Mục tiêu chung của kế hoạch là xây dựng và phát triển Sâm Ngọc Linh thành ngành kinh tế mũi nhọn có giá trị kinh tế cao cho địa phương, là sản phẩm chủ lực trong lĩnh vực nông nghiệp và ngành dược liệu, nâng tầm vị thế thương hiệu sản phẩm Sâm Ngọc Linh Kon Tum trên thị trường trong nước và quốc tế; góp phần tạo việc làm, thu nhập cho người dân, phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số. Mục tiêu cụ thể là bảo tồn nguồn gen Sâm Ngọc Linh ngoài tự nhiên gắn với bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng. Diện tích có trồng Sâm Ngọc Linh đến năm 2025 khoảng 4.500 ha (khoảng 45 triệu cây); đến năm 2030 diện tích có trồng Sâm Ngọc Linh khoảng 10.000 ha (100 triệu cây).
Sản lượng Sâm Ngọc Linh có thể khai thác từ năm 2025 đạt trên 20 tấn/năm, đảm bảo nguồn gốc vùng trồng. Đến năm 2045, sản lượng có thể khai thác đạt 50 tấn/năm gắn với chế biến các sản phẩm từ nguyên liệu Sâm Ngọc Linh; đồng thời cung cấp nguyên liệu Sâm Ngọc Linh cho ngành Công nghiệp sản xuất thực phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm. Đến năm 2045, Sâm Ngọc Linh trở thành ngành hàng chủ lực xuất khẩu, tạo nguồn thu quan trọng cho địa phương, góp phần đưa Việt Nam trở thành nước sản xuất sâm lớn trên thế giới.
Sản lượng Sâm Ngọc Linh có thể khai thác từ năm 2025 đạt trên 20 tấn/năm, đảm bảo nguồn gốc vùng trồng. Đến năm 2045, sản lượng có thể khai thác đạt 50 tấn/năm gắn với chế biến các sản phẩm từ nguyên liệu Sâm Ngọc Linh; đồng thời cung cấp nguyên liệu Sâm Ngọc Linh cho ngành Công nghiệp sản xuất thực phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm. Đến năm 2045, Sâm Ngọc Linh trở thành ngành hàng chủ lực xuất khẩu, tạo nguồn thu quan trọng cho địa phương, góp phần đưa Việt Nam trở thành nước sản xuất sâm lớn trên thế giới.