệ An); ở Tiên Lãng(Hải Phòng); ở Văn Giang (Hưng Yên)... rất đáng để người cầm bút suy ngẫm vềtrách nhiệm xã hội cao cả của nhà báo khi cân nhắc, phân tích kỹ lưỡng để tìmra bản chất sự việc, quyết định thời điểm và dung lượng thông tin nhằm phục vụthiết thực lợi ích của nhân dân, góp sức ổn định tình hình chính trị - xã hộicủa đất nước, tạo tiền đề quan trọng thúc đẩy sự nghiệp đổi mới, hội nhập quốctế; tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ rộng lớn của bầu bạn năm châu dành cho ViệtNam.
Thực tiễn ngày thêmsáng tỏ rằng, ở nước ta đã thực sự có tự do ngôn luận, tự do báo chí trên cơ sởtừng nhà báo thực hiện đúng pháp luật, nêu cao trách nhiệm xã hội và nghĩa vụcông dân của người cầm bút trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nếu aiđó cố tình lợi dụng dân chủ, tụ do ngôn luận, tự do báo chí để công khai chốngĐảng, Nhà nước, đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc thì đều bị xử lý bìnhđẳng, nghiêm minh bằng hành chính hoặc bằng pháp luật. Điều này là hiển nhiênvà không có gì khác biệt so với bất cứ một quốc gia độc lập có chủ quyền nào!
Theo Tạpchí Cộng sản