Kỷ niệm 59 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2013): “Hoan hô chiến sĩ Ðiện Biên”: Bản hùng ca về chiến thắng lịch sử

02/05/2013 10:08

Nếu nói Tố Hữu là nhà thơ cách mạng, nhà thơ thời sự thì Hoan hô chiến sĩ Điện Biên có lẽ là một trong những bài thơ thời sự nhất của ông...

ADQuảng cáo

Nếu nói Tố Hữu là nhàthơ cách mạng, nhà thơ thời sự thì Hoan hô chiến sĩ Điện Biên có lẽ là mộttrong những bài thơ thời sự nhất của ông. Ngày 7/5/1954, bộ đội ta giành chiếnthắng tại Điện Biên Phủ, thì ngày 11/5/1954, báo Nhân Dân đã in trang trọngtrên trang nhất bài thơ này; nghĩa là, từ khi viết cho đến lúc bài thơ ra mắthàng triệu độc giả chỉ vẻn vẹn có 4 ngày.



Tượngđài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Đồi D1 (thành phố Điện Biên, tỉnh ĐiệnBiên). Ảnh: T.H


Bài thơ dài 96 câu,viết bằng thể thơ tự do có vần xen lẫn những đoạn lục bát và vài ba câu songthất, như những lời hát hân hoan xen vào một ký sự thơ.

Cả bài thơ mang mộttiết tấu nhanh, mạnh; khỏe ào ào như sóng reo, thác cuốn, lửa cháy và bão táp.Câu, chữ trong thơ là câu chữ dân dã, dễ hiểu, mang hàm lượng thông tin rấtcao. Sắc độ chính, xuyên suốt bài thơ là tiếng reo vui, hân hoan chiến thắng.Ngay “tít” bài thơ cũng thể hiện điều đó: “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”! Lấy mộttiếng reo vui, một câu khẩu ngữ mang tính khẩu hiệu làm đầu đề cho bài thơ TốHữu đã khẳng định âm hưởng chính cho bài thơ của ông rồi: Đây là niềm hân hoanchiến thắng.

Bài thơ dài, vì thếnhà thơ tổ chức bố cục thật chặt chẽ và khoa học. Có thể thấy bài thơ được chialàm sáu đoạn nhỏ, mỗi đoạn mang một màu sắc riêng và mang một sứ mạng cụ thể:

Đoạn 1 (bảy câu đầu):Đây là một tin thông tấn được viết dưới góc độ nhìn và tình cảm của một nhà thơcó trái tim yêu nước nồng nhiệt.

Tin về nửa đêm

Hỏa tốc, hỏa tốc

Ngựa bay lên dốc

Đuốc chạy sáng rừng

Chuông reo tin mừng

Loa kêu từng cửa

Làng bản đỏ đèn, đỏlửa!

Đoạn 2 (bảy câu tiếp):Ngay câu mở đầu của đoạn 2, tác giả đã “bật mí” cái tin vui to lớn kia là tingì: Nhưng vì là nhà thơ, thay vì nói “Chúng ta đã giải phóng Điện Biên rồi!”,thì nhà thơ lại báo tin bằng một lời reo vui, một khẩu hiệu:

Hoan hô chiến sĩ ĐiệnBiên!

Niềm vui to lớn quálàm cho nhà thơ không kìm nén nổi lòng mình, bật reo lên những lời xưng tụng,rất gần với khẩu ngữ mà vẫn tràn đầy chất thơ, ngợi ca vị tướng tài ba, ngợi caBác Hồ, những người trực tiếp chỉ đạo để làm nên chiến thắng lẫy lừng:

Hoan hô đồng chí VõNguyên Giáp

Sét đánh ngày đêmxuống đầu giặc Pháp

... Vinh quang Hồ ChíMinh - cha của chúng ta ngàn năm sống mãi!

Quyết chiến quyếtthắng cờ đỏ sao vàng vĩ đại!

Sau 9 năm kháng chiếntrường kỳ đầy gian khổ, hy sinh; trước chiến thắng hôm nay, dù có từng trải vàghìm nén hơn, nhưng những lời thơ hào sảng thì vẫn nguyên như thế, nguyên mộthồn thơ dạt dào như thế; tràn qua đoạn 3 (9 câu):

Kháng chiến ba ngànngày

Không đêm nào vui bằngđêm nay

Đêm lịch sử Điện Biênsáng rực

Trên đất nước như huânchương trên ngực

Dân tộc ta dân tộc anhhùng!

Khúc hát hân hoan nhưmột trữ tình ngoại đề, như một dàn đồng ca dào dạt cất lên, thông qua những câulục bát như lời ru của Mẹ:

Điện Biên vời vợi ngàntrùng

Mà lòng bốn biển nhịpcùng lòng ta

Đêm nay bè bạn gần xa

Tin về chắc cũng chanhòa vui chung?

Đoạn 4 (27 câu): Đâylà đoạn thơ quan trọng nhất có sức nặng nhất của toàn bộ bài thơ. Tác giả dànhhẳn 27 câu thơ để mô tả một cách trực diện cuộc chiến đấu gian khổ nhưng vôcùng oanh liệt của quân dân ta để giành thắng lợi cuối cùng.

Mở đầu đoạn thơ quantrọng này, nhà thơ láy lại câu “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” như một tôn vinh,như một tượng đài bất tử:

Hoan hô chiến sĩ ĐiệnBiên

Chiến sĩ anh hùng

Đầu nung lửa sắt

Năm mươi sáu ngày đêmkhoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt

Máu trộn bùn non

Gan không núng

Chí không mòn!

Đó là bức chân dungsáng rỡ của tập thể những người chiến sĩ Điện Biên trong một cái nhìn toàncảnh, còn đây là những đặc tả gương mặt của những anh hùng cụ thể, có tên tuổinhư Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện... đã được nhà thơ khắc ghi vàolịch sử văn học đời đời:

Những đồng chí thânchôn làm giá súng

Đầu bịt lỗ châu mai

Băng mình qua núi thépgai

Ào ào vũ bão

Những đồng chí chènlưng cứu pháo

Nát thân, nhắm mắt cònôm...

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo

Điện Biên Phủ là đỉnhcao của cuộc chiến tranh nhân dân thần thánh, là cuộc chiến đấu toàn dân, toàndiện, có sự đóng góp sức lực và xương máu của cả nước. Nhà thơ đã ngợi ca điềuđó trong những vần thơ kế tiếp: Và những chị, những anh đêm ngày ra tiền tuyến/Mấy tầng mây gió lớn mưa to/ Dốc Pha Đin, chị gánh anh thồ/ Đèo Lũng Lô anh hòchị hát/ Dù bom đạn xương tan thịt nát/ Không sờn lòng không tiếc tuổi xanh...Và tác giả khẳng định:

Hỡi các chị, các anh

Trên chiến trường ngãxuống

Máu của anh chị, củachúng ta không uổng

Sẽ xanh tươi đồngruộng Việt Nam

Mường Thanh, Hồng Cúm,Him Lam

Hoa mơ lại trắng vườncam lại vàng!

Hoa, quả của đất nướcmãi còn từ máu và nước mắt, từ tuổi thanh xuân của những anh hùng, liệt sĩ ĐiệnBiên, đó không chỉ là những lời an ủi mà là sự tôn vinh vĩnh hằng!

Đoạn 5 (22 câu): Nhàthơ dành đoạn thơ này để mô tả kẻ thù, những kẻ thù trực tiếp và gián tiếp,những kẻ xâm lược mà kết cục cuối cùng là sự thất bại thảm hại. Lời thơ ở đoạnnày thật rắn rỏi, quyết liệt chứng tỏ một tinh thần không khoan nhượng trước kẻthù! Nhà thơ vốn tài hoa và dịu dàng là thế mà không ngần ngại dùng những từnhân xưng thật mạnh mẽ và thấm thía: “Lũ” và “nó” và “chúng bay”:

Lũ chúng nó phải hàng,phải chết

Quyết trận này quétsạch Điện Biên

Quân giặc điên

Chúng bay chui xuốngđất

Chúng bay chạy đườngtrời!

... Chúng bay chỉ mộtđường ra

Một là tử địa, hai làtù binh?

Những lời thơ ấy,không phải chỉ được viết ra sau khi chúng ta đã giành được chiến thắng; như mộtsự ăn theo, một tràng vỗ tay muộn mằn, mà nó hình thành ngay từ khi chúng taquyết định đối đầu với Pháp ở Điện Biên Phủ. Niềm tin chiến thắng, niềm tin ởĐảng và Bác Hồ là động lực vô cùng to lớn để những chiến sĩ Điện Biên phất cờchiến thắng trên hầm De Castries. Bức tranh hoành tráng này, nhà thơ vẽ trênnúi rừng, sông suối của Điện Biên:

Nghe trưa nay, tháng5, mồng 7,

Trên đầu bay thác lửahờn căm

Trông: Bốn mặt lũy hầmsụp đổ

Tướng quân bay lố nhốcờ hàng

Trông: Chúng ta cờ đỏsao vàng

Rực trời đất Điện Biêntoàn thắng!

Và thêm một lần nữa,nhà thơ reo lên:

Hoan hô chiến sĩ ĐiệnBiên!

Đoạn 6. Chiến thắnglẫy lừng ấy của toàn dân tộc từ đâu mà ra, do đâu mà có? Trong phút lắng lạicủa những ngày vui dào dạt, nhà thơ nhớ đến Bác Hồ và nghĩ tới công lao của Báccho trận quyết đấu lịch sử này. Bằng tám câu thơ lục bát, nhà thơ đã vẽ nênhình ảnh Bác kính yêu trong niềm vui của toàn dân tộc:

Tiếng reo núi vọngsông rền

Đêm nay chắc cũng vềbên Bác Hồ

Bác đang cúi xuống bảnđồ

Chắc là nghe tiếngquân hò quân reo

Từ khi vượt suối băngđèo

Ta đi, Bác vẫn nhìntheo từng ngày

Tin về mừng thọ đêmnay

Chắc vui lòng Bác giờnày đợi trông!

Đọc những câu thơ reovui ấy, tự nhiên ta giật mình! Ừ nhỉ, chiến thắng Điện Biên (7/5/1954) chỉ cáchsinh nhật lần thứ 64 của Bác hơn mười ngày! Nhà thơ liên hệ ngay rằng, chiếnthắng này là những bông hoa của toàn dân tộc gửi lên mừng thọ Bác: “Tin về mừngthọ đêm nay/ Chắc vui lòng Bác giờ này đợi trông!”.

Cũng trong đoạn thơthứ 6 này, nhà thơ nhớ tới Thủ tướng Phạm Văn Đồng và phái đoàn ngoại giao ViệtNam ở Hội nghị Geneva. Tin chiến thắngĐiện Biên sẽ làm cho chúng ta có được một tư thế mới trước kẻ thù:

Tin đây Anh, Điện BiênPhủ hoàn thành

Ngày mai vào cuộc đấutranh

Nhìn xuống bọn Bi đôn,Smít

Anh sẽ nói: Thực dân,phát xít

Đã tàn rồi!

Và như thế, để chuyểnsang phần kết của bài thơ mang vóc dáng một trường ca này. Ở đoạn cuối cùng,nhà thơ tuyên bố với thế giới rằng, chúng tôi, những người Việt Nam đãchiến thắng trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc mình. Và bàihọc Điện Biên này sẽ làm cho các dân tộc thuộc địa biết vùng lên giành quyền tựdo, độc lập cho dân tộc mình. Nhà thơ khẳng định, chiến thắng Điện Biên Phủ đãchôn vùi chế độ thực dân cũ:

Tổ quốc chúng tôi

Muốn độc lập, hòa bìnhtrở lại

Không muốn lửa bom đổxuống đầu con cái

Nước chúng tôi và nướccác anh

Nếu còn say máu chiếntranh

Ở Việt Nam, các anhnên nhớ

Tre đã thành chông,sông là sông lửa

Và trận thắng ĐiệnBiên

Cũng mới là bài họcđầu tiên!

Có thể nói, bài thơHoan hô chiến sĩ Điện Biên của nhà thơ Tố Hữu đã làm nên bức tượng đài sừngsững tạc vào năm tháng, tạo một mốc son trong tiến trình lịch sử văn học dântộc nói chung và trong tiến trình thơ Tố Hữu nói riêng.

Theo BáoVăn Nghệ

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Kỷ niệm 59 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2013): “Hoan hô chiến sĩ Ðiện Biên”: Bản hùng ca về chiến thắng lịch sử
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO