Kỷ niệm 50 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển (23.10.1961-23.10.2011): Người được khắc ghi trong “Nhật ký Đặng Thùy Trâm”

21/10/2011 09:24

Vậy là chiều nay các anh lên đường, để lại cho mỗi người một nỗi nhớ mênh mông giữa khu rừng vắng vẻ. Các anh đi rồi nhưng tất cả nơi đây còn ghi lại bóng dáng các anh: những con đường đi, những chiếc ghế ngồi chơi xinh đẹp, những câu thơ thắm thiết yêu thương...

“Vậy là chiều nay các anh lên đường, để lại cho mỗingười một nỗi nhớ mênh mông giữa khu rừng vắng vẻ. Các anh đi rồi nhưng tất cảnơi đây còn ghi lại bóng dáng các anh: những con đường đi, những chiếc ghế ngồichơi xinh đẹp, những câu thơ thắm thiết yêu thương. Nghe anh Tuấn ra lệnh: “Tấtcả ba lô lên đường!”. Những chiếc ba lô vụng về may bằng những tấm bao Mỹ đãgọn gàng trên vai, mọi người còn nấn ná đứng lại trước mình bắt tay chào mìnhmột lần cuối. Bỗng dưng một nỗi nhớ thương kỳ lạ đối với miền Bắc trào lêntrong lòng mình như mặt sông những ngày mưa lũ và… mình khóc ròng đến nỗi khôngthể đáp lại lời chào của mọi người. Thôi! Các anh đi đi, hẹn một ngày gặp lạitrên miền Bắc thân yêu”. Đây là toàn văn ghi trong nhật ký của Anh hùng liệtsĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm vào ngày 10-4-1968 đối với ông Trần Ngọc Tuấn (hiệnđang sống tại nhà số 9A/1B, đường Đặng Tất, phường Vĩnh Hải - Nha Trang) vàđồng đội trên “tàu không số” mang số hiệu 43, trong lần vận chuyển vũ khí vàoĐức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.

Ông Trần Ngọc Tuấn sinh năm 1933, quê ở huyện QuếSơn, tỉnh Quảng Nam.Tròn 20 tuổi, ông Tuấn đã tình nguyện vào Vệ quốc đoàn, tham gia chiến đấuchống Pháp ở chiến trường Hạ Lào. Cuối năm 1954, ông tập kết ra Bắc, lần lượtđược tổ chức cho đi học Trường Sĩ quan Lục quân, Trường 45 Hải quân và ratrường với quân hàm thiếu úy. Từ năm 1963 - 1971, ông Tuấn thuộc biên chế Đoàn759 và giữ chức vụ Chính trị viên, Bí thư Chi bộ các “tàu không số” mang sốhiệu 56, 55, 43. Những năm tháng ác liệt, “người lính già” đã cùng với đồng độitổ chức 9 chuyến vượt biển vận chuyển vũ khí vào các tỉnh Quảng Ngãi, Bà Rịa -Vũng Tàu, Trà Vinh. Trong đó, có 2 chuyến tàu đặc biệt phục vụ chiến dịch BìnhGiã và chiến dịch Mậu Thân 1968. Cùng đồng đội, ông Tuấn đã trải qua nhiều thờikhắc khi cái chết và sự sống chỉ trong gang tấc…



Ông Tuấn bồi hồi nhớ lạinhững trang những ký ức của ông cùng đồng đội trên “tàu không số” 43 và bác sĩThùy Trâm


Năm 1968, Bộ Tổng tham mưu giao nhiệm vụ tuyệt mậtcho Đoàn 759, chọn 4 đơn vị tàu tham gia vận chuyển vũ khí vào miền Nam để phục vụChiến dịch tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968.

Trong 4 “tàu không số”, có tàu mang số hiệu số 43 gồm17 người do thuyền trưởng Nguyễn Đắc Thắng và Chính trị viên - Bí thư Chi bộTrần Ngọc Tuấn chỉ huy, được giao nhiệm vụ chở 37 tấn vũ khí vào huyện Đức Phổ,tỉnh Quảng Ngãi để chi viện cho chiến trường này. Tối 27-2, tàu nhận được lệnhxuất bến. Trên đường đi, máy bay và tàu chiến địch đã phát hiện và theo dõi cáchoạt động của tàu 43. Trước tình thế đó, tất cả CS giả vờ đánh bắt cá, lòngvòng suốt 3 ngày 3 đêm trên biển, và đến đêm thứ ba tàu cũng đến được vùng biểnQuảng Ngãi. Đến 0 giờ 50 phút ngày 1-3-1968, khi còn cách bờ khoảng 20 hải lýthì bị 4 tàu chiến của địch bao vây, đồng loạt bắn pháo sáng lên sáng rực cảmột vùng biển rồi nã pháo tới tấp vào tàu 43, tiếp đến khép dần vòng vây hòngbắt sống con tàu. Thuyền trưởng Thắng hạ lệnh tiêu hủy hết các tài liệu rồiphát lệnh nổ súng chiến đấu. Ngay loạt đạn đầu tiên, một tàu địch bị cháy, 2chiếc khác bị thương. Lúc này, máy bay địch xuất hiện và vãi đạn xuống như mưa.Mặt biển sôi lên vì pháo, đạn, cả một góc trời đỏ rực. Tiếng súng DKZ, đạiliên, 12 ly 7 của ta đanh thép đáp lại. Lúc này, các đồng chí chỉ huy tàu vừachỉ huy chiến đấu, vừa ra lệnh cơ động tàu, dùng bom chìm và bộc phá đánh chặnđịch, tiếp tục lao tàu vào hướng bờ. Sau hơn 3 giờ chiến đấu ngoan cường, cácCS trên tàu 43 đã bắn cháy 1 tàu chiến, làm 2 chiếc khác bị thương, bắn rơi 3máy bay HU-1A và làm hư hại nhiều tàu cao tốc khác của địch. Tuy nhiên, do cuộcquyết chiến không cân sức, tàu ta trúng đạn khiến 3 CS đã hy sinh, 11 CS bịthương và tàu bị mắc cạn. Trong cơn nguy kịch, thuyền trưởng hạ lệnh đập khóimù, khiêng tử sĩ, thương binh lên bờ và ra lệnh hủy tàu.

Lên bờ, các chiến sỹ được du kích cáng lên bệnh xácủa chị Đặng Thùy Trâm. Trong thời gian điều trị tại bệnh xá, ông Tuấn và cácđồng đội là “nhân vật” được Đặng Thùy Trâm ghi trong những dòng nhật ký hàohùng. Hình ảnh cô gái Thủ đô trẻ trung, lạc quan luôn động viên, trông nom,chăm sóc tận tình, chu đáo các thương, bệnh binh suốt ngày đêm như một liều“thuốc quý” thôi thúc ông Tuấn cùng đồng đội cố gắng lành bệnh để trở về đơnvị.

(TheoKhánh Hòa)

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Kỷ niệm 50 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển (23.10.1961-23.10.2011): Người được khắc ghi trong “Nhật ký Đặng Thùy Trâm”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO