Khám phá quần thể cung điện hoàng gia lớn nhất thế giới
HỮU HƯNG|30/09/2023 12:12
Cố Cung, tên gọi cũ là Tử Cấm Thành, ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, là cung điện hoàng gia của hai triều đại nhà Minh và nhà Thanh, nằm ở vị trí trung tâm của trục giữa thành phố, là quần thể kiến trúc cung điện lớn nhất thế giới.
Một góc cổng vào Cố Cung-Tử Cấm Thành. (Ảnh: HỮU HƯNG)
Khám phá Cố Cung-Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh. (Video: HỮU HƯNG)
Tọa lạc trên diện tích 720.000m2, trong đó diện tích xây dựng khoảng 150.000m2, Cố Cung lấy 3 ngôi đại điện (Thái Hòa, Trung Hòa và Bảo Hòa) làm trung tâm, với khoảng hơn 70 cung điện. Tương truyền, Tử Cấm Thành xưa có tổng cộng 9.999,5 căn phòng lớn nhỏ khác nhau; còn theo thống kê thực tế năm 1973, Cố Cung còn lưu giữ 8.707 căn phòng.
Khởi công năm 1406 dưới triều đại nhà Minh, sau 14 năm xây dựng, Cố Cung-Tử Cấm Thành được đưa vào sử dụng, trở thành hoàng cung của tổng cộng 24 vị hoàng đế trong 2 triều đại nhà Minh và Thanh.
Cố Cung ngày nay là một bảo tàng quy mô lớn ra đời năm 1925, với chiều dài 961m theo hướng nam bắc, rộng 753m theo hướng đông tây, bốn hướng đều có tường thành cao 10m, bên ngoài thành có hào nước bảo vệ (hộ thành hà) rộng 52m.
Cố Cung có 4 cổng thành theo 4 hướng nam-bắc-đông-tây lần lượt là Ngọ Môn, Thần Vũ Môn, Đông Hoa Môn và Tây Hoa Môn. Kiến trúc bên trong được chia là 2 phần là "ngoại triều" với trung tâm là 3 đại điện là nơi tổ chức các nghi lễ của triều đình và "nội đình" với trung tâm là tam cung (3 cung gồm Càn Thanh, Giao Thái và Khôn Ninh, là nơi ở của nhà vua và hoàng hậu); phía sau là Ngự hoa viên.
Cố Cung là một trong những quần thể kiến trúc cổ bằng gỗ có quy mô lớn nhất, được bảo tồn nguyên vẹn nhất trên thế giới hiện nay, là khu du lịch cấp 5A (cao nhất) của Trung Quốc, được công nhận là di sản văn hóa thế giới từ năm 1987.
Dưới đây là những hình ảnh được phóng viên Báo Nhân Dân ghi lại tại Cố Cung-Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, Trung Quốc:
Một góc cổng vào Cố Cung-Tử Cấm Thành. (Ảnh: HỮU HƯNG)
Du khách vào tham quan Cố Cung qua cổng Đoan Môn. (Ảnh: HỮU HƯNG)
Một quần thể cung điện nguy nga, tráng lệ. (Ảnh: HỮU HƯNG)
Điện Thái Hòa-nơi nhà vua thiết triều là cung điện có quy mô lớn nhất trong Cố Cung. (Ảnh: HỮU HƯNG)
"Ngai vàng" của nhà vua được bảo vệ nghiêm ngặt, du khách chỉ có thể nhìn từ xa. (Ảnh: HỮU HƯNG)
Những họa tiết trang trí cầu kỳ trong khuôn viên Cố Cung. (Ảnh: HỮU HƯNG)
Các bạn nhỏ tìm hiểu về lịch sử của các hiện vật được lưu giữ tại Cố Cung. (Ảnh: HỮU HƯNG)
Điện Trung Hòa-nơi nhà vua nghỉ ngơi, phê duyệt tấu chương trước khi thiết triều. (Ảnh: HỮU HƯNG)
Mỗi cung điện hay căn phòng trong Cố Cung đều có những con thú trên mái nhà, thể hiện địa vị của những người sinh sống trong đó. (Ảnh: HỮU HƯNG)
Bức tranh rồng bằng đá trước điện Thái Hòa. (Ảnh: HỮU HƯNG)
Một kiến trúc độc đáo trong ngự hoa viên-nơi nghỉ ngơi của nhà vua và các phi tần. (Ảnh: HỮU HƯNG)
Nhiều kiến trúc bằng đá tạo hình tinh xảo. (Ảnh: HỮU HƯNG)
Những đồ lưu niệm với tạo hình các nhân vật đời nhà Thanh. (Ảnh: HỮU HƯNG)
Mỗi ngày, Cố Cung chỉ giới hạn tiếp đón 30.000 khách tham quan và phải đặt trước qua mạng. (Ảnh: HỮU HƯNG)
Nhiều hiện vật còn được bảo tồn nguyên vẹn sau hàng trăm năm. (Ảnh: HỮU HƯNG)
Phía trước Cố Cung là Quảng trường Thiên An Môn, nơi tổ chức nhiều sự kiện lớn ở Trung Quốc. (Ảnh: HỮU HƯNG)
Thần Vũ Môn-cổng phía sau của Cố Cung. (Ảnh: HỮU HƯNG)
Một góc râm mát hiếm thấy trong quần thể cung điện hoàng gia lớn nhất thế giới. (Ảnh: HỮU HƯNG)
Một du khách trong trang phục truyền thống thời nhà Minh. (Ảnh: HỮU HƯNG)
Những du khách nước ngoài check-in tại Cố Cung. (Ảnh: HỮU HƯNG)
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.