“Khăn gói” đi “bơi”

12/01/2011 13:47

Các công ty lâm nghiệp giờ đã không còn được bao bọc bởi cái “áo” doanh nghiệp Nhà nước mà phải cạnh tranh sòng phẳng trong sân chơi… thị trường. Vậy để tồn tại, chúng tôi chỉ còn cách tiếp tục “bơi” dù biết phía trước “sóng” sẽ không nhỏ”...

ADQuảng cáo

“Cáccông ty lâm nghiệp giờ đã không còn được bao bọc bởi cái “áo” doanh nghiệp Nhànước mà phải cạnh tranh sòng phẳng trong sân chơi… thị trường. Vậy để tồn tại,chúng tôi chỉ còn cách tiếp tục “bơi” dù biết phía trước “sóng” sẽ không nhỏ”.Đó là tâm sự được những người đứng đầu các doanh nghiệp này trao đổi với chúngtôi, khi được hỏi về mô hình chuyển đổi hoạt động của đơn vị mình.

Ngày 19-3-2010, Chính phủ có Nghị định số25/2010/NĐ-CP về chuyển đổi công ty Nhà nước thành công ty TNHH một thành viêndo Nhà nước làm chủ sở hữu. Theo đó, cùng với việc sắp xếp, đổi mới các doanhnghiệp Nhà nước khác thì bắt đầu từ tháng 7 vừa qua, 16 đơn vị là công ty lâmnghiệp ở tỉnh ta đã chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên. Nói chuyểnđổi là nói đến việc cạnh tranh bởi vì các đơn vị này là “con đẻ” của các lâmtrường, rồi một thời chật vật chuyển sang mô hình công ty lâm nghiệp. Dù ở giaiđoạn công ty lâm nghiệp, nhưng thời gian dài, phần lớn các đơn vị này vẫn khôngtự đứng được vì… cơ chế xin-cho vẫn còn đó. Còn giờ, khi sợi dây cơ chế đã dầnđược cởi bỏ thì doanh nghiệp chỉ còn cách phải tự “bơi”. Và, dự định sẽ “bơi”hay không đã được những người chèo lái các doanh nghiệp này tâm sự với chúngtôi nhân dịp một năm cũ sắp qua.


Tàisản trên đất là vườn cao su hay rừng trồng đang là “mơ ước” của nhiều doanhnghiệp là các Công ty TNHH Một thành viên lâm nghiệp sau khi thực hiện chuyển đổi

Vạn sự khởi đầu...

Hẹn, hẹn và hẹn… rồi chúng tôi cũng gặpđược ông Trần Quyết Tâm, Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp TrườngXuân (Đắk Song). “Không phải khó tính, hay sợ nhà báo mà đợt này vào dịp cuốinăm, vừa phải lo sắp xếp cơ quan, rồi chuyện kinh doanh mới nên mình phải tấtbật chạy ngược xuôi” - ông Tâm bộc bạch. Hỏi việc công ty, ông Tâm cầm cái giấyđăng ký kinh doanh mới, nói: “Bắt đầu chuyển đổi, nên tập thể đơn vị phải họprồi tính lại phương án kinh doanh cho phù hợp với luật. Mình tuy không còn đượchỗ trợ nhiều, nhưng bù lại Nhà nước cho cơ chế chủ động hợp tác, mở rộng sảnxuất cũng là cơ sở để đổi mới. Nếu không muốn tụt lại phía sau thì công ty phảithay đổi cách làm, chứ không thể trông chờ vào nguồn gỗ Nhà nước cấp, hay kinhphí giữ rừng đơn thuần như thời ở lâm trường nữa”. Nhắc lại cái thời ở lâmtrường thì ông Tâm được xem như cây đa, cây đề vì có đến 30 năm gắn bó với nórồi. Vào thời đó, có muốn bung ra kinh doanh cũng không dễ bởi nó thiếu từ cơchế, đến tiền bạc… Còn hiện tại, ông Tâm đang tính đến chuyện mở rộng ngànhnghề kinh doanh, ngay khi đơn vị tiếp cận được nguồn vốn hỗ trợ.

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo

Cũng xoay quanh câu chuyện kinh doanh,nhưng với một người lãnh đạo được xem là trẻ nhất trong những người đứng đầucác doanh nghiệp lâm nghiệp thì lại nghĩ khác. Mới 37 tuổi, ông Thân Văn Hòa,Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Quảng Tín (Đắk R’lấp) tự tin bộcbạch về dự định táo bạo của mình: “Trong đề án kinh doanh mới, công ty đã dựtính liên kết với 4 đơn vị khác để trồng khoảng 700 ha cao su. Năm nay, đơn vịtrồng được 100 ha cao su, và căn cứ vào điều kiện sản xuất, năm tới sẽ trồngkhoảng 200 ha nữa… Tương tự, đối với lĩnh vực chế biến gỗ, ươm cây giống, phânbón thì công ty cũng chọn hình thức liên doanh, liên kết. Đơn vị không có vốn,nên cần phải kết hợp với các doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính để pháttriển quỹ đất của mình làm sao cho có hiệu quả”. Theo ông Hòa thì khi doanhnghiệp được “cởi trói” cũng đồng nghĩa với trách nhiệm quản lý vốn, tài sản củaNhà nước phải cao hơn. Không chỉ dừng lại ở việc khiển trách hay cảnh cáo màgiờ thì chúng tôi còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật như các cá nhân,doanh nghiệp tư nhân khác nếu buông lỏng quản lý.

Từ quyết tâm trong kinh doanh, đến việccác doanh nghiệp ý thức được trách nhiệm quản lý của mình là những điều đángkhen ngợi. Tuy nhiên, nếu nhìn lại thì thấy đã một thời gian dài “cha đẻ” củacác công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp từng là lâm trường, rồi công ty lâmnghiệp với tính ỳ cao, nên từ con người lẫn sức mạnh về tài chính nhìn chunglà… yếu. Chính vì thế, khi bước vào cạnh tranh thị trường thì nhiều chủ doanhnghiệp cũng thừa nhận đơn vị mình giống như những người mới tập “bơi”.

Và những trăn trở

Ông Hòacũng cho biết thêm: “Ngay như đơn vị mình có tiềm năng về quỹ đất, nhưng muốnphát triển được thì cũng đâu phải dễ. Chỉ cần mỗi vấn đề con người thôi cũng làcả một trăn trở lớn rồi. Như trường hợp ở Công ty TNHH Một thành viên Lâmnghiệp Quảng Tín, hiện nay có đến hơn 30 người, nhưng chỉ 5 người có trình độkỹ sư, 13 người trung cấp, còn lại là lao động phổ thông. Nói vậy để thấy, dođời sống thấp, nên đơn vị không thể “kéo” được người quản lý giỏi về… Trong khiđó, muốn quản lý vốn, tài sản Nhà nước tốt thì đơn vị cần phải có những ngườigiỏi. Vì thế, để đưa doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, đơn vị sẵn sàng đãi ngộ xứngđáng cán bộ, người lao động có trình độ chuyên môn cao”. Còn như trường hợp ởCông ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Trường Xuân thì ông Tâm cho rằng: “Trăntrở lớn nhất của đơn vị hiện nay là tìm nguồn vốn để mở rộng sản xuất. Khi táchkhỏi lâm trường, đến nay tài sản vốn chủ sở hữu hiện chỉ có khoảng 500 triệuđồng gồm nhà, xe, vườn cà phê. Với con số ít ỏi đó, chúng tôi thật không dễ tựmình bứt ra được, nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước. Trước mắt, trong khi chờnguồn vốn hỗ trợ sản xuất, doanh nghiệp đang đẩy mạnh hợp tác với một số đơn vịtư nhân để mở rộng trồng rừng, chế biến gỗ nhằm ổn định hoạt động và tạo thêmviệc làm cho người lao động...”.

Sở dĩ chúng tôi muốn nói đến những khókhăn từ khách quan, đến nội tại các doanh nghiệp để thấy trách nhiệm đặt trênvai những người chèo lái con thuyền. Một khi mà doanh nghiệp tự nhận thấy điểmmạnh, yếu và biết khắc phục hạn chế thì sẽ không khó để vượt qua cái ngưỡng“vạn sự khởi đầu nan”.

Bài, ảnh: Công Tính


ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
“Khăn gói” đi “bơi”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO