Sáng 24/3, Quốc hội làm việc tại tổ, thảo luận về báo cáo tổng kết hoạt động của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XII (2007-2011)...
Sáng 24/3, Quốc hội làm việc tại tổ, thảo luận về báo cáo tổng kết hoạtđộng của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XII (2007-2011).
Trong bối cảnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII sắp kết thúc, nhiệm kỳ khóa XIII sắpbắt đầu và sẽ hoạt động trong khi Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới,các đại biểu Quốc hội đã đóng góp ý kiến, đề xuất để góp phần nâng cao hơn nữachất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội, bảo đảm Quốc hội thực sựlà cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất.
Các đại biểu cơ bản nhất trí với những đánh giá trong Báo cáo tổng kết hoạtđộng của Quốc hội khóa XII trên các khía cạnh. Hoạt động lập pháp tiếp tục đượcđẩy mạnh, có nhiều tiến bộ cả về số lượng, chất lượng và quy trình, thủ tục; cơbản đáp ứng được yêu cầu đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước. Hoạt động giámsát được tăng cường, có nhiều đổi mới về cách thức tiến hành, nhất là chất vấnvà giám sát chuyên đề.
Việc quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước ngày càng có chất lượng, đápứng đúng yêu cầu của thực tiễn vì lợi ích quốc gia, phù hợp với ý chí và nguyệnvọng của nhân dân. Hoạt động đối ngoại tiếp tục được đẩy mạnh, góp phần quantrọng nâng cao vị thế của đất nước và Quốc hội Việt Nam trên trường quốc tế. Tổ chức,bộ máy được củng cố, kiện toàn, từng bước ổn định, cơ bản đáp ứng yêu cầu thựctiễn. Phương thức, chế độ làm việc từng bước được cải tiến, tăng tính chủ động,sáng tạo, phối hợp tốt hơn giữa các đơn vị, cơ quan hữu quan...
Nhiều đại biểu đánh giá cao bản lĩnh, tính khách quan, trách nhiệm, tính dânchủ và vì dân trong hoạt động của Quốc hội khóa XII.
Đánh giá việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội, các đại biểu chorằng nhìn một cách tổng thể, kết quả nổi bật trong nhiệm kỳ khóa XII là Quốchội đã hoạt động ngày càng dân chủ, thiết thực và hiệu quả, có nhiều đổi mớitrong tư duy và thực tiễn hành động.
Nhiều đại biểu cũng đã thẳng thắn chỉ ra những điểm còn hạn chế cả về tổ chức,hoạt động và phương thức, lề lối làm việc của Quốc hội trong đó, đáng quan tâmlà về sự thiếu đồng bộ và chưa thực sự hợp lý trong quy trình lập pháp; về hiệulực, hiệu quả của giám sát; kết quả xem xét, giải quyết kiến nghị sau giám sát;điều kiện hoạt động của đại biểu; mối liên hệ giữa đại biểu với cử tri; hoạtđộng của các cơ quan tham mưu, giúp việc của Quốc hội...
Nhiều đại biểu đồng tình với quan điểm một số quy định của Luật hoạt động giámsát còn thiếu cụ thể hoặc chưa thật phù hợp nhưng chưa được sửa đổi, bổ sunghoặc hướng dẫn kịp thời, nhất là cơ chế tiếp thu những kết luận, giải quyết cáckiến nghị sau giám sát; thực hiện việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với chức danh doQuốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Công tác đảm bảo cho việc thực hiện các hoạt độnggiám sát của cá nhân đại biểu Quốc hội cũng còn một số bất cập; thiếu cơ chế hỗtrợ về mặt chuyên môn, bộ máy giúp việc khi tiến hành giám sát.
Theo đại biểu, đoàn đại biểu Quốc hội các địa phương cần tích cực đấu tranh,giải quyết những vấn đề liên quan đến cử tri của địa phương mình hơn nữa đểQuốc hội thực sự là nơi phản ánh ý chí, nguyện vọng của nhân dân.
Chiều 23.3, Quốc hội đã thảo luận ởtổ đánh giá cả nhiệm kỳ công tác của Chủ tịch Nước, Chính phủ và Thủ tướngChính phủ để nêu ra những bài học cho nhiệm kỳ mới. Rất nhiều ý kiến khẳng địnhChủ tịch Nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về cơ bản đã hoàn thành nhiệm vụđược giao.
Đối với chức danh Chủ tịch Nước, ĐBHuỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) cho rằng, công tác thi đua khen thưởng trong thời gianqua vẫn mang tính dàn trải, chưa mang lại hiệu quả thiết thực. Đã thế, việc tổchức trao danh hiệu thi đua có những nơi hết sức tốn kém, cần phải xem xét lại.
Về công tác của Chính phủ và Thủtướng Chính phủ, nhiều ĐB cũng cho rằng nhiệm kỳ vừa qua do ảnh hưởng của khủnghoảng kinh tế thế giới, nên nhiệm vụ của Chính phủ và Thủ tướng khá nặng nề vàdành rất nhiều thời gian cho việc điều hành kinh tế nên không có nhiều thờigian dành cho việc xây dựng thể chế, hoàn thiện bộ máy quản lý.
ĐB Lê Minh Hồng (Hà Nam), Ngô ThịMinh (Quảng Ninh) cho rằng, việc tổ chức bộ máy của Chính phủ còn nhiều bấtcập, chồng chéo nhau nên vẫn có những chỗ sơ hở, không nơi nào quản lý, việccải cách hành chính dù đã cắt giảm 30% các TTHC nhưng dân vẫn kêu nhiều, do đó nhiệm kỳ tới cần phải cắt giảm hơn nữa, bên cạnh đó cần phải kiện toànlại đội ngũ cán bộ để không sách nhiễu, phiền hà cho người dân. Cần phải sắpxếp lại bộ máy của các bộ ngành để tránh tình trạng sót việc và chồng chéo.
Đối với việc điều hành của Chính phủvề KT-XH, nhiều ĐB cho rằng trong nhiệm kỳ qua, do biến động của thế giới nêncó những lúc Chính phủ khá lúng túng trong công tác điều hành. ĐB Nguyễn Danh(Gia Lai) cho rằng: “Chính phủ đã có nhiều chính sách để phát triển kinh tế,tuy nhiên nhiều chính sách còn mang giải pháp tình thế mà thiếu tính chiếnlược. Ví dụ như cán cân thương mại luôn âm, trong khi đó các nước quanh ta đềuxuất siêu. Chúng ta lại nhập siêu, lớn nhất là đối với những mặt hàng xa xỉ.Điều đó chứng tỏ việc quản lý kém. Dự trữ ngoại tệ các nước trong khu vực và quanhta cũng ngày càng tăng, trong khi đó ta lại có xu hướng giảm. Đầu tư công vẫnrất cao trong khi đó không phát huy được nguồn vốn đầu tư trong dân”.
ĐB Lê Minh Hồng (Hà Nam) cũng chorằng: Chính phủ chưa làm rõ những nguyên nhân của sức cạnh tranh nền kinh tếcòn thấp là gì? Công tác xây dựng quy hoạch nhiều bất cập, lúng túng trong điềuhành tỉ giá... thì nguyên nhân là gì..., tất cả những điều này cần phải nghiêncứu xem xét lại một cách nghiêm túc để rút ra những bài học cho nhiệm kỳtới.
V.D (t.h)