Ngày 17/6, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường, biểu quyết thông qua với đa số phiếu tán thành 8 dự án Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; Luật bưu chính; Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Luật người khuyết tật; Luật nuôi con nuôi, Luật Thi hành án hình sự, Luật Trọng tài thương mại và Luật An toàn thực phẩm...
Ngày 17/6, các đạibiểu Quốc hội làm việc tại hội trường, biểu quyết thông qua với đa số phiếu tánthành 8 dự án Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; Luật bưu chính;Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Luật người khuyết tật; Luật nuôicon nuôi, Luật Thi hành án hình sự, Luật Trọng tài thương mại và Luật An toànthực phẩm.
Chưa quy định về thuế đối với nhà ở
Báo cáo tiếp thu, chỉnh lý dự ánLuật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp nêu rõ việc thu thuế đối với nhà, Ủy banThường vụ Quốc hội cho rằng chưa nên đưa nhà ở vào diện chịu thuế vì lý do qualấy ý kiến nhân dân cho thấy, việc áp dụng thuế nhà ở tại thời điểm hiện naychưa có sự đồng thuận cao.
Hơn nữa, khi nền kinh tế của Việt Nam chưa thực sự ổn định, đời sống người dâncòn nhiều khó khăn, việc áp dụng thuế nhà ở sẽ tác động đến tâm lý và làm tăngthêm nghĩa vụ tài chính đối với một bộ phận rất lớn người dân.
Xuất phát từ lý do trên, đồng thời thống nhất với ý kiến của đa số đại biểuQuốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin chưa quy định về thuế đối với nhà ở vàchỉ giữ lại các quy định về thuế áp dụng đối với đất.
Về diện tích đất chịu thuế, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng cần thuthuế đối với diện tích đất lấn, chiếm. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng khôngnên quy định việc thu thuế đối với đất lấn, chiếm vì việc thu thuế có thể làhình thức công nhận tính hợp pháp của đất lấn, chiếm, dẫn đến không chặt chẽtrong quản lý.
Mặt khác, theo quy định của pháp luật hiện hành thì Nhà nước vẫn đang thu thuếđối với toàn bộ diện tích đất sử dụng thực tế, kể cả đối với đất lấn, chiếm màkhông phụ thuộc vào việc toàn bộ diện tích đất đó có ghi trong giấy chứng nhậnhay không. Vì vậy, để quy định của luật phù hợp thực tiễn, mang tính kế thừacác quy định hiện hành, tránh sơ hở dẫn đến thất thoát nguồn thu ngân sách nhànước, không công bằng trong thực hiện nghĩa vụ thuế, thống nhất theo đa số ýkiến đại biểu Quốc hội, đa số ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị quyđịnh theo hướng: diện tích đất chịu thuế là diện tích sử dụng thực tế; khẳngđịnh rõ việc thu thuế đối với diện tích đất lấn, chiếm không phải là căn cứcông nhận tính hợp pháp của diện tích này; đồng thời đề nghị các cơ quan chứcnăng cần có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi lấn,chiếm.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2012
Ưu đãi đối với cung ứng dịch vụ bưu chính công ích tại địa bàn khó khăn
Giải trình tiếp thu chỉnh lý dự thảoLuật Bưu chính của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ về nguyên tắc hoạt động bưuchính (Điều 4) và chính sách của Nhà nước về bưu chính (Điều 5), có ý kiến đềnghị nên gộp quy định về nguyên tắc hoạt động bưu chính (Điều 4) và quy định vềnguyên tắc hoạt động bưu chính công ích (Điều 32) thành một điều chung.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng theo Điều 3 (giải thích từ ngữ) của dự thảoLuật, hoạt động bưu chính gồm các hoạt động đầu tư, kinh doanh, cung ứng, sửdụng dịch vụ bưu chính, dịch vụ bưu chính công ích và tem bưu chính. Như vậy, hoạtđộng bưu chính công ích là một trong những hình thức hoạt động bưu chính nóichung. Việc quy định nguyên tắc hoạt động bưu chính công ích tại Điều 32 dựthảo Luật sẽ nhằm xác định rõ hơn một số nguyên tắc mang tính đặc thù của hoạtđộng bưu chính công ích. Về đề nghị làm rõ chính sách ưu đãi được quy định tạikhoản 5, Điều 5 và cơ chế hỗ trợ khác quy định tại Điều 34, nghiên cứu, tiếpthu ý kiến nêu trên, khoản 4 Điều 34 và khoản 2 Điều 45 của dự thảo Luật (Điều32 và Điều 44 dự thảo Luật mới) đã được chỉnh sửa theo hướng giao Thủ tướngChính phủ ban hành lộ trình giảm dần và thời điểm kết thúc phạm vi dịch vụ bưuchính dành riêng; quy định cơ chế ưu đãi đối với việc cung ứng dịch vụ bưuchính công ích tại địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn.
Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2011.
Cụ thể hóa nội dung, nguyên tắc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Báo cáo về việc giải trình tiếp thu,chỉnh lý dự thảo Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giải thích vềnguyên tắc và chính sách của Nhà nước đối với sử dụng năng lượng tiết kiệm vàhiệu quả, có ý kiến cho rằng cần cụ thể hơn nữa nội dung, nguyên tắc sử dụngnăng lượng tiết kiệm và hiệu quả; không quy định tại khoản 6 Điều 5 về Chươngtrình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Nghiên cứu tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, Điều 4 và Điều 5 của dự thảoLuật mới đã được chỉnh sửa, sắp xếp lại để quy định những nội dung có tính baoquát nhất, còn các nội dung cụ thể sẽ được thể hiện ở các chương, điều củaLuật, các văn bản pháp quy của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Dự thảo luậtmới đã bỏ khoản 6 Điều 5.
Việc ban hành, tổ chức thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia này thuộc thẩmquyền và do Thủ tướng Chính phủ quyết định để đáp ứng yêu cầu sử dụng nănglượng tiết kiệm và hiệu quả trong thời kỳ phát triển kinh tế-xã hội của đấtnước.
Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2011.
Trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội đối với người khuyết tật
Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốchội giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Người khuyết tật giải thích đốivới quy định trách nhiệm xác định mức độ khuyết tật (Điều 15), Ủy ban Thường vụQuốc hội thấy rằng quy định giao trách nhiệm cho Hội đồng xác định mức độkhuyết tật ở cấp xã là dựa trên cơ sở thực tiễn thi hành chính sách bảo trợ xãhội trong nhiều năm qua.
Theo tiêu chí xác định mức độ khuyết tật như quy định tại khoản 2, Điều 3 củadự thảo Luật, những trường hợp khuyết tật nặng và đặc biệt nặng có thể xác địnhđược bằng phương pháp quan sát trực tiếp và Hội đồng ở cấp xã có thể đảm nhậnđược trách nhiệm này.
Để giải quyết những khiếu nại của người khuyết tật, dự thảo Luật quy định việcxác định lại mức độ khuyết tật theo yêu cầu của người khuyết tật hoặc đại diệnhợp pháp của họ, việc xác định này do Hội đồng giám định y khoa thực hiện theoquy định tại khoản 2 Điều 15.
Hiện nay Hội đồng giám định y khoa chỉ được thành lập ở cấp tỉnh, nên việc quyđịnh sử dụng của hai phương pháp thực chứng và giám định y khoa trong nhữngtrường hợp khác nhau là phù hợp. Do vậy, ủy ban đề nghị Quốc hội cho giữ như dựthảo.
Về vấn đề chăm sóc sức khỏe (chương III) tiếp thu ý kiến đại biểu, Ủy banThường vụ Quốc hội đã bỏ quy định về việc khám sức khỏe định kỳ. Đối với việclập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khỏe người khuyết tật, Ủy ban Thường vụ Quốchội cho rằng đây là quy định cần thiết nhằm tạo điều kiện thuận lợi để ngườikhuyết tật được khám, chữa bệnh kịp thời, giúp ngăn ngừa tình trạng khuyết tậtnhẹ trở thành khuyết tật nặng...
Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2011.
Tạo hành lang pháp lý cho việc nuôi con nuôi
Về dự thảo Luật nuôi con nuôi, có ýkiến đề nghị cần xem lại phạm vi điều chỉnh (Điều 1) vì trong dự thảo chưa quyđịnh đầy đủ về vấn đề này. Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo dự thảo Luật đượcthiết kế theo hướng chỉ quy định các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ nuôi, con nuôivà cha mẹ đẻ liên quan trực tiếp đến trình tự, thủ tục cho, nhận con nuôi (cácđiều 11, 23, 26, 39...) còn các quyền, nghĩa vụ khác liên quan đến việc nuôidưỡng, chăm sóc, giáo dục, phụng dưỡng, thừa kế... được dẫn chiếu áp dụng cácquy định của pháp luật, cụ thể là Luật Hôn nhân và Gia đình, Bộ Luật dân sự vàcác quyết định khác của pháp luật có liên quan.
Về nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi, có ý kiến đề nghị bổ sung vào điềunày nguyên tắc việc chấm dứt nuôi con nuôi chỉ đặt ra khi con nuôi đã thànhniên, vì mục đích của việc nuôi con nuôi là nhằm xác lập quan hệ gia đình bềnvững, lâu dài, vì lợi ích tốt nhất cho trẻ em được nhận làm con nuôi.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy Điều 4 của dự thảo Luật đã quy định vềnguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi. Việc chấm dứt quan hệ nuôi con nuôiđược quy định tại các điều 25, 26, 27 của dự thảo Luật. Hơn nữa việc chấm dứtnuôi con nuôi khi con nuôi đã thành niên chỉ nên coi là một trong những điềukiện mà không nên đặt thành nguyên tắc.
Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho không bổ sung nội dung này vàoĐiều 4.
Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2011.
Thi hành án tử hình bằngtiêm thuốc độc
Với 86,61% số đại biểu có mặt tánthành, Quốc hội đã thông qua Luật Thi hành án hình sự với hai điểm mới đáng chúý tại Điều 59 và Điều 60. Đó là việc thi hành án tử hình được thực hiện bằngtiêm thuốc độc với quy trình thực hiện do Chính phủ quy định cụ thể.
Với việc thông qua luật này, thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp có thể đượcgiải quyết việc xin nhận tử thi, hài cốt của người bị thi hành án tử hình.Trường hợp không được nhận tử thi hoặc thân nhân của người bị thi hành án khôngcó đơn đề nghị được nhận tử thi về án táng, cơ quan thi hành án hình sự công ancấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu sẽ tổ chức việc an táng.
Sau ba năm kể từ ngày thi hành án, thân nhân hoặc đại diện hợp pháp của ngườiđã bị thi hành án được làm đơn có xác nhận của Ủy ban Nhân dân cấp xã nơi cưtrú đề nghị cho nhận hài cốt.
Luật Thi hành án hình sự cũng đã bổ sung quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạncủa tòa án; bổ sung quy định về thủ tục ra quyết định thi hành án đối với hìnhphạt tử hình, hình phạt cải tạo không giam giữ, hình phạt trục xuất và hìnhphạt tù cho hưởng án treo. Luật cũng quy định trong thời gian chấp hành án phạttù, phạm nhân chấp hành tốt nội quy, quy chế trong chấp hành án, có thành tíchtrong lao động hoặc lập công thì được khen thưởng theo một hoặc nhiều hìnhthức.
Phạm nhân nuôi con dưới 36 thángtuổi được bố trí thời gian phù hợp để chăm sóc, nuôi dưỡng con...
Luật Thi hành án hình sự có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2011.
Chứng cứ giả mạo, phán quyết trọng tàisẽ bị hủy
Dự án Luật Trọng tài thương mại đượcQuốc hội thông qua với 85,8% số đại biểu có mặt tán thành.
Luật vẫn giữ nguyên thẩm quyền yêu cầu tòa án thu thập chứng cứ của Hội đồngtrọng tài (Khoản 5 Điều 46). Thảo luận về nội dung này, có ý kiến cho rằng nếuquy định như vậy thì cần phải sửa lại Khoản 2 Điều 85 của Bộ luật tố tụng dânsự hiện hành.
Tuy nhiên, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, có nhiều trường hợp, Hội đồng trọngtài đã áp dụng mọi biện pháp nhưng vẫn không thu thập được chứng cứ cần thiếtvì không có quyền yêu cầu cá nhân, tổ chức, cơ quan đang quản lý, lưu giữ cungcấp trực tiếp cho mình. Do đó, cần có quyền đề nghị Tòa án hỗ trợ.
Quy định này không mâu thuẫn với quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự vì ápdụng trong hai trường hợp khác nhau và độc lập với nhau.
Về thẩm quyền của Hội đồng trọng tài áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, tiếpthu ý kiến của đại biểu Quốc hội, luật đã quy định trong Khoản 5 Điều 49 để đảmbảo quyền lợi cho các bên đương sự khi Hội đồng trọng tài áp dụng biện phápkhẩn cấp tạm thời khác hoặc vượt quá yêu cầu của bên yêu cầu mà gây thiệt hạithì bên thiệt hại có quyền khởi kiện ra tòa án để yêu cầu giải quyết bồithường.
Luật cũng quy định rõ tòa án xem xét hủy phán quyết trọng tài khi có đơn yêucầu của một bên. Một trong các căn cứ khiến phán quyết trọng tài bị hủy làchứng cứ giả mạo; trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất kháccủa một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phánquyết trọng tài...
Luật Trọng tài thương mại có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2011.
Quản lý an toàn thực phẩm phải phâncông, phân cấp và phối hợp liên ngành
87,22% số đại biểu có mặt biểu quyếtthông qua Dự án Luật An toàn thực phẩm. Ba nội dung quan trọng của luật lànguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm (Điều 3); quyền và nghĩa vụ của tổ chức,cá nhân sản xuất thực phẩm (Điều 7); trách nhiệm quản lý Nhà nước về an toànthực phẩm của Bộ Y tế (Điều 62).
Bên cạnh các nguyên tắc như bảo đảm an toàn thực phẩm là trách nhiệm của mọi tổchức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm; sản xuất, kinh doanh thực phẩm làhoạt động có điều kiện..., luật đã bổ sung nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩmphải bảo đảm phân công, phân cấp rõ ràng và phối hợp liên ngành.
Luật quy định rất rõ các quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất thựcphẩm. Trong đó có nghĩa vụ tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn đối với thựcphẩm; thông tin đầy đủ, chính xác về sản phẩm trên nhãn, bao bì, trong tài liệukèm theo thực phẩm; thông tin trung thực về an toàn thực phẩm; kịp thời ngừngsản xuất, thông báo cho các bên liên quan và có biện pháp khắc phục hậu quả khiphát hiện thực phẩm không an toàn; bồi thường thiệt hại theo quy định của phápluật khi thực phẩm không an toàn do mình sản xuất gây ra...
Theo luật này, trong quản lý ngành, Bộ Y tế có trách nhiệm quản lý an toàn thựcphẩm trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển,xuất nhập khẩu, kinh doanh đối với phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến,nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, thực phẩm chức năng...
Bộ Y tế có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về an toànthực phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu đối với các sảnphẩm thuộc phạm vi quản lý.
Luật An toàn thực phẩm có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2011.
Q.S (Theo VOV New)