Khởi nghiệp từ mảnh vườn, luống rau

Linh Thư| 20/01/2020 10:41

Trên con đường lập thân, lập nghiệp, bằng sở thích, niềm đam mê, nhiều bạn trẻ đã mạnh dạn chọn nghề nông, vui vẻ, vô tư với mảnh vườn, luống rau để khởi nghiệp, tìm con đường đi cho riêng mình.

ADQuảng cáo

“Bỏ phố về rừng” trồng rau sạch

Năm 2014, Phạm Trường Tân, ở bon Yôk R'ling, thị trấn Đắk Mâm (Krông Nô) tốt nghiệp ngành Xây dựng-Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh. Ra trường, Tân xin vào làm việc cho các công ty xây dựng tại thành phố. Sau những năm tháng làm việc nơi thành thị với cuộc sống bon chen, đầy áp lực, đầu năm 2019, Tân quyết định "bỏ phố về rừng" để quyết tâm dấn thân vào một lĩnh vực khác đó là sản xuất nông nghiệp sạch.

Tân đầu tư 300 triệu đồng để trồng rau hữu cơ trên diện tích 1.000 m2

Từ nguồn vốn tích lũy của bản thân và vay mượn, Tân đã đầu tư 300 triệu đồng để xây dựng mô hình trồng rau hữu cơ trên diện tích 1.000 m2 của gia đình. Nhà Tân có nghề trồng rau xanh từ trước nhưng đó cũng chỉ là theo kiểu truyền thống nên việc trồng rau hữu cơ vẫn còn mới mẻ và lạ lẫm với chàng trai trẻ. Tân đã phải mày mò học hỏi từ bố mẹ, tìm hiểu thêm qua sách vở và mọi người xung quanh rồi tự đúc kết ra những kinh nghiệm cho riêng mình. Bắt đầu là cách lắp đặt hệ thống tưới béc, tưới phun sương tự động cho vườn rau đến cách chăm sóc, cải tạo đất, chọn giống sao cho cây phát triển tốt nhất, ít sâu bệnh.

Thời gian đầu, Tân đã gặp không ít khó khăn do không biết cách chăm sóc nên làm cây bị úng, vàng lá rồi sâu bệnh. Những vụ rau đầu tiên, Tân bị lỗ do rau trồng ra không được đều, đẹp, năng suất thấp, chi phí chăm sóc lại cao.

ADQuảng cáo

Rút kinh nghiệm từ những sai lầm ban đầu, Tân dần biết chăm chút để tưới nước đúng liều lượng, tỉ mẩn bắt từng con sâu, phòng bệnh cho rau. Nhờ sự cần cù, chịu khó học hỏi, đến nay Tân đã có vườn rau sạch xanh tốt, với đủ các loại rau như xà lách, bắp cải, súp lơ, cà chua... cung cấp ra thị trường khoảng 40 kg rau các loại/ngày, đem lại nguồn thu nhập tương đối cho bản thân.

Tân tâm sự: Khi biết tôi chọn nghề nông, cả nhà tôi không ai ủng hộ cả. Mọi người lo công việc vất vả, nói tôi học hành đàng hoàng mà sao lại đi làm nghề nông “chân lấm tay bùn”. Nhưng tôi vẫn mong muốn có thể tạo ra những sản phẩm nông nghiệp sạch, dinh dưỡng an toàn cho mọi người mà quyết tâm theo đuổi niềm đam mê của bản thân. Cũng may từ sự thuyết phục của tôi mà mẹ, rồi gia đình dần ủng hộ, giúp đỡ tôi phát triển vườn rau đến ngày hôm nay. Chuyện làm nông mà cụ thể là trồng rau sạch luôn có những thú vui riêng, tạo cho đầu óc sảng khoái, vô tư trong cuộc sống.

Tìm hướng đi mới với nghề trồng dâu nuôi tằm

Xác định chọn nghề nông để phát triển kinh tế, lập thân, lập nghiệp, bạn Trần Thị Hồng Tho ở thôn 4, xã Đắk Búk So (Tuy Đức) đã sớm gây dựng cho mình hơn 2 ha cà phê, tiêu để canh tác. Năm 2018, trước thực tế giá tiêu, cà phê có xu hướng giảm, Tho đã nghĩ đến việc chuyển đổi cây trồng mới để tăng nguồn thu, ổn định sản xuất. Tháng 8/2018, qua tìm hiểu, học hỏi, Tho quyết định đầu tư 20 triệu đồng để mua giống, dụng cụ, chuyển đổi 7 sào cà phê, tiêu của gia đình để trồng dâu, nuôi tằm.

Cây dâu trồng khoảng 3 tháng là có thể thu được lá để cho tằm ăn. Hộp trứng tằm được Tho tìm đặt mua ở Lâm Đồng gửi về. Sau khoảng 27 ngày nuôi, mỗi hộp tằm cho thu hoạch 60 kg kén, với giá bán 140.000 đồng/kg đem về nguồn thu nhập 16-17 triệu đồng/tháng cho Tho. Ngoài việc bán kén cho các cơ sở sản xuất, Tho còn nhập thêm tằm giống để cung cấp cho bà con quanh vùng cùng phát triển nghề nuôi tằm.

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Khởi nghiệp từ mảnh vườn, luống rau
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO