Chiều 27/5, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về Báo cáo củaChính phủ đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội và ngânsách Nhà nước năm 2009; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xãhội và ngân sách Nhà nước năm 2010 trong những tháng đầu năm.
Việt <_st13a_place w:st="on"><_st13a_country-region w:st="on">Nam không còn khoản nợ xấu
Trong phiên thảo luận, một số đạibiểu băn khoăn về số nợ quốc gia và cán cân thu, chi ngân sách nhà nước. Nềnkinh tế nước ta hiện nay do các khoản thu mới đáp ứng được cơ bản chi tiêu choan sinh xã hội, tiền lương, chi thường xuyên và có một phần nhỏ dành cho đầu tưphát triển nên việc bội chi là không thể tránh khỏi. Để tăng đầu tư hạ tầngkinh tế xã hội cũng như đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụngvốn, ngoài việc sử dụng các nguồn vốn từ nguồn thu nhà nước, chúng ta buộc phảivay vốn nước ngoài.
Tuy nhiên, bội chi đến mức độ nào đểkinh tế đất nước không bị quá tải, về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ VănNinh, đại biểu đoàn Nam Định phân tích: Đến nay, chúng ta đã trả đầy đủ cáckhoản nợ đến hạn. Không có khoản nợ nào mà chúng ta không trả được. Nếu dư nợthấp mà vẫn không trả được thì cũng là nguy cơ rất lớn nhưng dư nợ ở mức độ vừaphải vẫn đảm bảo phát triển được đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội mà lại trả đượcnợ thì đó là điều tốt. Năm 2010 và những năm tới, Việt <_st13a_place w:st="on"><_st13a_country-region w:st="on">Nam hướng đến giảm nợ và hạ dần mứcbội chi xuống.
Đại biểu Vũ Văn Ninh cho rằng: Trongnăm 2009, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương tăng nguồn thu ngân sách. Tuynhiên, nguồn thu ngân sách có tăng nhưng không nhiều, đã đáp ứng đảm bảo chodoanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế-xãhội.
Ở nước ta, bội chi chỉ dành cho đầutư phát triển kinh tế-xã hội, bội chi không được thực hiện bằng hình thức pháthành tiền mà chỉ dùng nguồn tiền vay trong và ngoài nước. Năm 2009, khủng hoảngkinh tế thế giới đã tác động đến nhiều nước, trong đó có Việt <_st13a_place w:st="on"><_st13a_country-region w:st="on">Nam. Để ngăn chặn sự suy giảm kinhtế, Chính phủ đã đưa ra nhiều giải pháp, trong đó có giải pháp về tài chính vàtiền tệ. Điểm nhấn của các giải pháp đó là Quốc hội đã cho tăng bội chi ngânsách không quá 7% và tăng ứng vốn cho đầu tư phát triển kinh tế như: Đẩy mạnhphát hành trái phiếu Chính phủ với số tiền khoảng 20.000 tỷ đồng, thông qua góikích cầu 145.000 tỷ đồng.
Các khoản vay nước ngoài chủ yếutheo hướng trung và dài hạn (chiếm 86,5%) từ Ngân hàng thế giới, Ngân hàng Pháttriển châu Á với lãi suất thấp. Các khoản vay ODA này chủ yếu tập trung đầu tưcho những trục đường quan trọng, công trình có tầm cỡ quốc gia như xây dựng cầuCần Thơ, Thanh Trì, Nhật Tân các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi... Đây là khoảnvay nước ngoài phát huy tác dụng rất tốt và khá bền vững, được nhiều nước đánhgiá là nằm trong tầm kiểm soát, không nằm trong nhóm các nước có gánh nặng vềnợ.
Về các khoản nợ lãi suất thương mạivới thời gian ngắn hạn (lãi suất khoảng 13,5%), trong đó có các khoản nợ Chínhphủ bảo lãnh cho các doanh nghiệp đầu tư dự án có hoàn vốn là trên 11% tổng sốdư nợ. Các khoản nợ này đã được trả, không còn khoản nợ xấu nào. Đây là mộtđiều đáng ghi nhận đối với sự điều hành của Chính phủ trong năm 2009- năm cónhiều biến động về kinh tế.
Theo đại biểu Vũ Văn Ninh, Chính phủsẽ chỉ đạo hạ mức bội chi ngân sách xuống và phấn đấu giảm dần vào các năm sau.Theo đó, phấn đấu trong năm 2010 giảm bội chi ngân sách xuống 6,2% và giảm dầnxuống dưới 5% vào các năm sau.
Trong bản báo cáo của Chính phủ doPhó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng báo cáo trước Quốc hội cũng khẳng định: Theo báocáo của Chính phủ về tình hình kinh tế, xã hội năm 2009, các chỉ tiêu về dư nợChính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia nằm trong giới hạn an toàn cho phép. Báocáo Chính phủ cũng cho biết, tình hình kinh tế - xã hội các tháng đầu năm 2010tiếp tục có những chuyển biến tích cực trên hầu hết các lĩnh vực và các địa bàntrọng điểm; an sinh xã hội được bảo đảm; lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát.
Tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp ổnđịnh sản xuất, kinh doanh
Năm 2009, Việt <_st13a_place w:st="on"><_st13a_country-region w:st="on">Nam đã đưa ra được nhiều giải phápnhằm ngăn chặn được sự suy giảm kinh tế. Trong các giải pháp mà Chính phủ đưara tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát.
Để ổn định nền kinh tế, đại biểu CaoSĩ Kiêm (đoàn Thái Bình) cho rằng: bên cạnh các giải pháp mà Chính phủ đã đưara thì cần chú ý tới tái cấu trúc nền kinh tế, trong đó ưu tiên đến chất lượngphát triển nền kinh tế.
Ngoài ra, Chính phủ nên tiếp tục tậptrung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đặc biệt là giải quyết vấnđề hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ khắc phục khó khăn để khôi phục sảnxuất, kinh doanh. Mặt khác, Chính phủ cũng nên tạo điều kiện để các doanhnghiệp có thể tiếp cận với các mặt hàng, nguyên vật liệu có chi phí thấp, giáthành hạ nhằm phục vụ tốt hơn cho sản xuất.
Thảo luận về “Báo cáo đánh giá bổsung kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế- xã hội và ngân sách nhà nước năm 2009;tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nướcnăm 2010 trong những tháng đầu năm” của Chính phủ, đại biểu Nguyễn Minh Thuyết(đoàn Lạng Sơn) đề nghị Chính phủ Báo cáo thêm về kết quả hội nhập kinh tế vànhững tác động xã hội sau 3 năm nước ta gia nhập WTO.
Theo đại biểu Nguyễn Minh Thuyết, donước ta gia nhập WTO đúng vào thời điểm khủng hoảng kinh tế thế giới nên lợiích kinh tế thu được chưa nhiều. Tuy nhiên, việc gia nhập WTO đã nâng cao ýthức của các cơ quan quản lý nhà nước, các cán bộ viên chức và các doanh nhânvề việc mở rộng giao lưu thương mại quốc tế, đồng thời rút ra kinh nghiệm trongquá trình giao lưu thương mại.
Để các doanh nghiệp Việt <_st13a_place w:st="on"><_st13a_country-region w:st="on">Nam cóthể hội nhập sâu và rộng với nền kinh tế thế giới, đại biểu Nguyễn Minh Thuyếtnêu ý kiến: Chính phủ cần có chế tài cụ thể để bảo vệ các doanh nghiệp và sảnphẩm của doanh nghiệp khi cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Về vấn đề tăng trưởng kinh tế-xã hộibền vững, đại biểu Trần Du Lịch (đoàn TP HCM) phát biểu, muốn tăng trưởng kinhtế bền vững thì phải giải quyết tốt 3 vấn đề. Đó là hạ tầng cơ sở; nguồn nhânlực và chất lượng giáo dục; nền tài chính bảo đảm cho tăng trưởng. Vì theo đạibiểu, cả 3 yếu tố này hiện nay chúng ta đều đang còn yếu nên rất khó khăn đểtăng trưởng nhanh chóng.
Q.S (TheoVOV News)