Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XII, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã trình bày Báo cáo quan trọng của Chính phủ về tình hình kinh tế-xã hội năm 2010 và nhiệm vụ năm 2011.
Mặc dù sau khủng hoảng, kinh tế toàncầu phục hồi chậm, nhưng kinh tế nước ta đã sớm ra khỏi tình trạng suy giảm vàcó mức tăng trưởng khá cao. GDP cả năm 2010 tăng khoảng 6,7%, cao hơn chỉ tiêuQuốc hội đề ra.
Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8,Quốc hội khoá XII, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã trình bày Báo cáoquan trọng của Chính phủ về tình hình kinh tế-xã hội năm 2010 và nhiệm vụ năm2011.
Năm 2010,cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu đề ra
Đánh giá tình hình kinh tế-xã hộinăm 2010, Báo cáo nhận định: Mặc dù sau khủng hoảng, kinh tế toàn cầu phục hồichậm, nhưng kinh tế nước ta đã sớm ra khỏi tình trạng suy giảm và có mức tăngtrưởng khá cao. GDP cả năm 2010 tăng khoảng 6,7%, cao hơn chỉ tiêu Quốc hội đềra. GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt khoảng 1.160 USD.
Vốn đầu tư phát triển năm 2010 ướctăng 12,9% so với năm 2009 và bằng khoảng 41% GDP. Kết quả giải ngân vốn Nhànước khá cao và có tiến bộ trong điều hành, đến hết tháng 9, đạt khoảng 70% vàdự kiến cả năm sẽ đạt kế hoạch.
Năm 2010, có khoảng 85.000 doanhnghiệp dân doanh thành lập mới với số vốn đăng ký khoảng 500.000 tỷ đồng; bìnhquân đạt gần 6 tỷ đồng/doanh nghiệp, tăng 125% so với năm 2009, góp phần quantrọng phát triển sản xuất kinh doanh và tạo thêm nhiều việc làm mới.
Chính phủ cũng khẳng định, kinh tếvĩ mô có bước cải thiện, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm.
Chính sách tiền tệ đã góp phần thúcđẩy tăng trưởng và kiểm soát lạm phát, cơ bản bảo đảm được các mục tiêu đã đềra từ đầu năm: tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 20%, dư nợ tín dụng tăngkhoảng 25%. Tỷ giá được điều hành linh hoạt hơn theo nguyên tắc thị trường;thực hiện điều hành lãi suất cho vay theo cơ chế thoả thuận và theo hướng giảmdần; tăng cường giám sát bảo đảm an toàn hoạt động của các tổ chức tíndụng; kiểm soát nợ xấu dưới 3%. Tính đến hết tháng 9 năm 2010, thị trường chứngkhoán đạt mức vốn hóa khoảng 31,6% GDP.
Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2010ước tăng 19,1%, gấp hơn 3 lần so với kế hoạch. Nhập khẩu được kiểm soát chặtchẽ hơn, tổng kim ngạch nhập khẩu ước tăng 16,5%. Nhập siêu cả năm khoảng 13,5tỷ USD, dưới 20% tổng kim ngạch xuất khẩu, thấp hơn tỷ lệ nhập siêu năm 2009 vàđạt chỉ tiêu đề ra.
Báo cáo cũng cho rằng, trong năm 2010,cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm được quan tâmchỉ đạo và đạt những kết quả thiết thực. Cải cách hành chính tiếp tục được coilà một khâu đột phá với các nội dung là hoàn thiện thể chế, kiện toàn tổ chứcbộ máy và cải cách thủ tục hành chính. Cơ chế một cửa, một cửa liên thông, việcứng dụng công nghệ thông tin... đã phát huy hiệu quả thiết thực.
Cùng với đó, Chính phủ cũng nhậnđịnh, vấn đề an sinh xã hội và phúc lợi xã hội được đảm bảo trong điều kiệnkinh tế còn nhiều khó khăn. Thu nhập bình quân đầu người một tháng đạt 1,365triệu đồng, tăng 8,9% (đã loại trừ yếu tố tăng giá).
Cả năm tạo được khoảng 1,6 triệuviệc làm mới; đã đào tạo nghề cho trên 1,7 triệu người. Chương trình đào tạonghề cho lao động nông thôn được tích cực triển khai, riêng đào tạo nghề chonông dân là 430.000 người. Dự kiến đến cuối năm 2010, tỷ lệ lao động qua đàotạo đạt khoảng 40%.
Công tác giảm nghèo, nhất là ở 63huyện nghèo nhất, được triển khai đồng bộ với các giải pháp trợ giúp thiết thựccả về sản xuất và đời sống. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,85%, xuống còn 9,5%.
Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏenhân dân, dân số, kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bình đẳnggiới đã được quan tâm hơn, nhiều mặt đạt được kết quả tích cực, đã cơ bản hoànthành các chỉ tiêu Quốc hội giao. Một số bệnh dịch mới, nguy hiểm đã được khốngchế và đẩy lùi. Hệ thống cơ sở y tế tiếp tục được củng cố và phát triển. Cókhoảng 80% số xã đạt chuẩn y tế (năm 2009 là 65,36%).
Giáo dục và đào tạo có bước pháttriển. Tích cực triển khai thực hiện đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, cơ chếtài chính, phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và đổi mới phương phápgiảng dạy.
Vị thếquốc tế tiếp tục được nâng lên
Báo cáo Chính phủ cũng nhận định:Chính trị xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được bảo đảm, công tác đối ngoạiđạt kết quả quan trọng, vị thế quốc tế của Việt Nam tiếp tục được nâng lên. Đã từngbước nâng cao chất lượng, tăng cường tiềm lực cho quân đội, công an, bảo vệvững chắc chủ quyền, an ninh quốc gia. Các lực lượng chức năng đã chủ động nắmchắc tình hình, phát hiện và đấu tranh làm thất bại nhiều âm mưu, hoạt độngchống phá của các thế lực thù địch.
Các sự kiện lớn về chính trị, kinhtế, xã hội, ngoại giao của đất nước được bảo vệ an toàn. Công tác phòng ngừa vàđấu tranh, trấn áp tội phạm được triển khai thực hiện có hiệu quả. Công tác đặcxá cho các phạm nhân được thực hiện tốt, nhất là trong khâu chuẩn bị tái hoànhập cộng đồng.
Công tác giải quyết khiếu nại, tốcáo của công dân được quan tâm chỉ đạo. Việc phối hợp giữa các cấp, các ngànhchức năng và tăng cường đối thoại giữa cơ quan hành chính với người khiếu nại,tố cáo đã góp phần xử lý dứt điểm nhiều vụ việc, trong đó có những vụ việc phứctạp, tồn đọng kéo dài.
Công tác đối ngoại được triển khaiđồng bộ, toàn diện, cả ngoại giao chính trị, kinh tế và văn hoá; kết hợp đốingoại của Đảng với ngoại giao của Nhà nước và ngoại giao nhân dân. Hoạt độngđối ngoại của Lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước đã thúc đẩy nâng cấp quanhệ với nhiều đối tác, tạo điều kiện mở rộng quan hệ hợp tác nhiều mặt, cùng cólợi, tạo dựng vị thế mới của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.
Những kết quả nổi bật của các Hộinghị Cấp cao ASEAN 16, Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Bộ trưởng Quốcphòng ASEAN mở rộng (ADMM+), Hội nghị các Bộ trưởng ASEAN về các trụ cột kinhtế, văn hoá và xã hội... mà Việt Nam trên cương vị Chủ tịch ASEAN, Chủ tịchAIPA và là nước chủ nhà Diễn đàn kinh tế Đông Á, được dư luận quốc tế và trongnước đánh giá cao.
Vẫn cònbộc lộ nhiều hạn chế
Báo cáo Chính phủ cũng thẳng thắnchỉ ra những hạn chế, yếu kém trong phát triển kinh tế-xã hội. Đó là năng suất,chất lượng, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp; cơ cấu kinh tế chuyển dịchchậm. Hiệu quả đầu tư còn thấp, đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn chưa tươngxứng. Công nghiệp hỗ trợ kém phát triển, giá trị gia tăng của sản phẩm thấp.Phát triển nguồn điện chưa đáp ứng kịp yêu cầu.
Thể chế kinh tế thị trường chưa đồngbộ; bao cấp qua giá điện, giá than còn kéo dài, không khuyến khích tiết kiệmnăng lượng và hạn chế việc huy động vốn đầu tư của các thành phần kinh tế vàophát triển nguồn điện. Quản lý giá một số mặt hàng nhất là giá sữa, giá thuốcchữa bệnh chưa tốt.
Kết quả giảm nghèo chưa bền vững, tỷlệ hộ cận nghèo và tái nghèo còn cao. Chưa tạo được chuyển biến mạnh trong giảiquyết việc làm và nâng cao chất lượng lao động. Chế độ tiền lương chưa hợp lý,nhất là khu vực hành chính công. Công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏenhân dân vẫn còn không ít khó khăn, yếu kém; quản lý vệ sinh an toàn thực phẩmchưa tốt.
Việc xây dựng đời sống, lối sống vănhoá chưa tạo được nhiều chuyển biến trong việc bồi dưỡng, phát huy các nhân tốtích cực, đẩy lùi tiêu cực. Các hoạt động lễ hội chưa được quản lý tốt; nhiềuhoạt động còn tự phát, thiếu chọn lọc, phô trương hình thức, lãng phí.
Quản lý nhà nước về giáo dục đào tạovẫn còn bất cập. Chất lượng giáo dục đào tạo không đồng đều, chậm được cảithiện; nội dung và chương trình đào tạo nghề nghiệp, phương pháp dạy và học chậmđược đổi mới. Phát triển giáo dục đào tạo ở các vùng khó khăn còn nhiều hạnchế, tỷ lệ thu hút học sinh ở bậc trung học phổ thông, tỷ lệ học sinh vào đạihọc cao đẳng đạt thấp, tỷ lệ học sinh yếu kém còn cao. Tình trạng vi phạm đạođức trong nhà trường còn diễn ra ở nhiều nơi, gây bức xúc trong xã hội.
Công tác nghiên cứu ứng dụng khoahọc và công nghệ vẫn chưa tạo được kết quả mang tính đột phá góp phần nâng caonăng suất, chất lượng sản phẩm.
Thể chế, chính sách còn thiếu đồngbộ, vừa làm hạn chế hiệu quả quản lý, vừa dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng; kỷluật, kỷ cương chưa nghiêm. Việc phân cấp mạnh quản lý nhà nước trong khi chưacó quy hoạch phù hợp, thiếu kiểm tra, giám sát nên thực hiện còn tuỳ tiện, dẫnđến tình trạng đầu tư trùng lặp, phân tán, hiệu quả thấp, lãng phí nguồn lực.
Ưu tiênhàng đầu cho ổn định kinh tế vĩ mô
Theo nhận định của Chính phủ, năm2011, ổn định kinh tế vĩ mô được xác định là cơ sở, là điều kiện để bảo đảmphát triển bền vững với mức tăng trưởng cao hơn năm 2010. Đây cũng là một nhiệmvụ chủ yếu trong chỉ đạo điều hành của Chính phủ với các trọng tâm là cải thiệncán cân thanh toán, kiểm soát lạm phát và phấn đấu giảm bội chi.
Trước hết, triển khai đồng bộ, quyếtliệt các giải pháp nhằm cải thiện cán cân thanh toán, tập trung vào: đẩy mạnhxuất khẩu, quản lý tốt nhập khẩu; khai thác có hiệu quả hơn các thị trườngtruyền thống.
Thứ hai, kiểm soát lạm phát ở mứckhoảng 7% trên cơ sở điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thậntrọng, áp dụng tỷ giá, lãi suất phù hợp theo nguyên tắc thị trường, tăng tổngphương tiện thanh toán phù hợp với các chỉ tiêu vĩ mô, phối hợp chặt chẽ chínhsách tài khoá với chính sách tiền tệ.
Tăng cường quản lý giá đối với mộtsố hàng hoá, dịch vụ độc quyền, ngăn chặn và kiên quyết xử lý hành vi liên kếtvà lạm dụng vị thế thị trường để tăng giá, nhất là giá các nguyên liệu đầu vàoquan trọng và các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu.
Thứ ba, giảm bội chi ngân sách nhànước xuống mức 5,5% GDP và phấn đấu giảm xuống mức 5% vào năm 2012. Tạo môitrường thuận lợi để phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh; giảmtỷ lệ huy động vào ngân sách so với GDP để nuôi dưỡng nguồn thu đồng thời với chốngthất thu.
Xóa bỏbao cấp dưới mọi hình thức đối với DNNN
Chính phủ cũng đặc biệt quan tâm đếnvấn đề tiếp tục cải thiện môi trường và nâng cao hiệu quả đầu tư, thúc đẩy pháttriển sản xuất kinh doanh gắn với tái cấu trúc nền kinh tế. Đó là rà soát đểhoàn thiện các quy định hiện hành, bảo đảm bình đẳng về quyền và cơ hội tiếpcận các nguồn lực, nhất là đất đai, tín dụng.
Tiếp tục hoàn thiện và công bố quyhoạch phát triển ngành, vùng và địa phương, danh mục các lĩnh vực, địa bàn cấmkinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện. Xóa bỏ bao cấp và ưu đãi dưới mọi hìnhthức đối với doanh nghiệp nhà nước.
Trong năm 2011, thực hiện một bướctái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tập trung vào các nộidung sau: Phát triển công nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng và sức cạnhtranh, giảm tỷ trọng công nghiệp khai thác.
Tập trung hoàn thiện khuôn khổ chínhsách, ưu tiên phát triển mạnh các dịch vụ có tiềm năng và lợi thế, có hàm lượngtrí tuệ, mang lại giá trị gia tăng cao như công nghệ thông tin, logistic, cảngbiển, tài chính, du lịch, phân phối, dịch vụ y tế, giáo dục.
Phát triển sản xuất nông nghiệp, chútrọng nông nghiệp công nghệ cao, áp dụng rộng rãi quy trình sản xuất nông sảnan toàn.
Đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp Nhànước vừa là một nội dung của tái cấu trúc nền kinh tế, vừa là một yếu tố quantrọng góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủnghĩa. Đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, tiếp tục bán số cổ phần nhànước không cần nắm giữ trong các doanh nghiệp đã cổ phần hóa. Cải cách các tậpđoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước cả về định hướng và nội dung hoạt động, cảvề quản trị doanh nghiệp và cơ chế thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước.
Theo đó, tập đoàn kinh tế và tổngcông ty nhà nước phải tập trung vào những lĩnh vực then chốt của nền kinh tếquốc dân, phù hợp với xu hướng phát triển của khoa học công nghệ nhằm thực hiệnchính sách cơ cấu và chính sách công nghiệp, thúc đẩy tiến trình công nghiệphoá theo hướng hiện đại.
Thực hiện công khai minh bạch theocác tiêu chí hoạt động đặt ra cho từng tập đoàn và từng tổng công ty, thực hiệnchế độ kiểm toán bắt buộc; đặt tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước vàomôi trường cạnh tranh. Đây chính là giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả củatập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước, góp phần làm cho kinh tế nhà nướcgiữ được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.
Bảo đảmtốt an sinh xã hội
Đây cũng là một trong những nhiệm vụtrọng tâm được nêu trong báo cáo của Chính phủ, trong đó nhấn mạnh: Triển khaiđồng bộ các chính sách và giải pháp xoá đói giảm nghèo gắn với giải quyết việclàm và đào tạo nghề, nhất là cho người nghèo, lao động nông thôn, bộ đội xuấtngũ, vùng đô thị hoá.
Xây dựng và triển khai có hiệu quảChiến lược an sinh xã hội 2011 - 2020, Chương trình giảm nghèo bền vững vàchương trình việc làm giai đoạn 2011 - 2015; phấn đấu để năm 2011 tỷ lệ hộnghèo giảm được 2% theo chuẩn mới.
Tiếp tục hoàn thiện chính sách đốivới người có công, chính sách đối với thanh niên xung phong, chính sách trợ cấpxã hội.
Triển khai có hiệu quả chương trìnhxây dựng nông thôn mới, trong năm 2011, phấn đấu cơ bản hoàn thành quy hoạch vàđề án phát triển nông thôn mới ở các xã, triển khai đầu tư các hạng mục đã cóđủ điều kiện; đẩy mạnh chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Tiếp tục phát triển mạng lưới y tế,nhất là tuyến cơ sở ở khu vực nông thôn, gắn với luân chuyển và cải thiện chếđộ đãi ngộ đối với cán bộ y tế. Nâng cao năng lực và chất lượng khám chữa bệnhcủa hệ thống y tế các cấp.
Hoàn thiện cơ chế chính sách nhằmphát triển hệ thống bảo hiểm ngày càng đa dạng, đồng bộ, bền vững.
Xây dựng gia đình Việt Nam tiến bộ,hạnh phúc; thực hiện tốt hơn bình đẳng giới, sự tiến bộ của phụ nữ và chăm sóctrẻ em; bảo đảm việc kết hôn với người nước ngoài đúng quy định của pháp luật,xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, xúc phạm nhân phẩm tốt đẹp của người phụ nữViệt Nam.
Phát huy dân chủ, bảo đảm quyền tựdo tín ngưỡng, tôn giáo của công dân; nâng cao năng lực, trách nhiệm và tạo cơchế để nhân dân thực hiện tốt quyền làm chủ và phát huy sức sáng tạo của mìnhđể xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đẩy mạnhcải cách hành chính
Báo cáo Chính phủ yêu cầu rà soát,hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý giữa Trung ương và địa phương, bảo đảm quy hoạch,cơ cấu kinh tế và sự quản lý thống nhất của Trung ương; đồng thời, phát huytinh thần chủ động, sáng tạo, sát thực tế của địa phương và cơ sở; gắn phân cấpvới tăng cường kiểm tra, giám sát của cấp trên và chịu trách nhiệm của cấpdưới.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, hoànthiện thể chế và coi trọng kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Phát huy dân chủ,tăng cường đối thoại và phản biện chính sách nhằm nâng cao chất lượng và hiệuquả thực thi. Tập trung thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính, kiểm soátchặt chẽ việc ban hành mới thủ tục hành chính theo hướng tăng cường tính minhbạch, công khai, sát thực tiễn.
Nâng cao hiệu quả công tác phòng,chống tham nhũng; chú trọng thực hiện các biện pháp phòng ngừa; đẩy mạnh việcphát hiện, điều tra, kết luận và xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng.
Thực hiện tốt công tác tiếp dân vàgiải quyết khiếu nại, tố cáo. Tăng cường đối thoại, xử lý kịp thời, dứt điểmcác vụ việc từ cơ sở, không để tồn đọng kéo dài gây bức xúc, bất bình trongnhân dân.
Tăngcường quốc phòng, an ninh
Báo cáo cũng nhấn mạnh đến việc tăngcường quốc phòng, an ninh và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại. Thực hiện cóhiệu quả các giải pháp để tạo sức mạnh tổng hợp bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnhthổ và an ninh quốc gia. Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, củng cố thếtrận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân...
Đẩy mạnh ngoại giao toàn diện cả vềchính trị, kinh tế, văn hoá. Kết hợp chặt chẽ giữa ngoại giao Nhà nước với đốingoại của Đảng và ngoại giao nhân dân. Không ngừng phát triển quan hệ hữu nghịhợp tác với các nước, nhất là các nước láng giềng, các nước trong khu vực, bạnbè truyền thống, các nước lớn; chủ động đưa quan hệ với các đối tác đi vàochiều sâu, ổn định và bền vững, tăng cường xây dựng và củng cố lòng tin trongquan hệ đối ngoại
Thực hiện có hiệu quả các hiệp địnhđã có, thúc đẩy đàm phán, ký kết mới các hiệp định mậu dịch song phương và đaphương để mở rộng thị trường xuất khẩu, đầu tư, tiếp thu kỹ thuật công nghệ vàkinh nghiệm quản lý tiên tiến. Bảo vệ lợi ích chính đáng của các doanh nghiệptrong quan hệ kinh tế với nước ngoài.
Thực hiện tốt hơn việc giới thiệu,quảng bá bản sắc văn hoá và hình ảnh quốc gia, thu hút du khách. Tạo điều kiện,hỗ trợ kiều bào ta làm ăn sinh sống, hoà nhập tốt ở nước sở tại và gắn bó vớiquê hương đất nước, làm cầu nối tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị giữa ViệtNam với các nước.
Các chỉ tiêu chủ yếu năm 2011: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 7 - 7,5% so với năm 2010; GDP bình quân đầu người khoảng 1.300 USD. Tổng kim ngạch xuất khẩu là 74,8 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2010. Giảm nhập siêu xuống dưới 20%. Tổng thu ngân sách nhà nước 590.500 tỷ đồng; Tổng chi ngân sách nhà nước 725.600 tỷ đồng. Bội chi ngân sách nhà nước so với GDP 5,5%. Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội bằng khoảng 40% GDP. Tăng giá tiêu dùng khoảng 7%. Tuyển mới đại học, cao đẳng tăng 6,5%; trung cấp chuyên nghiệp tăng 10%; cao đẳng nghề và trung cấp nghề tăng 16,5%. Mức giảm tỷ lệ sinh là 0,2%o. Tạo việc làm cho khoảng 1,6 triệu lao động, trong đó đưa 87.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Giảm tỷ lệ hộ nghèo 2% theo chuẩn nghèo mới; riêng 63 huyện nghèo giảm 4%. Năm 2011 có khoảng 4% xã đạt các tiêu chí nông thôn mới. Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng xuống khoảng 17,3%. Số giường bệnh/10.000 dân: 21 giường (không tính giường bệnh của trạm y tế xã). Diện tích sàn nhà ở đô thị bình quân đầu người: 19 m2./. |
Q.S (Theo VOV News)