Với Chiếnthắng Điện Biên Phủ “chấn động địa cầu”, cuộc kháng chiến chống xâm lược Phápcủa nhân dân ta kết thúc thắng lợi. Đây là một mốc son chói lọi ghi dấu thắnglợi vẻ vang của tư tưởng và nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của Đảng ta và BácHồ. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: Điện Biên Phủ như là một cái mốc chóilọi bằng vàng của lịch sử. Nó ghi rõ nơi chủ nghĩa thực dân lăn xuống dốc vàtan rã, đồng thời phong trào giải phóng dân tộc khắp thế giới đang lên cao đếnthắng lợi hoàn toàn.
Hầm chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.Ảnh:Tư liệu |
Là linh hồn của cuộc kháng chiến, Chủtịch Hồ Chí Minh cùng với Trung ương Đảng đề ra đường lối “toàn dân khángchiến, toàn diện kháng chiến” và Người trực tiếp chỉ đạo cuộc chiến tranh cáchmạng của toàn dân. Đây là nhân tố có ý nghĩa hàng đầu đưa tới thắng lợi vẻ vangcủa cuộc kháng chiến mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Đườnglối chiến tranh nhân dân là một sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, kế thừatruyền thống chống ngoại xâm của tổ tiên và được nâng lên trong thời đại cáchmạng mới. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo cuộc kháng chiến toàn dân với ý chícủa cả một dân tộc: thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhấtđịnh không chịu làm nô lệ. Với tinh thần ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã động viêntoàn dân, lãnh đạo toàn dân, tổ chức toàn dân kháng chiến kiến quốc. Người đồngcam cộng khổ với dân, với cán bộ, chiến sĩ. Người đi chiến dịch, vạch “đường đitừng bước từng giờ” cho cuộc kháng chiến.
Nhiệm vụ số một mà Bác chỉ cho lực lượngvũ trang ta tác chiến là phải “tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu để phân tán lựclượng địch và tiêu diệt sinh lực địch, mở rộng vùng tự do”. Tư tưởng này củaBác đã trở thành phương châm, đường lối quân sự của Đảng chỉ đạo toàn bộ cuộckháng chiến chống thực dân Pháp, là cơ sở, nền tảng cho các bước tiến vững chắctrong những chiến dịch, các kế hoạch tác chiến của lực lượng vũ trang, nhất làtrong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954, chúng ta đã chủ động tiến công trên hướngTây Bắc và các chiến trường toàn quốc phối hợp tác chiến để phân tán lực lượngđịch.
Cụm tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ. Ảnh: Tư liệu |
Đối với Chiến dịch Điện Biên Phủ, Chủtịch Hồ Chí Minh đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt. Khi quân Pháp tập trung đếnĐiện Biên Phủ, ngay từ đầu tháng 12-1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị choĐại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp: Chiến dịch này là một chiến dịch rấtquan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trongnước mà đối với quốc tế. Vì vậy, toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trunghoàn thành cho kỳ được. Trước lúc Đại tướng Võ Nguyên Giáp lên đường đi ĐiệnBiên Phủ, Bác Hồ căn dặn: Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng. Chắcthắng mới đánh. Không chắc thắng không đánh. Thực hiện chỉ thị của Bác, Trungương Đảng và Chính phủ đã quyết định: Toàn dân, toàn Đảng tập trung toàn lựcchi viện cho tiền tuyến, nhất định bảo đảm cho Chiến dịch Điện Biên Phủ toànthắng. Trong suốt chiến dịch, cả nước đã huy động hơn 26 vạn dân công với hơn18 triệu ngày công, 25.000 tấn gạo, hơn 900 tấn thịt và gần một vạn tấn thựcphẩm khác, hơn 2 vạn xe đạp thồ, gần 12.000 bè, mảng nứa cùng hàng nghìn ngựathồ. Đặc biệt là đóng góp tại chỗ rất kịp thời, thiết thực về người, phươngtiện vận tải, của cải của đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc và Đông Bắc Tổquốc, nhất là đồng bào tỉnh Lai Châu, tỉnh Điện Biên là nơi trực tiếp diễn ratrận đánh Điện Biên Phủ.
Có thể khẳng định,thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ là biểu tượng sinh động của khối đoànkết toàn dân, đoàn kết quân dân “cả nước một lòng, toàn dân đánh giặc”. Đúngnhư Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: Đó là sức mạnh của lòng yêu nước của dân ta.Sức mạnh đó đã được nhân lên gấp bội do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh giáodục, tổ chức toàn dân trong Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cứu quốc. Chiếnthắng Điện Biên Phủ, thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lượccòn bắt nguồn từ tư tưởng và hoạt động quốc tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vớiđường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, chính sách đối ngoại khôn khéo, bằngnhững hoạt động ngoại giao cụ thể, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nối liền mối liênkết dân tộc ta với các dân tộc ở Đông Dương thuộc địa và những người tiến bộcủa nước Pháp thống trị, với các nước xã hội chủ nghĩa và dân chủ nhân dân…
Văn Hân(t.h)