Kỷ niệm 38 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2013): Bài học về sự chỉ đạo chiến lược của Đảng trong đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

24/04/2013 10:02

Năm 1975, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của nhân dân ta, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước...

Năm 1975, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử kết thúc thắng lợicuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của nhân dân ta, giải phóng hoàntoàn miền Nam, thống nhất đất nước. Thắng lợi ấy trở thành một trong nhữngtrang chói lọi nhất của lịch sử dân tộc, đồng thời đi vào lịch sử thế giới nhưmột chiến công vĩ đại của thế kỷ XX. Nhìn nhận về giai đoạn đấu tranh cách mạngnày, một trong những nguyên nhân, đồng thời cũng là bài học sâu sắc nhất đượcrút ra, là sự chỉ đạo chiến lược sáng suốt của Ðảng ta.

Sớm nhận rõ và đánh giá đúng kẻ thù, đưa ra chủ trương,đường lối phù hợp với từng thời điểm lịch sử, lãnh đạo đánh thắng kẻ địch từngbước, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.

Trước khi Hiệp địnhGiơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Ðông Dương được ký kết(tháng 7/1954), tại Hội nghị Trung ương 6 (từ ngày 15 đến 18/7/1954), Ðảng tavà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định: Ðế quốc Mỹ là một trở lực chính ngăn cảnviệc lập lại hòa bình ở Ðông Dương và đang trở thành kẻ thù trực tiếp của nhândân Ðông Dương và nhân dân Việt Nam. Thực tiễn đã diễn ra đúng như vậy. Với dãtâm chiếm Ðông Dương làm bàn đạp mở rộng chiến tranh xâm lược, Mỹ đã hất cẳngPháp khỏi miền Nam, dựng lên chính quyền tay sai Ngô Ðình Diệm.

Thực hiện chính sách“tố cộng, diệt cộng”, Mỹ - Diệm thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng ở miềnNam, từ tháng 7/1955 đến tháng 2/1956, chúng đã giết hại, giam cầm 93.362 cánbộ, đảng viên của ta. Giữa năm 1956, chúng tuyên bố từ chối Hiệp thương Tổngtuyển cử theo quy định của Hiệp định Giơ-ne-vơ và công khai hô hào “lấp sôngBến Hải” để “Bắc tiến”. Những hoạt động của Mỹ đã bộc lộ rõ dã tâm của chúng làbiến miền Nam thành thuộc địa và căn cứ quân sự để mở rộng chiến tranh xâm lượcmiền Bắc, từng bước đè bẹp phong trào giải phóng dân tộc và ngăn chặn sự pháttriển của chủ nghĩa xã hội ở khu vực Ðông Nam Á.

Nhận rõ kẻ thù, tạiHội nghị Trung ương 15 (năm 1959), Ðảng ta chỉ rõ: Mỹ - Diệm chẳng những là kẻthù của nhân dân miền Namđang bị chúng thống trị mà còn là kẻ thù của cả dân tộc Việt Nam, của nhândân miền Bắc đã được giải phóng. Trong Diễn văn khai mạc Ðại hội III của Ðảng,Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Ngày nào mà chưa đuổi được đế quốc Mỹ ra khỏi miền Nam nước ta, chưa giải phóng miền Nam khỏi áchthống trị tàn bạo của Mỹ - Diệm thì nhân dân ta vẫn chưa thể ăn ngon ngủ yên”.Từ nhận diện rõ kẻ thù, nhất là âm mưu, thủ đoạn, chính sách cơ bản của chúng,Ðảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng suốt đánh giá đúng tương quan lực lượngđịch - ta, từ đó có chủ trương, quyết sách phù hợp đối với từng thời điểm lịchsử, đánh thắng địch từng bước, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.

Từ năm 1965, Mỹ ồ ạtđưa quân vào miền Nam và thực hiện chiến lược chiến tranh cục bộ, khi đó ở mộtsố người xuất hiện tư tưởng “sợ Mỹ”, thiếu lòng tin vào thắng lợi của sự nghiệpcách mạng. Trước tình hình đó, Ðảng ta sáng suốt nhận định: Mỹ là một đội quânmạnh nhưng vào miền Namkhông phải trong thế mạnh, mà trong thế yếu, thế bị động. Chỗ yếu cơ bản nhấtcủa chúng vẫn là về chính trị.

Còn về phía ta, lúcnày không chỉ đã mạnh về chính trị mà cả về quân sự. Ðây là cơ sở để ta hạquyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ. Do đó, Hội nghị Trung ương 12 (tháng 12/1965) đãđề ra nhiệm vụ “Ðộng viên lực lượng cả nước kiên quyết đánh bại cuộc chiếntranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong bất cứ tình huống nào”. Ở miền Nam, ta chỉđạo kiên quyết giữ vững thế chiến lược tiến công, đánh Mỹ, diệt ngụy, nhất làsau khi đập tan hai cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965-1966 và 1966-1967.

Ở miền Bắc, dưới sựlãnh đạo của Ðảng, quân và dân ta đã đánh thắng hai cuộc chiến tranh phá hoạibằng không quân của đế quốc Mỹ, đặc biệt là trận “Ðiện Biên Phủ trên không” tạiHà Nội, Hải Phòng. Như vậy, thực tế đã chứng minh quan điểm đánh giá so sánhlực lượng của Ðảng ta là hoàn toàn chính xác.

Sau Hiệp định Pa-ri(tháng 1/1973), Mỹ rút quân khỏi miền Nam, cục diện chiến trường, so sánhlực lượng giữa ta và địch có sự thay đổi lớn. Tuy nhiên, được Mỹ tiếp sức, quânngụy liên tục tiến hành các chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”, lấn chiếm lạinhiều vùng giải phóng của ta. Trước tình hình đó, Ðảng đã ra Nghị quyết 21(tháng 7/1973) chỉ đạo cách mạng miền Nam kiên quyết phản công, giữ vững vùnggiải phóng, tạo thế, tạo lực, tạo thời cơ và đón thời cơ để tiến lên giànhthắng lợi quyết định bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, mở đầulà trận then chốt Buôn Ma Thuột và kết thúc bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịchsử, giành thắng lợi hoàn toàn trong vòng chưa đầy hai tháng.

(còn nữa)

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Kỷ niệm 38 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2013): Bài học về sự chỉ đạo chiến lược của Đảng trong đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO