Khai thác mủ cao su trong mùa khô: Cần áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật

01/03/2013 09:52

Vào mùa khô, thời tiết thường xuất hiện những đợt gió lạnh, nhiệt độ xuống thấp nên trữ lượng mủ cao su có phần giảm rõ rệt và cây cũng dễ bị nhiễm bệnh… Do đó, bà con nông dân cần áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật để vừa khai thác, vừa chăm sóc, phòng bệnh, giúp vườn cao su phát triển bền vững hơn...

ADQuảng cáo

Vào mùa khô, thời tiết thường xuấthiện những đợt gió lạnh, nhiệt độ xuống thấp nên trữ lượng mủ cao su có phầngiảm rõ rệt và cây cũng dễ bị nhiễm bệnh… Do đó, bà con nông dân cần áp dụngđồng bộ các biện pháp kỹ thuật để vừa khai thác, vừa chăm sóc, phòng bệnh, giúpvườn cao su phát triển bền vững hơn.

DƯỠNG SỨC CHO CÂY RA LÁ NON

Gia đình ông Nguyễn Thu ở xã NghĩaThắng (Ðắk R’lấp) có gần 4 ha cao su đã cho khai thác mủ được hơn 3 năm nay.Nhờ có kiến thức căn bản tích lũy qua các lớp tập huấn do huyện tổ chức nên nămnào cũng vậy, vào thời điểm khi thời tiết có gió lạnh và khô thì ông Thu thayđổi chế độ cạo mủ. Nếu như mùa mưa, gia đình ông thực hiện chế độ khai thác mủngày cách ngày (1D) thì sang đầu mùa khô, chuyển sang chế độ 2D (cách hai ngàymột lần). Ông Thu cho biết: “Sở dĩ như vậy là vào mùa khô, lượng mủ cao su đãgiảm nên việc giãn thời gian khai thác mủ sẽ giúp cây không kiệt sức”.

Còn đối với bà Nguyễn Thị Sắc, cũngở xã Nghĩa Thắng, có 5 ha cao su thì việc xác định thời điểm ngừng khai thác mủđể dưỡng sức cho cây ra lá non được bà thực hiện tương đối thích hợp. Theo kinhnghiệm của bà Sắc, đối với điều kiện thời tiết như năm nay, bà con chỉ nên khaithác mủ tối đa đến giữa tháng 12 âm lịch là tốt nhất. Sở dĩ như vậy là vì saukhi dừng khai thác khoảng 15-20 ngày thì cao su sẽ bắt đầu nhú chồi và pháttriển lá non.

Mặt khác, việc tạo môi trường thuậnlợi cho cây ra lá non trong thời điểm trước và trong Tết Nguyên đán cũng làgiải pháp giúp vườn cao su không bị nhiễm bệnh, giảm năng suất mủ khi thời tiếtxuất hiện những đợt sương muối vào nửa cuối tháng Giêng âm lịch. Bên cạnh đó,thời gian cạo mủ trong mùa khô cũng cần được tiến hành sớm hơn mùa mưa khoảng 2tiếng để lượng mủ chảy đều hơn và việc tiến hành đánh đông mủ trong điều kiệnthời tiết gió mạnh cũng giảm được đáng kể lượng mủ thất thoát.

Theo khuyến cáo của cán bộ chuyênmôn thì khi vườn cây đã rụng lá trên 70% thì không nên khai thác mủ, nhằm tránhcho cây không kiệt sức và bung lá non đồng loạt hơn. Theo đó, sau thời gian chocao su dưỡng sức, nông dân cần bổ sung dinh dưỡng và phun thuốc phòng tránh mộtsố bệnh thường gặp cho cây trước khi bước vào mùa khai thác.

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo

Mặt khác, hiện nay có không ít hộnông dân lạm dụng thuốc kích thích khiến cây cao su cho mủ nhiều hơn bìnhthường để nhanh thu hồi vốn đầu tư. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc kích thíchkhông phải khi nào cũng áp dụng được mà cần phải tuân thủ đúng quy trình kỹthuật, không nên lạm dụng. Bởi vì, không phải giống cao su nào bôi thuốc kíchthích là cây tiết ra nhiều mủ, mà còn tùy thuộc vào các đặc điểm như độ tuổicây, nồng độ bôi, vị trí miệng cạo và cường độ khai thác. Nhất là trong mùakhô, nếu sử dụng thuốc kích thích mủ sẽ khiến cho cây cao su dễ bị suy kiệt,sức đề kháng kém và làm giảm tuổi thọ của vườn cây.

CẢNH GIÁC VỚI DỊCH BỆNH

Hiện nay, trên nhiều vùng đất trồngcao su như Ðắk R’lấp, Ðắk Glong, Ðắk Mil, Krông Nô…có không ít vườn cây bị bệnhphấn trắng âm thầm tàn phá, khiến cho cây cao su đang thời kỳ ra lá non nhưngbị “nghẽn” lại và không ổn định được tầng lá. Vì thế, kế hoạch cạo mủ của bàcon phải chậm lại hàng tháng trời và mất đi nguồn thu đáng kể.

Năm nay, mức độ bùng phát của loạidịch bệnh này ảnh hưởng nặng hơn, nhất là ở các xã có diện tích cao su tiểuđiền nhiều như huyện Ðắk R’lấp. Theo bà con thì trước đây khi chưa xuất hiệnbệnh phấn trắng, bình quân 1 ha cao su mỗi ngày thu được 1 triệu đồng, còn hiệnnay chỉ được khoảng 200.000 đồng. Ngoài bệnh phấn trắng trong mùa khô thì cónhiều vùng còn nhiễm bệnh đốm lá, héo đen đầu lá, rụng lá…trong mùa mưa trướcđó. Nguyên nhân khiến các vườn cây bị nhiễm bệnh là do bà con đầu tư chăm sóckém, quá trình cạo mủ không đúng kỹ thuật, cạo nhiều khiến cây bị suy yếu, dễbị các dịch bệnh xâm nhiễm.

Trước tình trạng dịch bệnh trên câycao su diễn biến phức tạp, ngành nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều biệnpháp, hướng dẫn nông dân chăm sóc vườn cây tốt hơn. Trong đó, bà con cần sử dụngcác loại thuốc gốc đồng như Anvil, Carbenzim… để xử lý cho vườn cây. Ngoài sửdụng thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ dịch bệnh trực tiếp cho cây, bà con cũngcần phải đi thăm vườn thường xuyên để phát hiện sớm dịch bệnh và có biện phápphòng trừ kịp thời.

Ðể vườn cao su cho mủ hiệu quả trongmùa khô, ngoài việc theo dõi phòng trừ dịch hại, trong thời điểm này, việc thựchiện các biện pháp canh tác bổ sung như bón thêm kali tăng sức đề kháng chocây, hay ngưng khai thác khi phát hiện vườn cây bị bệnh, tiến hành tiêu hủy tàndư lá bệnh rụng trên mặt đất… là điều hết sức cần thiết. Có thể nói, việc ápdụng chế độ khai thác, chăm sóc cao su hợp lý, đúng kỹ thuật là yếu tố quantrọng giúp vườn cây đạt năng suất cao, mang lại thu nhập ổn định cho ngườitrồng cao su.

Văn Tâm

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Khai thác mủ cao su trong mùa khô: Cần áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO