Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XII: Quốc hội đặc biệt quan tâm đến việc giữ ổn định kinh tế vĩ mô

21/05/2010 08:52

Sáng 20/5, kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XII chính thức khai mạc. Một trong những nội dung quan trọng được cử tri cả nước và các đại biểu Quốc hội đặc biệt quan tâm là những giải pháp đảm bảo mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô.

Sáng 20/5, kỳ họp thứ 7,Quốc hội khóa XII chính thức khai mạc. Một trong những nội dung quan trọng đượccử tri cả nước và các đại biểu Quốc hội đặc biệt quan tâm là những giải phápđảm bảo mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô.

Ngay từ những tháng đầu nămnay, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo, điều hành các bộ, ngành, địa phương nỗ lựcthực hiện các nhiệm vụ KT-XH theo Nghị quyết của Quốc hội. Do đó, tình hìnhKT-XH 4 tháng đầu năm đã chuyển biến tích cực, đạt mức tăng trưởng khá trên hầuhết các lĩnh vực: công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Thị trường trong nướcphát triển tốt, doanh thu bán lẻ tăng; đầu tư phát triển được đẩy mạnh; an sinhxã hội được bảo đảm. Thị trường ngoại hối dần ổn định, tính thanh khoản của thịtrường được cải thiện; tỷ giá VND/USD trên thị trường tự do giảm xuống sát vớitỷ giá giao dịch chính thức của các ngân hàng thương mại.

Mặc dù vậy, việc đảm bảogiữa mục tiêu tăng trưởng và kiềm chế lạm phát vẫn là một thách thức. Ông LêQuốc Dung, Phó Chủ nhiệm ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng: “Để tăng trưởnghợp lý và kiềm chế lạm phát thì phải lựa chọn ngành sản xuất, lĩnh vực sảnxuất, đặc biệt ưu tiên cho xuất khẩu, tháo gỡ các khâu tín dụng cho vay vốndoanh nghiệp. Điều hành để đảm bảo hàng hóa nội địa tốt, cung ứng dồi dào, kíchthích sản xuất”.

Nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đặcbiệt lưu ý về những thách thức mới gây áp lực đối với nền kinh tế nước ta, ảnhhưởng đến việc thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô. Cụ thể, nhập siêutrong 4 tháng đầu năm đã ở mức 4,7 tỷ USD, trong khi cán cân thanh toán năm2009 đã thâm hụt khoảng 8 tỷ USD. Điều này khiến thị trường ngoại hối và tỷ giácó nhiều diễn biến bất thường, ảnh hưởng đến quản lý công tác xuất nhập khẩu vàcân bằng cán cân thanh toán. Mức độ thắt chặt tiền tệ mạnh để giảm độ nới lỏngchính sách tiền tệ, ngăn ngừa lạm phát cao trở lại đã gây khó khăn cho doanhnghiệp tiếp cận nguồn vốn để duy trì sản xuất. Việc điều chỉnh giá một số nguyênliệu đầu vào như điện, than, nước, xăng dầu đã tạo hiệu ứng cộng hưởng, đẩy chỉsố CPI tăng cao bất thường, gây tâm lý lo lắng cho người dân và doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, những hạn chếtrong nội tại nền kinh tế vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến việc thực hiện các chỉtiêu KT-XH đã đặt ra như: chất lượng tăng trưởng chưa được cải thiện; giá trịgia tăng trong công nghiệp thấp; hiệu số sử dụng vốn cao. Ông Bùi Văn Tỉnh,Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình, ủy viên ủy ban Tài chính, Ngân sách của QH, đềxuất: “Lãi suất đang rất cao so với điều kiện sản xuất của doanh nghiệp. Phảicó lộ trình giảm dần lãi suất tiền vay của ngân hàng Thương mại cho doanhnghiệp và nhà sản xuất thì mới tăng xuất khẩu. Từng bước đẩy nhanh chất lượnghàng hóa thông qua kỹ thuật, đặc biệt là khâu chế biến nông sản. Phải có quyhoạch tổng thể cho xuất khẩu trong tương lai, xuất khẩu các mặt hàng chiến lượcvề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông sản”.

Ông Dương Anh Điền, Trưởngđoàn ĐBQH TP. Hải Phòng, ủy viên ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội chorằng, chúng ta phải đặc biệt quan tâm tới việc nâng cao giá trị sản phẩm: “Tiềmnăng nâng cao kim ngạch xuất khẩu còn rất lớn. Một số sản phẩm nếu được quantâm đầu tư chế biến sâu thì chúng ta có giá trị kim ngạch xuất khẩu cao hơn. Vídụ chúng ta xuất khẩu quặng ti-tan, giá trị thu lại trên một tấm sản phẩm khôngnhiều. Mà tiềm năng quặng ti-tan và cát ven biển là rất lớn. Nên chăng chúng tanhập khẩu một số nhà máy chế biến sâu,  nâng cao giá trị lên 10 lần và đólà giải pháp quan trọng ổn định kinh tế vĩ mô với một hiệu quả ngày càng caohơn”.

Tới nay, tác động từ bênngoài đến nền kinh tế còn nhiều biến cố chưa lường hết. Điều hành bên trong nềnkinh tế cũng còn nhiều vấn đề về các chỉ tiêu, nhất là lạm phát, giá trị đồngtiền, tỷ giá. Do đó, điều hành nền kinh tế từ nay tới cuối năm rất quan trọng,trên quan điểm giữ ổn định nền kinh tế vĩ mô. Cùng với 8 giải pháp cần tậptrung thực hiện được Chính phủ đề ra, trong đó, điều hành chính sách tiền tệchủ động, linh hoạt, thận trọng để duy trì tốc độ tăng tín dụng và tổng phươngtiện thanh toán ở mức hợp lý, phù hợp với mục tiêu phát triển và yêu cầu kiềmchế lạm phát. Tổ chức tốt việc theo dõi diễn biến cung - cầu và bình ổn thịtrường. Rà soát, đánh giá tình hình sản xuất và tiêu thụ các mặt hàng phục vụsản xuất và đời sống, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá… Đây cũnglà những nội dung quan trọng sẽ được các đại biểu thảo luận trong kỳ họp này.

Q.S (Theo VOV News)

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XII: Quốc hội đặc biệt quan tâm đến việc giữ ổn định kinh tế vĩ mô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO