Ký kết Tuyên bố chung thiết lập quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – Italia

22/01/2013 09:08

Tiếp tục chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Italia theo lời mời của Tổng thống Giorgio Napolitano, ngày 21/1, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hội kiến Thủ tướng Italia Mario Monti và tham dự nhiều hoạt động khác...

ADQuảng cáo

Tiếp tục chuyến thăm cấp Nhà nướcCộng hòa Italia theo lời mời của Tổng thống Giorgio Napolitano, ngày 21/1, TổngBí thư Nguyễn Phú Trọng đã hội kiến Thủ tướng Italia Mario Monti và tham dựnhiều hoạt động khác.

Thủ tướng Mario Monti nồng nhiệtchào đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sangthăm cấp Nhà nước Italia vào dịp hai nước kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệngoại giao và Tuyên bố chính thức thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược. Thủtướng khẳng định, Italia hết sức coi trọng và đánh giá cao vai trò và vị thếcủa Việt Namtrong khu vực cũng như trên trường quốc tế.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏvui mừng thực hiện chuyến thăm cấp Nhà nước tới Italia vào thời điểm có ý nghĩarất quan trọng và nhấn mạnh Việt Nam coi trọng vị thế của Italia trong khu vựcvà trên thế giới, mong muốn thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt vớiItalia.


Tổng Bí thư cảm ơn sự đoàn kết và ủng hộ quý báu của nhân dân Italia dành choViệt Nam trong giai đoạn đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước cũng nhưcông cuộc xây dựng và phát triển ngày nay; nhấn mạnh, đây là tài sản quý giá mànhân dân Việt Nam luôn trân trọng gìn giữ, là nền tảng vững chắc cho sự phát triểncủa quan hệ hữu nghị và hợp tác tốt đẹp giữa hai nước ngày nay.


Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng ItaliaMario Monti. Ảnh: VOV


Tổng Bí thư cũng đánh giá cao nỗ lựccủa Chính phủ Italia, đặc biệt là vai trò của cá nhân Thủ tướng Monti trongviệc khắc phục khủng hoảng kinh tế, nợ công, qua đó góp phần củng cố niềm tincủa người dân Italia nói riêng và EU nói chung đối với triển vọng phát triểncủa khu vực. Trong bối cảnh đó, Tổng Bí thư ghi nhận cố gắng của Italia trongviệc dành ưu tiên hợp tác về kinh tế, thương mại - đầu tư đến năm 2020, cũngnhư việc Italia tiếp tục cung cấp ODA cho Việt Nam trong giai đoạn 2013-2015.

Trong bầu không khí chân thành, cởimở, hai nhà lãnh đạo bày tỏ hài lòng về quan hệ tốt đẹp giữa hai nước trongthời gian qua, đặc biệt là quyết định nâng cấp quan hệ Việt Nam – Italia lênĐối tác chiến lược; nhấn mạnh điều đó sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác, nhưng cũngđòi hỏi những nỗ lực to lớn của hai bên trong triển khai thực hiện, đưa quan hệViệt Nam – Italia phát triển sâu rộng, toàn diện, bền vững và mang lại nhữnglợi ích thiết thực cho cả hai nước. Hai nhà lãnh đạo nhất trí thúc đẩy mạnh mẽquan hệ giữa hai nước trên các lĩnh vực, Chính phủ hai nước khuyến khích và tạođiều kiện để doanh nghiệp hai nước hợp tác đầu tư, kinh doanh trong các lĩnhvực Italia có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu như cơ sở hạ tầng, năng lượng,môi trường... Đồng thời, hai nước tiếp tục thúc đẩy ký kết và thực hiện cácthỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục-đào tạo, quốc phòng-anninh...


Trên các diễn đàn đa phương, hai nước tiếp tục hợp tác và phối hợp hiệu quả,ủng hộ lẫn nhau trong các cơ chế đa phương: Italia ủng hộ Việt Nam tăng cườngquan hệ hợp tác toàn diện với EU trong khuôn khổ Hiệp định Hợp tác và Đối tácViệt Nam – EU (PCA) và với vai trò là nước Điều phối viên quan hệ ASEAN – EU,Việt Nam ủng hộ Italia tăng cường quan hệ với các nước ASEAN.

Hai bên cũng đã trao đổi về các vấnđề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, về việc bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải,duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực; giải quyết tranh chấp trong khu vực,bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế.

ADQuảng cáo


Lễ ký Tuyên bố chung thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Italy. Ảnh: TTXVN

Kết thúc cuộc hội kiến đã diễn ra Lễký các văn bản: Tuyên bố chung thiết lập quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam –Italia; Bản ghi nhớ về dự án Ngôi nhà Italia; Chương trình hành động về hợp tácgiáo dục giữa hai Chính phủ giai đoạn 2013 – 2016; Ý định thư về thành lập Trungtâm Đào tạo và Nghiên cứu xuất sắc Italia - Việt Nam; Bản ghi nhớ giữa hai BộQuốc phòng; Bản ghi nhớ về hợp tác và tương trợ hành chính trong lĩnh vực hảiquan; Bản ghi nhớ về hợp tác giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tập đoàn Dầu khíQuốc gia Italia; Trao giấy chứng nhận đầu tư thăm dò, khai thác dầu khí cho Tậpđoàn Dầu khí Quốc gia Italia.


Chiều tối qua, theo giờ Roma tức đêm qua theogiờ Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tới dự Lễ kỷ niệm 40 năm thiết lậpquan hệ ngoại giao Việt Nam – Italia; tham quan Triển lãm ảnh “Tình đoàn kếtViệt Nam- Italia trong những năm 1960-1970”; dự Quốc yến của Tổng thống GiorgioNapolitano.


Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tham quan triển lãmViệt Nam- Italia. Ảnh: VOV


Nguồn VOV


Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam – Italia


“Trên cơ sở quan hệ hữu nghị và hợp tác song phương phát triển mạnh mẽ giữanước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namvà nước Cộng hòa Italy;


Với mong muốn tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực hiện có và mở rộng sangnhững lĩnh vực mới;


Với ý nghĩa quan trọng mang tính biểu tượng của sự kiện kỷ niệm 40 năm thiếtlập quan hệ ngoại giao giữa hai nước vào năm 2013;


Trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Italy từ ngày 20-22/1/2013 của TổngBí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng;


Hai bên đã nhất trí thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược dựa trên cơ sở Tuyênbố chung này.


Hai bên nhất trí sẽ thúc đẩy quan hệ song phương, đặt trong tổng thể quan hệđối tác toàn diện Việt Nam-EU, trên cơ sở Hiệp định về hợp tác và đối tác toàndiện Việt Nam-EU (PCA), được ký chính thức ngày 27/6/2012.


Quan hệ Đối tác chiến lược sẽ tạo khuôn khổ phát triển quan hệ song phương mộtcách toàn diện, lâu dài, đặc biệt là tăng cường hợp tác sâu rộng trong nhữnglĩnh vực then chốt sau đây:


1. Hợp tác chính trị-ngoại giao


Hai Bên nhất trí tiếp tục tăng cường trao đổi đoàn cấp cao, bao gồm cả nhữngchuyến thăm chính thức song phương và các cuộc tiếp xúc bên lề các diễn đànquốc tế và khu vực.


Hai Bên thừa nhận tầm quan trọng của việc tăng cường quan hệ giữa Đảng Cộng sảnViệt Nam và các chính đảng Italy, cũng như giữa các cơ quan của Đảng Cộng sảnViệt Nam với các cơ quan Chính phủ, tổ chức hàn lâm nghiên cứu và hoạch địnhchính sách chiến lược của Italy.


Hai Bên hoan nghênh việc tăng cường hợp tác giữa Quốc hội hai nước, bao gồm cácchuyến thăm lẫn nhau, hợp tác trên các diễn đàn đa phương, xây dựng các dự ánhợp tác với mục đích hỗ trợ nâng cao năng lực thể chế và chia sẻ kinh nghiệmxây dựng pháp luật.


Hai Bên thúc đẩy hợp tác giữa các Vùng, địa phương hai nước, nhất là trong cáclĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, giáo dục và đào tạo, văn hóa và du lịch.


Hai Bên đánh giá cao kết quả triển khai cơ chế tham vấn chính trị cấp Thứtrưởng Ngoại giao trong khuôn khổ Thỏa thuận hợp tác giữa Bộ Ngoại giao hainước trong thời gian qua và nhất trí thiết lập cơ chế Đối thoại chiến lược doThứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Italy đồng chủtrì. Đối thoại chiến lược dự kiến họp hàng năm, luân phiên tại Hà Nội và Rome,nhằm trao đổi về quan hệ song phương và các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quantâm, với sự tham gia của đại diện Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành liên quan khicần thiết.


2. Các vấn đề toàn cầu và khu vực


Hai Bên cam kết phối hợp tăng cường chia sẻ quan điểm, hợp tác và ủng hộ lẫnnhau tại các diễn đàn quốc tế và khu vực, nhất là tại các diễn đàn quan trọngnhư Liên hợp quốc, WTO, ASEM, ASEAN, EU và về các vấn đề quốc tế hai Bên cùngquan tâm như cải tổ Liên hợp quốc, phát triển bền vững, môi trường và biến đổikhí hậu, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, quản lý nguồn nước, chống dịchbệnh, thực hiện các mục tiêu Thiên niên kỷ, giải trừ quân bị và chống pháttriển vũ khí hạt nhân, đấu tranh chống tội phạm có tổ chức, khủng bố và cướpbiển, giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế.


Hai Bên ủng hộ mạnh mẽ việc tăng cường quan hệ và hợp tác ASEAN-EU trên cáclĩnh vực chính trị và an ninh và phát triển kinh tế-xã hội tại mỗi khu vực.Italy ủng hộ lộ trình của ASEAN về thành lập Cộng đồng ASEAN, qua đó tăng cườngvai trò tích cực của ASEAN trong việc duy trì ổn định và hòa bình tại khu vựcchâu Á-Thái Bình Dương. Việt Nam cam kết ủng hộ Italy tăng cường vai trò vàthúc đẩy quan hệ với ASEAN và với các diễn đàn khu vực khác ở Đông Nam Á.


3. Quan hệ kinh tế


Phía Italy sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam tăng cường quan hệ kinh tế và thương mạivới EU, hỗ trợ Việt Nam hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và cam kết ủng hộviệc EU sớm công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường. Hai Bên ủnghộ việc sớm đi đến kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EUcông bằng và cùng có lợi.


Việt Nam và Italy nhận thấy hai nước có tiềm năng to lớn để mở rộng quan hệ hợptác kinh tế song phương, bao gồm cả thương mại, đầu tư và nhất trí đẩy mạnh mốiquan hệ này, trên cơ sở ổn định lâu dài và cùng có lợi. Phía Italy sẵn sàng đóng góp cho sự phát triển kinhtế của Việt Namthông qua:


Chia sẻ công nghệ và kinh nghiệm của các doanh nghiệp Italy hoạt độngtrong lĩnh vực cơ sở hạ tầng (đường bộ, đường sắt, giao thông đô thị, cảng vàsân bay), công nghiệp cơ khí chế tạo (đặc biệt đối với các ngành dệt may, giàydép, đồ gỗ, chế biến và bảo quản thực phẩm);


Thúc đẩy các dự án hợp tác cụ thể, kể cả theo mô hình Đối tác Công-Tư (PPP)trong các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, năng lượng, luyện kim, viễn thông, dulịch, môi trường, y tế và thời trang.


Việt Nam hoan nghênh và sẽtạo điều kiện thuận lợi để Italyđầu tư vào các dự án khai thác dầu khí.


Hai Bên khuyến khích trao đổi thương mại và đầu tư giữa hai nước. Việt Nam vàItaly nhất trí tăng cường cơ hội tiếp xúc cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vàcác tổ chức thương mại của hai nước, đặc biệt trong các lĩnh vực sản xuất mặthàng dệt may, giày dép, sản phẩm đồ gỗ, nông nghiệp. Đồng thời, Việt Nam hoan nghênh các doanh nghiệp Italy hoạt động trong lĩnh vực sản xuất đồ tiêudùng mở văn phòng đại diện tại Việt Nam. Italycam kết khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp Italyđầu tư và kinh doanh tại Việt Nam.


Hai bên nhất trí việc hỗ trợ các doanh nghiệp hai nước tăng cường kết nối, quanhệ đối tác sẽ cho phép các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Italy chia sẻ công nghệvà kinh nghiệm sản xuất chất lượng cao với các doanh nghiệp của Việt Nam, gópphần củng cố nền công nghiệp sản xuất của Việt Nam, cũng như với triển vọng vươnra thị trường ASEAN và Đông Á.


Với mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp hai Bêntại mỗi nước, cũng như giám sát, thúc đẩy thương mại và đầu tư song phương, haiBên nhất trí thành lập Ủy ban Hỗn hợp về Hợp tác Kinh tế do Bộ Công Thương củaViệt Nam và Bộ Phát triển Kinh tế của Italy điều phối, họp định kỳ một lần/ nămtrên cơ sở luân phiên.


4. Hợp tác phát triển


Hai Bên tiếp tục coi trọng hợp tác phát triển giữa hai nước trên cơ sở Hiệpđịnh song phương ký năm 2009. Hai Bên nhất trí xem xét ký một Nghị định thư mớivề hợp tác phát triển cho giai đoạn 2013-2015 thông qua vốn viện trợ không hoànlại và các nguồn tín dụng hỗ trợ nhằm thúc đẩy cải thiện cơ sở hạ tầng xã hộivà kinh tế ở Việt Nam, tập trung vào các lĩnh vực quản lý nước, môi trường, ytế, phát triển nhân lực và hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ.


Hai Bên nghiên cứu chuyển dần hợp tác từ các lĩnh vực truyền thống sang cáclĩnh vực mới như ứng phó với biến đổi khí hậu, đào tạo và nghiên cứu khoa học,năng lượng xanh/sạch.


Tính đến kết quả tích cực của dự án do Bộ Ngoại giao Italy và Tổ chức Pháttriển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) phối hợp thực hiện nhằm hỗ trợ các nhómcông nghiệp và doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam, nhận thấy còn nhiều tiềmnăng hợp tác trong lĩnh vực này, hai Bên khẳng định sẽ triển khai dự án hợp tácvề đào tạo nhân lực trong lĩnh vực tư nhân, sử dụng nguồn vốn của Italy, nhằmtăng cường khả năng của các công ty Việt Nam trong việc tổ chức sản xuất, tiêuthụ sản phẩm, phù hợp với pháp luật Việt Nam về lao động và bảo vệ môi trường.


Hai Bên sẽ trao đổi các thỏa thuận cụ thể trong khuôn khổ Nghị định thư mới vềhợp tác phát triển cho giai đoạn 2013-2015, phù hợp với quy định, thủ tục nộibộ của mỗi nước, đặc biệt khi nội dung các thỏa thuận này liên quan đến chi phítài chính.


5. Hợp tác văn hóa, giáo dục-đào tạo vàkhoa học-công nghệ


Nhân dịp kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, hai Bên nhất trí tổ chứccác hoạt động kỷ niệm trong khuôn khổ “Năm Việt Nam tại Italy” và “Năm Italytại Việt Nam” trong năm 2013; cam kết khuyến khích các sáng kiến thích hợp đểtổ chức tại mỗi nước. Hai Bên coi trọng mối quan hệ hữu nghị mà hai dân tộcdành cho nhau trong 40 năm qua; nhất trí tạo điều kiện thuận lợi tổ chức cáchoạt động giao lưu, quảng bá, tăng cường sự hiểu biết giữa nhân dân hai nước.


Hai Bên khuyến khích tăng cường quan hệ hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, nghệthuật, thể thao và du lịch, trong đó có tổ chức triển lãm, biểu diễn văn hóanghệ thuật, hội chợ du lịch, giao lưu thể thao.


Hai Bên nhận thức được tầm quan trọng của dự án “Ngôi nhà Italy” (Casa Italy)tại Hà Nội, với ý nghĩa là trung tâm quảng bá văn hóa, ngôn ngữ Italy cũng nhưcác sản phẩm “Made in Italy” tại Việt Nam. Hai Bên tin tưởng rằng dự án Ngôinhà Italy sẽ là một hình thức hữu ích góp phần mang lại sự hiểu biết sâu rộngvề kinh tế, văn hóa Italy, vì lợi ích chung của cả hai Bên.


Việt Nam đánh giá cao kinhnghiệm của Italytrong lĩnh vực bảo tồn di sản khảo cổ cũng như trong lĩnh vực phát triển đôthị. Hai Bên cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi giữa các cơ quanthể chế và các chuyên gia của hai nước nhằm bảo tồn các di sản khảo cổ và phụcvụ cho sự phát triển đô thị của Việt Nam.


Hai Bên nhất trí xem xét đề nghị của Chính phủ Việt Nam nhằm thành lập Trungtâm Đào tạo và Nghiên cứu xuất sắc Italy-Việt Nam (CEFIVI) đặt tại Việt Nam,với mục đích trở thành nơi tập trung các dự án hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoahọc chủ chốt giữa hai nước, với sự ủng hộ, hỗ trợ của Chính phủ và các cơquan/tổ chức liên quan của hai nước và với sự tài trợ của Italy được đề cập tạiđoạn cuối cùng của Điểm 4 trên đây. CEFIVI sẽ đáp ứng nhu cầu của các doanhnghiệp/tổ chức của hai nước trong việc chuyển giao, quảng bá công nghệ, khoa họckỹ thuật Italy đến thịtrường Việt Nam.


Hai Bên đánh giá cao những kinh nghiệm tích cực trong hợp tác và trao đổi sinhviên, giảng viên giữa các trường đại học Việt Namvà Italy;cam kết tăng cường hơn nữa các hoạt động này. Hai Bên nhất trí thiết lập cơ chếhội thảo giữa các trường đại học của Việt Nam và Italy tổ chức hai lần/năm trêncơ sở luân phiên, do Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Bộ Giáo dục, Đại học vàNghiên cứu Italy thực hiện.


Hai Bên hoan nghênh việc ký Chương trình về Hợp tác giáo dục giai đoạn2013-2016 và việc sớm ký Chương trình Hợp tác Văn hóa giai đoạn 2013-2016 giữaViệt Nam và Italy.


Ghi nhận tầm quan trọng của khoa học và công nghệ và kết quả của Ủy ban Hỗn hợpHợp tác Khoa học và Công nghệ Việt Namvà Italy,hai Bên nhất trí gia hạn Chương trình mới cho giai đoạn 2013-2015.


6. Quốc phòng và an ninh


Trên cơ sở hợp tác tốt đẹp trong lĩnh vực quốc phòng, hai Bên khẳng định mongmuốn tăng cường hợp tác trong lĩnh vực này như đã được nêu trong Bản ghi nhớgiữa hai Bộ Quốc phòng, ký ngày 24/11/2000, nhất trí mở rộng và cập nhật nhữngnội dung hợp tác bằng việc ký kết một Bản ghi nhớ mới về hợp tác trong lĩnh vựcquốc phòng. Việc ký kết văn bản này sẽ tăng cường và thúc đẩy hơn nữa cơ sởpháp lý nhằm tăng cường quan hệ song phương trong những lĩnh vực cùng quan tâm.Thông qua Bản ghi nhớ mới, hai Bên cũng nhất trí thúc đẩy việc thiết lập Cơ chếĐối thoại An ninh và Quốc phòng Việt Nam-Italy ở cấp độ thích hợp.


Hai Bên nhất trí làm sâu sắc hơn nữa sự hiểu biết lẫn nhau và mở rộng hợp táctrong lĩnh vực quốc phòng và an ninh; tăng cường trao đổi, thảo luận và chia sẻthông tin giữa các các đoàn các cấp khác nhau và giữa các cơ quan nghiên cứuchiến lược quốc phòng của mỗi nước. Hai Bên cũng cam kết hợp tác trong lĩnh vựccông nghiệp quốc phòng.


Hai Bên nhận thức được tầm quan trọng của hợp tác quốc tế trong lĩnh vực anninh nhằm phòng và chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và khủng bố. HaiBên cam kết khởi động các hình thức hợp tác song phương có lợi ích chung vềcảnh sát, thông qua việc trao đổi thông tin và thực hành, đặc biệt chú trọngtới việc phòng, chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, buôn bán chất gâynghiện, hướng thần và các tiền chất của chúng, buôn bán người, di cư bất hợppháp và khủng bố.


7. Điều khoản cuối


Trên cơ sở Tuyên bố chung này, Bộ Ngoại giao hai nước sẽ xây dựng một Kế hoạchhành động chung với thời hạn hai năm.


Tuyên bố chung này có thể được điều chỉnh bất cứ lúc nào trên cơ sở thỏa thuậnbằng văn bản giữa hai Bên. Tuyên bố chung này có hiệu lực từ ngày ký và tiếptục có giá trị đến khi một trong hai Bên tuyên bố hủy bỏ thông qua việc thôngbáo bằng văn bản trước sáu tháng.


Ký tại Rome, ngày 21/1/2013, thành hai bản, mỗibản bằng tiếng Việt, tiếng Italyvà tiếng Anh; các văn bản có giá trị như nhau.


TTXVN


ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Ký kết Tuyên bố chung thiết lập quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – Italia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO