Chiều 1/6, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thanh tra (sửa đổi). Thảo luận về dự án luật này, ý kiến của các đại biểu đa phần tập trung vào các nội dung làm rõ địa vị pháp lý của cơ quan thanh tra; phân biệt hoạt động thanh tra chuyên ngành và thanh tra hành chính; nên tách thanh tra nhân dân ra khỏi Luật và soạn thảo một luật mới về thanh tra nhân dân…
Chiều 1/6, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thanh tra (sửa đổi).Thảo luận về dự án luật này, ý kiến của các đại biểu đa phần tập trung vào cácnội dung làm rõ địa vị pháp lý của cơ quan thanh tra; phân biệt hoạt động thanhtra chuyên ngành và thanh tra hành chính; nên tách thanh tra nhân dân ra khỏiLuật và soạn thảo một luật mới về thanh tra nhân dân…
Đồng tình với quan điểm của Ủy banPháp luật, các đại biểu tán thành với sự cần thiết phải sửa đổi Luật Thanh trahiện hành nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế trong quy định về chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra; địa vị pháp lý của Thanh tra Chính phủ, sựkhông thống nhất trong tổ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành. Đồngthời, thể chế hóa đường lối, chủ trương đổi mới tổ chức, nâng cao hiệu lực,hiệu quả hoạt động của cơ quan thanh tra.
Thanh tra Nhà nước phải độc lập vớiChính phủ
Vấn đề được cho là cốt lõi của việcsửa đổi Luật Thanh tra lần này, theo nhiều đại biểu đó là phải xác định rõ địavị pháp lý của cơ quan thanh tra. Dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) quy địnhThanh tra Chính phủ vừa là cơ quan ngang Bộ, thực hiện chức năng quản lý Nhànước về công tác thanh tra, vừa là cơ quan giúp Thủ tướng Chính phủ thanh tranhững vấn đề thuộc phạm vi quản lý của Chính phủ. Thanh tra các Bộ, địa phươnglà cơ quan tham mưu, giúp việc thủ trưởng cơ quan cùng cấp.
Quy định như thế, theo ý kiến cácđại biểu là chưa giải quyết được mâu thuẫn giữa địa vị pháp lý và chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra; chưa tương xứng với vị trí của mộtcơ quan ngang Bộ có chức năng quản lý ngành, lĩnh vực trong phạm vi cả nước.Một cơ quan cấp Bộ trong bộ máy Nhà nước được giao nhiệm vụ quản lý Nhà nướcthì phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý thống nhất trên phạm vi cảnước về ngành, lĩnh vực được phân công.
Trong khi đó, theo quy định của dựthảo Luật thì Thanh tra Chính phủ lại có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếunhư một cơ quan tham mưu, giúp việc cho Thủ tướng Chính phủ. Tương tự như vậy,cơ quan thanh tra các cấp được tổ chức tại cơ quan quản lý Nhà nước, chịu sựchỉ đạo trực tiếp của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp. Thanh tralà một nội dung quản lý nhà nước gắn với hoạt động quản lý nhà nước của một Bộ,ngành, một cấp chính quyền nhất định mà không phải là một ngành, lĩnh vực độclập.
Trao quyền lực nhất định cho thanhtra chuyên ngành
Một nội dung khác cũng được nhiềuđại biểu quan tâm đó là dự thảo Luật chưa phân biệt hoạt động thanh tra chuyênngành và thanh tra hành chính chưa rõ ràng. Dự thảo luật quy định thanh trahành chính là hoạt động thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệmvụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của cơquan hành chính nhà nước; thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra việcthực hiện pháp luật chuyên ngành, việc chấp hành những quy định về chuyênmôn-kỹ thuật, quy tắc quản lý đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm viquản lý nhà nước của ngành, lĩnh vực. Xét về mặt khái niệm, thì pháp luậtchuyên ngành nằm trong nội hàm của khái niệm pháp luật; còn xét về thực tiễnthì rất khó xác định được ranh giới giữa pháp luật và pháp luật chuyên ngành.
Đưa vấn đề thanh tra nhân dân rakhỏi luật
Thảo luận về vấn đề thanh tra nhândân được quy định trong dự thảo Luật, đa số đại biểu cho rằng đồng thời vớiviệc trình Quốc hội xem xét dự án Luật Thanh tra (sửa đổi), Chính phủ cần chuẩnbị trình dự án Luật về hoạt động giám sát của nhân dân trên cơ sở những quyđịnh về vấn đề này trong Luật Thanh tra hiện hành.
Bởi trên thực tế, hoạt động củaThanh tra nhân dân hoàn toàn khác với Thanh tra nhà nước. Thanh tra nhân dânthực chất là tổ chức giám sát của nhân dân. Hiến pháp năm 1992 cũng chỉ quyđịnh về quyền giám sát mà không quy định về quyền thanh tra của nhân dân. Dođó, việc ban hành Luật Thanh tra mới thay thế Luật Thanh tra năm 2004, trong đótiếp tục duy trì quy định về Thanh tra nhân dân trong Luật năm 2004 là khôngphù hợp.
Cũng có ý kiến cho rằng vẫn giữchương Thanh tra nhân dân trong Luật Thanh tra để bảo đảm ổn định tổ chức vàhoạt động của Thanh tra nhân dân, một phương thức quan trọng bảo đảm quyền làmchủ của nhân dân; đồng thời bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Khiếu nại, tốcáo, Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phíđang đặt ra nhiệm vụ là nâng cao vai trò của Ban thanh tra nhân dân trong cơquan Nhà nước nhằm đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêucực, lãng phí.
Theo chương trình làm việc, ngày2/6, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Khoáng sản (sửa đổi); nghe tờ trìnhcủa Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự kiến chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnhnăm 2011; tờ trình của Chính phủ và thẩm tra của Ủy ban Kinh tế về dự thảo Nghịquyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 66/2006/QH11 ngày29/6/2006 về dự án, công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết địnhchủ trương đầu tư; nghe báo cáo của Chính phủ và ý kiến của Ủy ban Kinh tế vềĐồ án quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm2050.
Q.S (Theo websize Quốc hội)